Mật độ từ khóa và 8 chiến thuật giúp website lên top Google

Chia sẻ bài viết

Mật độ từ khóa được biết đến là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Việc hiểu và áp dụng đúng cách mật độ từ khóa không chỉ giúp cải thiện thứ hạng website mà còn tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Vậy như thế nào là sử dụng mật độ từ khóa đúng cách? Làm thế nào để gia tăng lưu lượng truy cập cho website một cách hiệu quả? 8 chiến thuật dưới đây sẽ giúp website của bạn lên top Google và đảm bảo duy trì lâu dài.

1. Mật độ từ khóa là gì?

Dành cho những ai chưa biết, mật độ từ khóa (Keyword Density) trong SEO được hiểu là tỷ lệ phần trăm cho biết từ khóa xuất hiện bao nhiêu lần trên tổng số từ của một trang cụ thể. Từ khóa đó có thể là một hoặc một cụm từ. 

Việc xác định mật độ từ khóa giúp đánh giá mức độ tập trung của nội dung vào từ khóa đó. Ví dụ, một bài viết về trang sức bạc trên website bán trang sức các loại sử dụng từ khóa là “trang sức bạc” với mật độ từ khóa là 3%. 

Mật độ từ khóa đóng vai trò đánh giá mức độ tập trung của nội dung vào từ khóa

Mật độ từ khóa đóng vai trò đánh giá mức độ tập trung của nội dung vào từ khóa

1.1. Công thức tính mật độ từ khóa

Cách tính mật độ từ khóa của một nội dung bài viết khá dễ dàng, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + F để tìm kiếm và đếm số lần xuất hiện của từ khóa. Sau đó, bạn có thể áp dụng công thức: Mật độ từ khóa = (Số lần xuất hiện/tổng số từ trên trang) x100%.

Ví dụ, số lần từ khóa “trang sức bạc” xuất hiện trong bài viết 1000 từ là 10 lần. Như vậy, kết quả là (10/1000) x 100% = 1%. Như vậy, mật độ từ khóa “trang sức bạc” xuất hiện trong nội dung bài viết là 1%. 

1.2. Mật độ từ khóa bao nhiêu là phù hợp nhất cho SEO web?

Trên thực tế, Google chưa từng công bố bất kỳ một con số cụ thể nào quy định về mật độ từ khóa tối ưu cho SEO. Thay vì chỉ tập trung vào việc đạt được con số mật độ từ khóa cụ thể, điều quan trọng hơn là đảm bảo từ khóa xuất hiện ở những vị trí hợp lý nhất trong nội dung bài viết.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là mật độ từ khóa không còn quan trọng. Theo các chuyên gia, tỷ lệ từ khóa cho một nội dung bài viết thường nằm trong khoảng từ 1-3%. Đây là mức mật độ từ khóa tối ưu đủ để Google nhận diện mà không khiến nội dung trở nên cứng nhắc hay spam.

Mật độ từ khoá từ 1 - 3% là vừa đủ cho nội dung trang web SEO

Mật độ từ khoá từ 1 – 3% là vừa đủ cho nội dung trang web SEO

Để đạt được hiệu quả tối ưu trên, có một số yếu tố quan trọng SEOer cần lưu ý, bao gồm:

  • Đặt từ khóa ở các vị trí chiến lược như tiêu đề, sapo mở đầu, các heading 1 – 2 – 3 – 4 và kết luận. Ví dụ, nếu bạn đang viết về “mật độ từ khóa” thì hãy lồng ghép từ khóa này ở tiêu đề và câu đầu tiên của phần mở đầu. 
  • Đảm bảo mật độ từ khóa ở tần suất phù hợp, tránh việc lạm dụng nhồi nhét từ khóa một cách không cần thiết. Thay vào đó, SEOer nên phân bố từ khóa một cách đồng đều và hợp lý trong toàn bộ nội dung bài viết. 
  • Đảm bảo sự tự nhiên tối đa cho nội dung bằng cách lồng ghép từ khóa một cách mượt mà, không gây cảm giác gượng ép cho người đọc. Nội dung cần trôi chảy, tự nhiên kể cả khi từ khóa xuất hiện nhiều lần.
  • Độ dài từ khóa hợp lý, tránh việc sử dụng những từ khóa quá dài vì có thể tạo cảm giác spam hay nhồi nhét quá mức. 

