Content storytelling giúp thương hiệu chạm đến cảm xúc người đọc và kích thích họ hành động. Theo nghiên cứu của Headstream, nếu mọi người yêu thích một câu chuyện của thương hiệu, 55% có khả năng mua sản phẩm trong tương lai, 44% sẽ chia sẻ câu chuyện và 15% sẽ mua sản phẩm ngay lập tức. Nếu bạn còn loay hoay không biết làm sao để tạo Content Storytelling chạm tới khách hàng, bài viết dưới đây chính là lời giải.
1. Content Storytelling là gì? Tại sao cần thiết?
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng “miễn nhiễm” với quảng cáo, việc truyền đạt thông tin một cách đơn thuần không còn đủ để tạo ra sự khác biệt. Thương hiệu muốn chiếm được tâm trí và trái tim khách hàng cần làm nhiều hơn: đó là kể những câu chuyện có ý nghĩa, khơi gợi cảm xúc và tạo ra kết nối thực sự.
1.1. Content Storytelling là gì?
Content storytelling là nghệ thuật truyền tải thông điệp thông qua câu chuyện. Thay vì chỉ liệt kê thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, storytelling giúp thương hiệu tạo nên sự gắn kết bằng một mạch truyện hấp dẫn, dễ đồng cảm và giàu cảm xúc.
Nội dung kể chuyện có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức như: văn bản, hình ảnh, video hoặc kết hợp đa phương tiện – miễn là nó phục vụ cho mục tiêu duy nhất là kể một câu chuyện có sức lan tỏa và truyền cảm hứng.
Ví dụ, thay vì truyền tải thông điệp đơn giản rằng “Cà phê này có vị đậm đà, thơm ngon”, bạn có thể kể về người nông dân ở Đắk Lắk đã kiên trì chăm sóc từng cây cà phê suốt nhiều mùa vụ, hành trình thu hoạch, rang xay thủ công và cách mỗi giọt cà phê đến được tay người thưởng thức. Đó không chỉ là ly cà phê, mà là cả một câu chuyện khiến khách hàng nhớ và trân trọng.
1.2. Lý giải: Tại sao Storytelling lại “hot”??
Storytelling là sự kết tinh giữa bản năng con người (nói) và những chiến lược truyền thông hiện đại. Sự “nổi lên” mạnh mẽ của storytelling được kiểm chứng bằng thực tiễn marketing và hành vi người dùng.
- Kích thích sự chú ý và trí tò mò: Con người bản năng bị thu hút bởi những câu chuyện. Trong khi các nội dung bán hàng thường bị lướt qua, một câu chuyện hấp dẫn có thể khiến người dùng dừng lại và tiếp tục đọc.
- Đáp ứng nhu cầu giải trí và khao khát trải nghiệm: Người đọc luôn muốn khám phá điều mới mẻ. Câu chuyện từ người khác mang đến trải nghiệm tinh thần thay thế – giúp họ sống nhiều hơn một cuộc đời qua trang nội dung.
- Khai thác bản năng thích nghe kể chuyện từ thời thơ ấu: Từ nhỏ, chúng ta lớn lên cùng truyện cổ tích và những lời kể chuyện trước giờ ngủ. Điều này hình thành thói quen tiếp nhận thông tin qua hình thức kể chuyện – một lợi thế lớn cho nội dung marketing.
- Tạo cảm xúc mạnh – yếu tố kích hoạt hành vi mua hàng: Một câu chuyện đủ sâu có thể chạm đến cảm xúc: đồng cảm, tiếc nuối, khát vọng. Cảm xúc là chất xúc tác mạnh mẽ nhất trong việc đưa ra quyết định mua hàng.
- Hiệu quả trong marketing và xây dựng thương hiệu:
- Tăng tương tác và khả năng lan tỏa: Những câu chuyện hấp dẫn thường có tỷ lệ chia sẻ cao, tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
- Tạo dựng uy tín thương hiệu: Việc chia sẻ hành trình phát triển của thương hiệu, câu chuyện của khách hàng hay đội ngũ sáng lập giúp gia tăng niềm tin và kết nối cảm xúc với người tiêu dùng.