Nhìn chung, mật độ từ khóa cần được sử dụng một cách khéo léo và tự nhiên. Nếu đảm bảo điều này thì nội dung sẽ dễ được Google và người đọc đánh giá cao. 

1.3. Có thể sử dụng những công cụ nào check mật độ từ khóa?

Để check mật độ từ khóa chính xác và hiệu quả, SEOer có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ dưới đây:

  • Ahrefs: Công cụ SEO trả phí phổ biến không những giúp xác định thứ hạng từ khóa, backlink của bài viết mà còn cung cấp thông tin chi tiết về mật độ từ khóa.
  • Yoast SEO: Công cụ miễn phí dành cho WordPress không những hỗ trợ tối ưu hóa SEO tổng thể cho website mà còn giúp kiểm tra mật độ từ khóa, đảm bảo từ khóa được phân bổ đồng đều và hợp lý trong nội dung.
  • SEOQuake: Công cụ SEO cung cấp mọi dữ liệu liên quan đến website, trong đó bao gồm số lần xuất hiện của từ khóa cùng với tỷ lệ phần trăm mật độ từ khóa trong nội dung bài viết.
  • Small SEO Tools: Công cụ miễn phí với công dụng nổi bật là kiểm tra mật độ từ khóa bằng URL hoặc văn bản. Số lần xuất hiện của từ khóa sẽ được hiển thị cụ thể và được trình bày trực quan qua ba bảng: Tag Cloud, Top Keyword và Keyword Density.

Có nhiều công cụ giúp SEOer đo lường mật độ từ khóa trong bài viết

Có nhiều công cụ giúp SEOer đo lường mật độ từ khóa trong bài viết

2. Mật độ từ khóa có thực sự quan trọng hay không?

Việc tối ưu hóa mật độ từ khóa từng là một yếu tố hàng đầu trong SEO website nhiều năm trở về trước. Song gần đây, thuật toán của Google ngày càng trở nên thông minh hơn với hàng loạt update liên tục với mục tiêu hướng đến là tập trung vào chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng. 

Vì sao mật độ từ khóa từng quan trọng?

Trước đây, khi người dùng nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm, Google sẽ dựa trên các mô hình ngôn ngữ để đánh giá mức độ tương thích giữa từ khóa và nội dung trang web. Quá trình này bao gồm cả việc phát hiện và sửa lỗi chính tả hay nhận diện từ đồng nghĩa, giúp hiển thị các tài liệu liên quan ngay cả khi từ khóa không hoàn toàn chính xác.

Khi đó, mật độ từ khóa cao được coi là một dấu hiệu cho thấy trang web có liên quan đến từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Google sẽ đánh giá mức độ liên quan này bằng cách phân tích tần suất và vị trí mà từ khóa xuất hiện, từ đó tìm ra những trang web phù hợp nhất với truy vấn của người dùng.

Tuy nhiên, mục tiêu chính của Google vẫn là đánh giá xem nội dung có thực sự trả lời đúng câu hỏi hoặc yêu cầu của người dùng hay không, thay vì chỉ đơn thuần lặp lại từ khóa. Ngoài văn bản, Google còn xem xét các yếu tố khác trên trang như video, hình ảnh, và cách mà chúng liên quan đến truy vấn tìm kiếm.

Do đó, việc từ khóa xuất hiện ở tần suất phù hợp là cách để Google và người dùng hiểu rõ nội dung của trang. Song song với điều này, việc sử dụng từ khóa cần linh hoạt, đa dạng và tự nhiên. Điều này nhằm đảm bảo nội dung không chỉ tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm mà còn mang lại điều người đọc cần.

Mật độ từ khóa từng đóng vai trò hàng đầu trong quá trình tối ưu hóa nội dung trang web

Mật độ từ khóa từng đóng vai trò hàng đầu trong quá trình tối ưu hóa nội dung trang web

Tại sao mật độ từ khóa không còn là yếu tố quyết định?

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ AI, các thuật toán của Google đã trở nên phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều. Thay vì đếm số lần xuất hiện của một từ khóa, Google đã có khả năng hiểu rõ về ngữ cảnh, ý nghĩa của từng câu chữ, toàn bộ đoạn văn và thậm chí là cả trang web. Điều này khiến Google đánh giá nội dung khách quan hơn và đánh giá cao những nội dung chất lượng và có giá trị thực sự cho người dùng. 

Ví dụ, mặc dù bài viết mẫu bài viết chuẩn SEO của SEONGON không sử dụng từ khóa chính xác là “mẫu content chuẩn seo” nhưng bài viết lại lên TOP 1 của Google khi search từ khóa này. Như vậy, những nội dung hữu ích, có chiều sâu và đáp ứng nhu cầu của người đọc sẽ được ưu tiên hơn đề xuất lên top đầu công cụ tìm kiếm của Google hơn là những nội dung chỉ tập trung vào việc tập trung vào tối ưu mật độ từ khóa. 

Đặc biệt, việc chèn quá nhiều từ khóa cũng có thể gây hại đáng kể cho website. Google sẽ đánh giá đây là hành vi spam và giảm vị trí của trang web trong kết quả tìm kiếm. Được biết, nhồi nhét từ khóa là hành vi cố tình lặp lại từ khóa liên tục trên một trang web nhằm gian lận thứ hạng tìm kiếm nhưng lại khiến nội dung trở nên vô nghĩa và gây khó chịu cho người đọc. Ví dụ, việc liên kê hàng loạt số điện thoại hoặc lặp đi lặp lại một cụm từ nhiều lần bất thường có thể khiến website bị Google phạt.

Google đánh giá thấp hành vi lặp đi lặp lại từ khóa trên trang web

Google đánh giá thấp hành vi lặp đi lặp lại từ khóa trên trang web

Vậy, mật độ từ khóa có còn quan trọng không?

Nhìn chung, mật độ từ khóa vẫn có vai trò nhất định trong SEO nhưng không còn là yếu tố quyết định như trước đây. Thay vì nỗ lực nhồi nhét từ khóa vào nội dung, hãy chú trọng vào việc tạo ra những bài viết chất lượng, sáng tạo và thực sự hữu ích cho người dùng.

Hãy nhớ rằng chiến lược SEO bền vững là luôn ưu tiên trải nghiệm người dùng lên hàng đầu. Google hiện nay cũng ngày càng thông minh hơn và bạn không thể đi “đường dài” với việc cố tình đánh lừa thuật toán. Thay vào đó, hãy đảm bảo là bạn luôn tuân thủ tất cả nguyên tắc mà Google quy định.

3. 8 cách tối ưu mật độ từ khóa hiệu quả trong SEO

Việc tối ưu hóa mật độ từ khóa là một phần quan trọng trong chiến lược SEO nhưng không phải SEOer nào cũng biết cách thực hiện hiệu quả. Dưới đây là 8 cách giúp bạn tối ưu hóa mật độ từ khóa mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nội dung.

3.1. Không nhồi nhét từ khóa

Theo Google, “việc cố tình nhồi nhét từ khóa vào các trang web có thể tạo ra trải nghiệm người dùng không tốt và thậm chí làm giảm thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm.” Quả thực, đây là một phương pháp SEO không đúng đắn và bị Google coi là SEO mũ đen.

Hãy nhớ rằng mật độ từ khóa không phải là yếu tố tiên quyết mà cần tập trung vào nội dung. Bạn cần diễn đạt nội dung một cách tự nhiên và lồng ghép từ khóa một cách hợp lý với ngữ cảnh của bài viết. Điều này sẽ giúp nội dung tự nhiên, hữu ích và thực sự cung cấp giá trị cho người đọc. Việc này được Google sẽ đánh giá cao và đề xuất bài viết của bạn. Hãy tập trung vào xây dựng nội dung hữu ích và phù hợp với thuật toán của Google.