- Seeding một cách tự nhiên: Một câu chuyện người thật – việc thật luôn đáng tin hơn bất kỳ lời quảng cáo nào. Đây chính là hình thức seeding hiệu quả nhất hiện nay.
- Dẫn dắt khách hàng một cách tinh tế: Câu chuyện không “ép mua” mà giúp khách hàng muốn mua vì họ thấy chính mình trong đó.
- Đáp ứng được nhu cầu thị trường: Nhiều doanh nghiệp lớn đã tuyển dụng các vị trí “Content Storyteller” như một phần thiết yếu trong đội ngũ marketing. Điều này cho thấy storytelling không còn là “một lựa chọn,” mà là kỹ năng bắt buộc trong chiến lược nội dung hiện đại.
2. Case study Content Storytelling thành công
Content Storytelling không còn là một lý thuyết sáng tạo mơ hồ, mà đã được minh chứng hiệu quả qua hàng loạt chiến dịch Marketing thực tế. Dưới đây là một ví dụ nổi bật đến từ thương hiệu hàng đầu Việt Nam
2.1. Vinamilk – Vươn cao Việt Nam
Chiến dịch “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk là một ví dụ tiêu biểu cho cách storytelling có thể chuyển hóa một thương hiệu từ vị trí nhà sản xuất sữa thành biểu tượng gắn liền với khát vọng dân tộc. Thay vì chỉ tập trung vào tính năng sản phẩm, Vinamilk đã xây dựng một câu chuyện đầy cảm hứng về tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam – khỏe mạnh, tự tin và đủ năng lực vươn tầm thế giới.
Cách thức truyền tải thông điệp:
- Tận dụng sức mạnh hình ảnh và video truyền cảm: Các thước phim quảng cáo được xây dựng công phu với hình ảnh trẻ em Việt Nam năng động, tươi sáng, gắn liền với hình ảnh đất nước đang phát triển. Đây là yếu tố giúp nội dung trở nên gần gũi và dễ tiếp nhận.
- Xây dựng nhân vật truyền cảm hứng: Thay vì thông điệp một chiều, Vinamilk đưa người xem theo dõi những mẩu chuyện về các em nhỏ có ước mơ, có nghị lực. Những hình tượng này tạo nên sự đồng cảm và làm nổi bật vai trò của dinh dưỡng trong hành trình trưởng thành.
- Kết hợp âm nhạc và lời dẫn mang tính khơi gợi: Âm nhạc trong chiến dịch mang sắc thái hào hùng và lạc quan, cùng lời bình súc tích, đầy cảm xúc – tạo ra hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ về mặt cảm xúc.
- Phát triển câu chuyện như một hành trình dài hạn: “Vươn cao Việt Nam” không bị giới hạn trong một chiến dịch ngắn ngày. Đó là một định hướng chiến lược, nhất quán trong nhiều năm, thể hiện cam kết dài hạn của Vinamilk đối với cộng đồng.
- Tối ưu độ phủ trên đa kênh: Từ truyền hình, nền tảng số cho đến các hoạt động vì cộng đồng, chiến dịch được triển khai đồng bộ, giúp định vị thương hiệu sâu sắc và rộng khắp.
Lý giải sự thành công:
- Chạm đến tâm lý người Việt: Giấc mơ về một thế hệ tương lai khỏe mạnh, thành công là mong muốn chung của nhiều gia đình Việt. Vinamilk đã khai thác tâm lý này một cách tinh tế và đầy nhân văn.
- Thể hiện vai trò xã hội của thương hiệu: Vinamilk không chỉ đóng vai người bán hàng mà còn định vị như một người đồng hành đáng tin cậy trong quá trình nuôi dưỡng tương lai đất nước. Đây chính là chìa khóa để xây dựng lòng tin thương hiệu bền vững.