Ví dụ: “Mật độ từ khóa phù hợp là một yếu tố quan trọng với website. Việc đảm bảo mật độ từ khóa hợp lý sẽ khiến Google đánh giá cao nội dung. Đi kèm đó, mật độ từ khóa phù hợp cũng sẽ giúp nội dung hữu ích, tránh sự khiên cưỡng với người đọc. Chính vì thế, hãy lưu ý là cần đảm bảo mật độ từ khóa phù hợp”. Với đoạn văn này, từ khóa “mật độ từ khóa phù hợp” xuất hiện quá nhiều và khiến nội dung trở nên gượng gạo, không tự nhiên. 

Không nên nhồi nhét từ khóa

Việc nhồi nhét từ khóa một cách khiên cưỡng có thể khiến trang web bị Google phạt

3.2. Chọn từ khóa phù hợp với chủ đề

Như đã đề cập, Google không còn chú trọng vào mật độ từ khóa như trước. Song điều này không có nghĩa là Google không còn sử dụng từ khóa để đánh giá nội dung bài viết của bạn. Bạn cần phải lồng ghép từ khóa một cách thông minh hơn và đảm bảo từ khóa phù hợp với chủ đề của nội dung. Google sẽ đánh giá nội dung trên mức độ phù hợp của từ khóa với chủ đề và nhu cầu của người dùng.

Phương pháp hữu ích để tối ưu hóa nội dung chính là tập trung vào việc bao quát chủ đề toàn diện và chi tiết nhất có thể. Điều này không chỉ giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google mà còn cung cấp nội dung thực sự giá trị cho người đọc.

Ví dụ, từ khóa chính của bài viết là “trang sức bạc” thì các từ khóa liên quan là “trang sức bạc 925”, “trang sức bạc cao cấp”, “trang sức bạc TP HCM”, “trang sức bạc Hà Nội”, “giá trang sức bạc”,…

Chọn từ khóa phù hợp với chủ đề sẽ giúp Google dễ nhận biết nội dung trang web

Chọn từ khóa phù hợp với chủ đề sẽ giúp Google dễ nhận biết nội dung trang web

3.3. Đặt từ khóa ở các vị trí quan trọng

Mặc dù việc nhồi nhét từ khóa vào nội dung là không nên nhưng có một số vị trí chiến lược trên bài viết cần đến từ khóa. Việc đặt từ khóa ở các vị trí này đóng vai trò cực kỳ quan trọng để tối ưu hóa SEO. Các vị trí đó bao gồm:

  • Thẻ tiêu đề (Title Tag): Thẻ tiêu đề xuất hiện trên thanh tiêu đề hoặc trên tab của trình duyệt. Đây là một trong những yếu tố Google xếp hạng SEO và việc đặt từ khóa tại tiêu đề sẽ giúp Google hình dung về nội dung của trang. Tiêu đề hay có thể hấp dẫn người dùng truy cập. Ví dụ, từ khóa “trang sức bạc”, tiêu đề phù hợp là “Tổng hợp 12 mẫu trang sức bạc sang trọng và đẹp mắt nhất năm 2024.”
  • Thẻ H2 (Heading 2): Thẻ H2 sử dụng cho các tiêu đề phụ trong nội dung trang web. Việc đặt từ khóa chính ở đây giúp tổ chức nội dung dễ đọc hơn đối với Google và người dùng. Ví dụ, từ khóa “trang sức bạc”, thẻ H2 phù hợp là “Cách phân biệt trang sức bạc thật và giả.”
  • URL trang web (Uniform Resource Locator): Vị trí của trang web trên internet. URL rõ ràng và chứa từ khóa giúp Google hiểu nội dung của trang, từ đó cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Ví dụ, từ khóa “mẫu bài viết chuẩn SEO”, URL phù hợp là www.seongon.com/mau-bai-viet-chuan-SEO-html
  • Mô tả meta (Meta Description): Đoạn văn ngắn mô tả nội dung của trang ở dưới tiêu đề và trên kết quả tìm kiếm của bài viết. Mô tả hấp dẫn, có chứa từ khóa có thể kích thích người dùng click truy cập. Ví dụ, từ khóa “giá trang sức bạc”, meta phù hợp là “Giá trang sức bạc 2024 thường dưới mức 1 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với các chất liệu khác như vàng. Tìm hiểu 10 mẫu trang sức bạc với báo giá cụ thể.”