- Truyền tải thông điệp tích cực, truyền cảm hứng: Thay vì tập trung vào tính năng sản phẩm, chiến dịch hướng đến niềm tin và sự khích lệ. Điều này khiến người tiêu dùng cảm thấy được tiếp thêm động lực, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
- Tính nhất quán và duy trì độ phủ liên tục: Việc duy trì thông điệp xuyên suốt nhiều năm, cùng việc xuất hiện đều đặn trên nhiều nền tảng, giúp câu chuyện thương hiệu in sâu vào tâm trí công chúng.
2.2. Neptune – Cùng Neptune về nhà đón Tết, gia đình trên hết
Chiến dịch Tết “Cùng Neptune về nhà đón Tết” là minh chứng điển hình cho sức mạnh của content storytelling trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu giàu cảm xúc và bền vững. Thay vì tập trung vào lợi ích lý tính của sản phẩm như hương vị hay độ tinh khiết, Neptune lựa chọn một hướng đi khác – kể câu chuyện về gia đình, sự đoàn viên và nỗi nhớ nhà trong những ngày cuối năm.
Chiến lược truyền thông: kể chuyện để chạm cảm xúc
- Tập trung vào cảm xúc, tâm tư của người Việt mỗi dịp Tết: Các quảng cáo của Neptune khai thác sâu những xúc cảm phổ quát: nỗi nhớ, sự mong đợi, niềm hạnh phúc khi trở về nhà. Đây chính là chất liệu khiến câu chuyện trở nên chân thật và dễ chạm tới trái tim người xem.
- Dựa trên những tình huống gần gũi, rất đời: Không cần kịch bản cầu kỳ, Neptune chọn những câu chuyện đời thường – một người con làm ăn xa, một gia đình chờ đợi bữa cơm sum họp. Chính sự quen thuộc này giúp khán giả dễ dàng đồng cảm.
- Xây dựng nhân vật thực tế: Các nhân vật trong TVC của Neptune thường mang hình tượng giản dị, đời thường – không tô vẽ, không “diễn”. Họ hiện lên như bố mẹ, anh chị, người thân của mỗi chúng ta.
- Thông điệp mộc mạc nhưng thấm – “Gia đình trên hết”: Không cần khẩu hiệu phức tạp, Neptune chọn cách truyền tải một giá trị cốt lõi: trong những bộn bề của cuộc sống hiện đại, gia đình vẫn là điểm tựa không thể thay thế.
- Sản phẩm nội dung chất lượng: Hình ảnh chỉn chu, âm nhạc đong đầy cảm xúc, diễn xuất tinh tế – tất cả góp phần đưa TVC Neptune trở thành “món ăn tinh thần” được chờ đợi mỗi dịp Tết.
Vì sao chiến dịch này thành công?
- Chạm đúng giá trị văn hóa truyền thống: Tết là thời điểm thiêng liêng với người Việt, nơi mọi thông điệp về gia đình đều có khả năng lan tỏa mạnh mẽ. Neptune đã đặt mình đúng vào trung tâm dòng chảy cảm xúc đó.
- Kết nối cảm xúc thay vì quảng cáo đơn thuần: Người xem không chỉ nhớ đến TVC – họ chia sẻ, nhắc lại và thậm chí rơi nước mắt vì những tình huống được kể. Đó là sức mạnh của câu chuyện chạm đến tầng sâu cảm xúc.
- Tái định vị thương hiệu theo hướng nhân văn, gần gũi: Neptune không còn là một sản phẩm bếp núc thông thường. Trong tâm trí người tiêu dùng, thương hiệu đã trở thành biểu tượng cho sự ấm áp, thấu hiểu và kết nối gia đình.
- Tận dụng đúng thời điểm để tạo dấu ấn mạnh mẽ: Việc ra mắt chiến dịch vào dịp Tết – thời điểm cảm xúc thăng hoa nhất trong năm – giúp thương hiệu ghi dấu ấn sâu sắc, gắn liền với những khoảnh khắc đáng nhớ trong mỗi gia đình.
3. Hướng dẫn cách viết Content Storytelling thu hút
Để bắt đầu với Content Storytelling một cách tự nhiên và hiệu quả, bạn có thể bắt đầu từ chính những trải nghiệm rất đời thường, gần gũi. Dưới đây là hai bước nền tảng giúp bạn rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng nội dung.
3.1. Cách viết Storytelling thu hút dành cho người mới bắt đầu
Đối với những người mới bắt đầu, việc viết content storytelling có thể là một thách thức lớn khi chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao để tạo ra một câu chuyện hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng này một cách tự nhiên thông qua các bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Bắt đầu từ những câu chuyện cá nhân và thói quen kể chuyện:
Việc kể chuyện không nhất thiết phải bắt đầu từ những sự kiện lớn lao. Hãy quan sát chính mình, cuộc sống của bạn và biến thành những câu chuyện có thể kết nối với người đọc.
- Tự hỏi “Điều gì trong cuộc sống khiến bạn muốn kể lại?”: Những kỷ niệm đáng nhớ, sự cố hài hước, khoảnh khắc cảm động hay đơn giản là những tình huống dở khóc dở cười – tất cả đều có thể trở thành chất liệu tốt cho một câu chuyện.
- Tập viết những đoạn ngắn về cuộc sống thường ngày: Hãy bắt đầu từ các status Facebook dài khoảng 5–7 dòng hoặc một bài viết 500–600 từ. Đó là độ dài vừa đủ để truyền tải một thông điệp mà không khiến người đọc bị quá tải.
- Xem đây là một bài tập viết, không phải “sống ảo”: Việc chia sẻ những câu chuyện cá nhân không đơn thuần là giải trí hay thể hiện bản thân, mà còn là cách hiệu quả để xây dựng thói quen quan sát, mô tả và diễn đạt cảm xúc – nền tảng quan trọng của một người viết nội dung chuyên nghiệp.
Bước 2: Tham khảo và học hỏi từ các nguồn content storytelling
Để viết storytelling hiệu quả, không thể thiếu quá trình tham khảo và học hỏi từ cộng đồng. Có rất nhiều nguồn tài nguyên miễn phí đang hiện diện xung quanh bạn mỗi ngày.
- Tham khảo các trang Confession, cộng đồng: Đây là nơi bạn có thể tiếp cận hàng loạt câu chuyện thật, gần gũi và đầy cảm xúc. Hãy phân tích cách họ mở đầu, xây dựng mạch cảm xúc và kết thúc bằng một thông điệp.
- Theo dõi các group “hóng hớt”: Mỗi drama, mỗi tình huống éo le đều là một tình huống storytelling tiềm năng. Hãy thử tái hiện các câu chuyện đó bằng văn phong và góc nhìn riêng của bạn.
- Ghé thăm cộng đồng phát triển bản thân, truyền cảm hứng: Tại đây, bạn sẽ thấy cách các cây viết kể lại những trải nghiệm cá nhân, thất bại hay bài học cuộc sống một cách nhân văn và giàu chiều sâu. Đó là phong cách storytelling thiên về cảm hứng và chuyển hóa.
- Tham gia các group chuyên ngành, lĩnh vực bạn quan tâm: Việc luyện kể chuyện theo hướng chuyên môn – như Marketing, công nghệ, tài chính – giúp bạn xây dựng phong cách viết vừa có cảm xúc vừa có tính chuyên môn, rất phù hợp cho các chiến dịch thương hiệu.
- Quan sát storytelling trong các chiến dịch của thương hiệu: Từ các website doanh nghiệp, bài PR trên báo chí đến TVC quảng cáo – tất cả đều là “sách giáo khoa sống” để bạn học hỏi cách doanh nghiệp kể câu chuyện về sản phẩm, khách hàng hay hành trình phát triển thương hiệu.
- Phân tích các landing page hoặc bài viết bán hàng có yếu tố cảm xúc: Đừng chỉ đọc lướt. Hãy để ý cách họ mở bài, tạo kịch tính, dẫn dắt cảm xúc và kết nối sản phẩm với câu chuyện – đó chính là storytelling ứng dụng trong content bán hàng, một kỹ năng bạn nhất định phải thành thạo.