Tiêu đề chính, tiêu đề phụ, meta và đoạn mở đầu của bài viết cần chứa từ khóa 

Tiêu đề chính, tiêu đề phụ, meta và đoạn mở đầu của bài viết cần chứa từ khóa 

3.4. Ưu tiên các từ khóa có tìm kiếm cao

Để tối ưu hóa nội dung và thu hút traffic lớn cho trang web, việc lựa chọn từ khóa phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt, SEOer nên ưu tiên những từ khóa có lượng tìm kiếm cao vì chúng phản ánh chính xác nhu cầu tìm kiếm của người dùng, giúp nội dung của bạn dễ dàng tiếp cận đối tượng đang có nhu cầu tìm hiểu. 

Thuật toán của Google cũng đánh giá cao những cụm từ tìm kiếm xuất phát từ nhu cầu người dùng để đưa ra gợi ý nội dung phù hợp thay vì dựa vào mật độ từ khóa trong bài viết. Do đó, việc sử dụng các từ khóa có lượng tìm kiếm cao sẽ giúp website tăng lượng truy cập cũng như chuyển đổi.

3.5. Sử dụng từ khóa đồng nghĩa

Một cách tối ưu mật độ từ khóa nữa mà bạn không nên bỏ qua, đó chính là sử dụng từ khóa đồng nghĩa. Nguyên nhân bởi vì thuật toán của Google có khả năng hiểu và liên kết các từ đồng nghĩa với nhau. Việc sử dụng nhiều từ khóa đồng nghĩa để bổ nghĩa cho một từ khóa chính sẽ giúp nội dung của bạn dễ hiểu và phong phú hơn về mặt ngôn ngữ. Google nhờ thế mà thuận lợi hơn trong việc xác định trang web có chủ đề chính là gì. 

Điều này cũng hạn chế tình trạng nhồi nhét từ khóa dù vô tình hay cố ý, mang lại nội dung tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng. Nhờ thế, bài viết sẽ được Google đánh giá cao và tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Để tìm kiếm các từ khóa đồng nghĩa, bạn có thể sử dụng các công cụ gợi ý từ khóa như Ahrefs, Small SEO Tools,… 

Ví dụ, từ khóa chính “laptop sinh viên”, các từ khóa phụ có thể là “laptop sinh viên dell”, “laptop sinh viên lenovo”, “laptop sinh viên giá rẻ”, “laptop sinh viên Hồ Chí Minh”, “laptop sinh viên Hà Nội”,…

Những từ khóa đồng nghĩa có thể hỗ trợ Google hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web

Những từ khóa đồng nghĩa có thể hỗ trợ Google hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web

3.6. Ưu tiên các Long tail Keywords 

Ưu tiên sử dụng các Long tail Keywords (từ khóa đuôi dài) cũng là một lựa chọn khá tốt khi làm SEO. Nguyên nhân bởi vì từ khóa đuôi dài mặc dù có lượng tìm kiếm ít hơn nhưng lại mang đến thông tin chính xác hơn về nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Việc kết hợp các từ khóa đuôi dài trong nội dung bài viết sẽ tăng khả năng xếp hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm. 

Hơn thế, từ khóa đuôi dài cũng là một ngách giúp bạn hạn chế cạnh tranh với các “ông lớn” trong ngành. Các từ khóa này đặc biệt phù hợp với những website mới hoặc trong lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt. Ví dụ, thay vì sử dụng từ khóa “sửa laptop” thì hãy sử dụng từ khóa “sửa laptop ở đâu tại Hà Nội”.