Bước 3: Thực hành biên tập và viết lại:
Sau khi đã tham khảo nhiều câu chuyện, bước tiếp theo là bạn cần luyện tập bằng cách biên tập và viết lại. Đây là cách hiệu quả để rèn luyện phong cách cá nhân và tư duy sáng tạo.
- Chọn một câu chuyện ấn tượng từ nguồn tham khảo.
- Biên tập lại theo giọng văn của bạn bằng cách thay đổi cách diễn đạt, thêm góc nhìn cá nhân để câu chuyện mang dấu ấn riêng.
- Dựa trên ý tưởng gốc, xây dựng một câu chuyện mới, có cấu trúc và cảm xúc phù hợp với bạn và độc giả mục tiêu.
3.2. Cách doanh nghiệp xây dựng Content Storytelling
Content Storytelling sẽ là một chiến lược truyền thông mạnh mẽ nếu được triển khai đúng cách. Dưới đây là lộ trình 6 bước để doanh nghiệp tạo nên những câu chuyện chạm đến trái tim người tiêu dùng:
Bước 1: Xác định rõ thông điệp chính (Message)
Mỗi câu chuyện đều cần một “sợi chỉ đỏ” – thông điệp mà người đọc sẽ nhớ mãi sau khi rời khỏi nội dung của bạn.
- Hãy xác định rõ câu chuyện này muốn nói điều gì?
- Thông điệp cần ngắn gọn, giàu cảm xúc, dễ nhớ và liên hệ trực tiếp đến giá trị thương hiệu.
Ví dụ:
- “Gia đình là nơi để trở về” – của Neptune.
- “Đi để trở về” – của Biti’s.
- “Vươn cao Việt Nam” – của Vinamilk.
Bước 2: Xác định chân dung nhân vật chính
Nhân vật là linh hồn của câu chuyện. Họ cần đại diện cho nhóm khách hàng mục tiêu hoặc truyền tải tinh thần thương hiệu.
- Có thể là khách hàng thật, người nổi tiếng, đại diện doanh nghiệp hoặc nhân vật hư cấu.
- Nên mang trong mình một điểm yếu, nỗi sợ hay khao khát – yếu tố giúp tạo sự đồng cảm sâu sắc.
Bước 3: Xây dựng cốt truyện
Câu chuyện cần một “vấn đề” – một trở ngại khiến nhân vật bị mắc kẹt. Đây là điểm thu hút cảm xúc, tạo nên sự gắn bó với người đọc. Ví dụ: cảm giác cô đơn khi sống xa nhà, áp lực thi cử, khó khăn tài chính, sự tự ti, v.v.
Bước 4: Đưa ra giải pháp – sự xuất hiện của thương hiệu
Thương hiệu nên bước vào câu chuyện như một người bạn – không gượng ép, không phô trương.
- Hãy thể hiện cách sản phẩm hoặc dịch vụ hỗ trợ nhân vật vượt qua những khó khăn.
- Tránh quảng cáo quá lộ liễu, người đọc cần thấy thương hiệu là giải pháp, không phải là chiêu trò bán hàng.
Bước 5: Cao trào và cảm xúc đọng lại
Cao trào là thời điểm cảm xúc thăng hoa – nơi người đọc cảm nhận được sự thay đổi trong nhân vật.
- Hãy để câu chuyện kết thúc bằng sự đồng cảm, hy vọng hoặc cảm hứng.
- Đây là lúc thương hiệu gắn chặt với cảm xúc tích cực trong tâm trí người đọc.
Bước 6: Kêu gọi hành động (CTA) – nếu cần
Khi cảm xúc đã lên đến cao trào, người đọc có xu hướng sẵn sàng hành động. Hãy đưa ra lời mời nhẹ nhàng, phù hợp với mục tiêu chiến dịch.
- Gợi ý chia sẻ câu chuyện.
- Mời gọi để lại bình luận hoặc chia sẻ câu chuyện cá nhân.
- Dẫn link tìm hiểu thêm hoặc trải nghiệm sản phẩm.
Một số nghiên cứu đã nhấn mạnh sự ảnh hưởng của cảm xúc đến quyết định mua hàng:
|
4. 16 mẹo viết Content Storytelling truyền tải thông điệp hiệu quả
Viết Content Storytelling không chỉ là kể chuyện, mà là nghệ thuật truyền tải thông điệp thương hiệu thông qua cảm xúc. Dưới đây là 16 mẹo giúp bạn viết câu chuyện hấp dẫn và thuyết phục hơn.
1. 4 yếu tố không thể thiếu trong một câu chuyện thương hiệu
Mỗi câu chuyện hiệu quả thường hội tụ những yếu tố sau:
- Chủ đề: Gắn với ngành hàng hoặc giá trị thương hiệu.
- Cốt truyện: Xoay quanh một vấn đề cụ thể.
- Cấu trúc: Mạch truyện rõ ràng, dễ theo dõi.
- Nhân vật: Liên quan hoặc đại diện cho khán giả mục tiêu.
2. Lựa chọn chủ đề phù hợp với thương hiệu
Một số chủ đề dễ triển khai và tạo được kết nối cảm xúc:
- Before – After: Cuộc sống thay đổi sau khi dùng sản phẩm.
- Câu chuyện vượt khó: Chiến thắng nỗi sợ, đạt được mục tiêu.
- Review hành trình sử dụng: Cảm nhận thật từ người dùng.
- Hoài niệm: Nhắc nhớ giá trị truyền thống hoặc quá khứ đẹp.
3. Chọn cốt truyện để phát triển nội dung
Dựa theo các mô hình phổ biến, bạn có thể chọn dạng cốt truyện phù hợp: Tình yêu, vượt qua thử thách, cuộc hành trình và trở về, truy tìm mục tiêu, hài hước, hoàn lương.
4. Đưa câu chuyện vào nội dung một cách tự nhiên
Bạn có thể triển khai thông qua nhiều hình thức: Kể lại trải nghiệm cá nhân, hay dẫn chứng minh họa cho quan điểm, hoặc phân tích một câu chuyện có thật và lồng ghép góc nhìn của thương hiệu
5. Ứng dụng mô hình tháp Freytag để tạo mạch truyện lôi cuốn
Đây là khung dựng truyện cổ điển vẫn còn nguyên giá trị trong nội dung hiện đại:
- Giới thiệu: Nhân vật và bối cảnh
- Phát triển: Gợi mở vấn đề hoặc thử thách
- Cao trào: Đẩy cảm xúc lên đỉnh điểm
- Giải quyết: Giới thiệu hướng tháo gỡ
- Kết thúc: Gói lại câu chuyện, truyền tải thông điệp hoặc kêu gọi hành động
6. Xây dựng nhân vật trung tâm có liên hệ với khách hàng mục tiêu
Một câu chuyện chỉ thực sự chạm đến người đọc khi họ cảm thấy được phản chiếu trong nhân vật chính. Bạn hãy dành thời gian nghiên cứu sâu về khách hàng lý tưởng: họ quan tâm điều gì, có mong muốn, nỗi sợ hay vấn đề gì. Từ đó, bạn có thể xây dựng nhân vật mang đặc điểm gần gũi, khiến người đọc cảm thấy “người này là mình”.
7. Thêm yếu tố kịch tính và cuốn hút cho câu chuyện
Một câu chuyện hấp dẫn cần có những nút thắt và sự bất ngờ để giữ chân người đọc. Bạn có thể lồng ghép các yếu tố sau:
- Mâu thuẫn: Nhân vật phải vượt qua trở ngại rõ ràng.
- Tương phản kỳ vọng – thực tế: Tạo điểm ngoặt và giữ nhịp căng thẳng.
- Thắt nút – gỡ nút: Mở đầu bằng tình huống gây tò mò, sau đó giải quyết hợp lý.
- Kịch tính: Đặt nhân vật vào tình huống cấp bách để tăng cảm xúc.
8. Viết từ góc nhìn của người tiêu dùng
Đừng kể chuyện như một marketer, bạn hãy đặt mình vào vị trí người nghe:
- Điều gì khiến họ quan tâm, đồng cảm hoặc phản hồi?