3.7. Tập trung vào việc cung cấp nội dung có giá trị

Nội dung chất lượng là yếu tố cốt lõi để giúp trang web có nhiều traffic với tỷ lệ chuyển đổi cao. Chính vì thế, tập trung vào việc cung cấp những thông tin hữu ích, dễ hiểu và đáng tin cậy là điều thực sự quan trọng. Người đọc sẽ dành nhiều thời gian hơn trên trang web của bạn nếu nội dung thực sự chất lượng và giải quyết được vấn đề của họ. Trải nghiệm của người đọc tốt sẽ là một tín hiệu tích cực đến Google, trang web của bạn sẽ được đánh giá cao và đề xuất nhiều hơn.

SEOer nên tập trung tạo ra nội dung chất lượng hơn là tối ưu hóa mật độ từ khóa

SEOer nên tập trung tạo ra nội dung chất lượng hơn là tối ưu hóa mật độ từ khóa

4. Những sai lầm khi tăng mật độ từ khóa cần tránh

Nếu không cẩn thận, việc lạm dụng lồng ghép từ khóa một cách vô tội vạ vào bài viết sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là 4 sai lầm thường gặp nhất mà bạn nên tránh.

4.1 Spam từ khóa: nhồi nhét từ khóa một cách vô nghĩa

Spam từ khóa là một hành vi rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho trang web của bạn. Google coi spam từ khóa là một hành vi gian lận và có những biện pháp xử lý mạnh mẽ như xóa trang web khỏi kết quả tìm kiếm hoặc thậm chí là website sẽ bị cấm chỉ mục hoàn toàn.

Ví dụ, trong trường hợp dưới hình, từ khóa “hướng dẫn vệ sinh bệnh viện” được chèn quá nhiều khiến nội dung trở nên vô nghĩa và kém chuyên nghiệp.

4.2. Chỉ chèn từ khóa chính mà không chèn từ khóa phụ

“Chỉ cần nhồi nhét từ khóa chính trong bài là đủ” – Đây là một quan điểm sai lầm và khiến cho nội dung website của bạn bị đánh giá là spam, không thân thiện với người dùng. 

Việc bỏ qua những từ khóa phụ sẽ khiến nội dung của bạn thiếu tự nhiên. Điều này không chỉ khiến Google khó xác định chủ đề nội dung của website mà còn khiến người đọc nhàm chán và rời đi. Đặc biệt, việc không khai thác các từ khóa phụ khiến trang web khó có thể liên kết được với các trang web khác và khiến cấu trúc website trở nên rời rạc. 

4.3. Chèn từ khóa không đều (Chỉ tập trung vào 1 hoặc vài phần nội dung)

Thêm một lỗi kinh điển của SEOer khi triển khai từ khóa cho trang web, đó là phân bổ từ khóa không đều. Từ khóa chỉ tập trung vào 1 hoặc vài phần của nội dung thay vì dàn trải xuyên suốt nội dung của bài. Điều này dẫn đến nội dung trở nên mất cân đối, không tự nhiên và đặc biệt là gây ấn tượng xấu cho người đọc. Việc chèn từ khóa không đều cũng làm giảm chất lượng nội dung, khiến bài viết giống như spam và thao túng thuật toán tìm kiếm của Google.

Ví dụ, nếu từ khóa chính là “điện thoại iPhone 16 Pro Max”, bạn có thể đặt từ khóa này vào tiêu đề, meta và đoạn mở đầu. Sau đó, bạn nên sử dụng các từ khóa phụ để làm phong phú thêm nội dung như: “iPhone 16 Pro Max 256GB”, “iPhone 16 Pro”, “iPhone 16 Plus”, “iPhone chính hãng”,…

SEOer nên chèn từ khóa dàn trải toàn bộ nội dung của bài viết

SEOer nên chèn từ khóa dàn trải toàn bộ nội dung của bài viết

4.4. Chèn từ khóa không quan tâm đến ngữ cảnh

Việc chèn từ khóa không quan tâm đến ngữ cảnh cũng khá phổ biến, nhất là đối với SEOer mới còn thiếu kinh nghiệm. Thay vì sử dụng từ khóa tự nhiên, phù hợp với ngữ cảnh thì nhiều người chọn cách nhồi nhét từ khóa một cách gượng ép vào bài viết. Điều này khiến nội dung trở nên máy móc và vô nghĩa. 