- Câu chuyện có giải quyết vấn đề họ đang gặp phải không?
Việc thay đổi góc nhìn sẽ giúp nội dung tự nhiên và thuyết phục hơn.
9. Kết hợp dữ kiện và số liệu khi phù hợp
Một câu chuyện tốt không chỉ giàu cảm xúc mà còn cần có tính xác thực. Vì vậy, bạn cần lồng ghép số liệu, dẫn chứng thực tế hoặc nghiên cứu sẽ giúp tăng độ tin cậy. Đặc biệt hữu ích trong các câu chuyện B2B hoặc nội dung giáo dục thị trường.
10. Giữ cho câu chuyện ngắn gọn, rõ ràng
Thời gian chú ý của người đọc rất hạn chế, vì vậy, bạn hãy đảm bảo từng câu, từng đoạn đều mang giá trị. Hãy xác định thông điệp cốt lõi và đảm bảo mọi chi tiết xoay quanh nó, lưu ý, càng đơn giản, càng dễ nhớ. Và càng dễ nhớ, càng dễ chia sẻ.
11. Giữ sự nhất quán trong thông điệp
Mỗi câu chuyện có thể khác nhau về nội dung và bối cảnh, nhưng vẫn cần thống nhất trong thông điệp cốt lõi và tinh thần thương hiệu. Câu chuyện càng rõ ràng, mạch lạc, thương hiệu càng dễ ghi dấu trong tâm trí người đọc. Đồng thời, hãy cẩn trọng với thiên kiến cá nhân trong cách kể chuyện để giữ tính khách quan.
12. Kích hoạt cảm xúc người đọc
Một câu chuyện thực sự hiệu quả là khi nó chạm được vào cảm xúc. Những nội dung khơi gợi sự vui vẻ, xúc động, bất ngờ hoặc trăn trở thường có khả năng tạo ấn tượng lâu dài và được chia sẻ nhiều hơn.
13. Chọn đúng kênh để kể chuyện
Không phải nền tảng nào cũng phù hợp để kể mọi câu chuyện, bạn hãy chọn kênh truyền thông phù hợp với hành vi người dùng và điều chỉnh nội dung cho từng nền tảng. Storytelling có thể thể hiện qua chữ viết, video, audio, hình ảnh – tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông.
14. Làm nổi bật USP trong câu chuyện
Bạn cần kể chuyện theo cách riêng biệt bằng cách lồng ghép điểm khác biệt của sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Đồng thời, luôn cập nhật xu hướng truyền thông mới để làm mới cách tiếp cận. Đừng ngại thử nghiệm và thay đổi.
15. Để lại dấu hỏi sau cùng
Không phải câu chuyện nào cũng cần cái kết trọn vẹn. Một kết thúc mở đôi khi lại khiến người đọc tò mò, muốn khám phá thêm và sẵn sàng quay lại để tìm hiểu phần tiếp theo.
16. Khai thác các cộng đồng kể chuyện phong phú
Nếu muốn học cách kể chuyện hiệu quả hoặc tìm chất liệu thực tế, bạn có thể tham khảo từ các cộng đồng sau:
- Nguồn confession: Neu Confession, Phòng Thú Tội Beat,…
- Nhóm “hóng biến”: Không Sợ Chó, Hội Người Tối Cổ,…
- Nhóm phát triển bản thân: Tư Duy Đột Phá, Mỗi Ngày Một Trang Sách,…
- Nhóm chuyện ngành: Tâm Sự Nghề Sales, Cộng Đồng Digital Marketing,…
- Nhóm cộng đồng theo sở thích: Nghiện Nhà, Phong Cách Đàn Ông,…
- Nhóm review: Hội Review Công Ty Có Tâm, Biết Thì Thưa Thốt,…
Content storytelling là chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả trong kỷ nguyên số. Khi được triển khai đúng cách, mỗi câu chuyện sẽ trở thành cầu nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm giải pháp xây dựng thương hiệu bền vững, hãy khám phá dịch vụ Digital Branding của SEONGON để bắt đầu hành trình khác biệt hoá doanh nghiệp