Trong khi đó, Google ngày càng thông minh hơn và hoàn toàn có thể hiểu ngữ cảnh nội dung. Nếu nội dung của bạn khó đọc thì Google sẽ đánh giá là không mang lại giá trị cho người dùng và xếp ở thứ hạng thấp.

4.5. Những yếu tố SEO quan trọng hơn mật độ từ khóa

Mặc dù mật độ từ khóa từng được xem là yếu tố cốt lõi và quan trọng  nhất trong SEO song với thuật toán Google cập nhật liên tục thì điều này không còn chính xác. Có nhiều yếu tố khác trở nên quan trọng hơn mật độ từ khóa, bao gồm:

  • Bài viết chất lượng, dễ đọc, đáng tin cậy và giải quyết được nhu cầu mà người dùng cần. Đặc biệt, nội dung cần đảm bảo độ chính xác cao, được cập nhật liên tục. 
  • Cấu trúc trang web rõ ràng và dễ điều hướng. Điều này nhằm giúp Google dễ dàng hiểu cấu trúc trang web và đặc biệt là tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi. 
  • Tốc độ tải trang nhanh chóng vì Google ưu tiên cho những website có tốc độ tải trang nhanh. Điều này cũng nhằm mục đích tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng bằng cách tối ưu hóa hình ảnh hay thực hiện các yếu tố kỹ thuật SEO phức tạp hơn.
  • Liên kết đến trang web cần đảm bảo chất lượng hơn số lượng. Tốt nhất là ưu tiên các liên kết từ trang web có thẩm quyền cao nhằm tăng độ uy tín cho trang web của bạn. Đừng quên liên kết nội bộ để giúp tạo cấu trúc web dễ điều hướng hơn và giúp Google hiểu nội dung website. 

Liên kết nội bộ trên website giúp định hình cấu trúc website rõ ràng hơn

Liên kết nội bộ trên website giúp định hình cấu trúc website rõ ràng hơn

  • Thiết kế trang web thân thiện với người dùng. Giao diện trang web cần dễ sử dụng với menu dễ điều hướng, chữ viết dễ đọc, CTA rõ ràng, hình ảnh rõ nét,….
  • Tối ưu hóa hình ảnh với mục đích tăng tốc độ tải trang và giúp nội dung của trang web trực quan hơn. SEOer có thể lựa chọn hình ảnh có kích thước file nhỏ, sử dụng các thẻ alt và mô tả ảnh phù hợp. 
  • Mobile-first: Việc đảm bảo trang web thân thiện với thiết bị di động là vô cùng quan trọng vì hầu hết người dùng hiện nay đều truy cập từ phương tiện này. Trang web cần tự động điều chỉnh sao cho tối ưu với thiết bị di động, bao gồm về kích thước cũng như bố cục. 

Như vậy, có thể thấy rằng mật độ từ khóa không còn giữ vai trò quyết định trong SEO. Google ngày càng thông minh hơn và ưu tiên các trang web lồng ghép từ khóa một cách tự nhiên, linh hoạt. Thay vì tập trung vào tối ưu hóa mật độ từ khóa bằng cách nhồi nhét và spam thì SEOer nên chú trọng vào việc tạo nội dung hữu ích và tốt cho người dùng. Đặc biệt, nội dung bạn cung cấp cần tự nhiên, hữu ích và thực sự đáp ứng nhu cầu thực sự của người đọc. 

Nếu bạn đang cần cải thiện chiến lược SEO cho website của mình thì hãy chọn SEONGON – Đơn vị uy tín với hơn 12 năm triển khai các hoạt động Marketing số trên nền tảng Google! Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và phương pháp SEO mũ trắng, đây sẽ là lựa chọn giúp bạn nâng cao thứ hạng web và thu hút khách hàng tiềm năng! 

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Với tôi, SEO không chỉ là 1 nghề mà SEO là một niềm đam mê. Đam mê nghiên cứu hành trình khách hàng, đam mê phân tích chuyển đổi dựa trên số liệu, đam mê Digital Marketing tổng thể.v.v.v. Và hơn hết, đam mê chia sẻ kiến thức đó tới tất cả mọi người.

Bình luận

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN