Thay vì gõ từ khóa cơ bản, tìm kiếm trên Google sẽ trở nên dễ dàng với kết quả chính xác, đúng nhu cầu nhờ các thủ thuật tìm kiếm. Dù bạn là ai, người dùng mạng bình thường hay người làm SEO, việc ghi nhớ các thủ thuật tìm kiếm trên Google sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc và cuộc sống của bạn. Cùng SEONGON cập nhật 40+ toán tử mới nhất của Google tại bài viết này.
Thủ thuật tìm kiếm trên Google còn có tên gọi khác là toán tử. Hiện nay, toán tử của Google có 44 thủ thuật và được chia thành 3 loại:
- Đang hoạt động tốt.
- Có thể đúng hoặc sai.
- Đã bị xoá bỏ.
Các toán tử của Google tương đối quen thuộc với người làm trong ngành SEO, thậm chí, SEOer có thể ứng dụng trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, dù đã thuộc các thủ thuật tìm kiếm của Google từ trước, bạn vẫn có thể gặp khó khăn khi sử dụng vì tình trạng hoạt động của chúng luôn cập nhật. Cùng SEONGON cập nhật tình trạng hoạt động mới nhất của hơn 40 toán tử ở phía dưới đây.
1. Những thủ thuật tìm kiếm (toán tử) đang hoạt động tốt trên Google
Các toán tử đang hoạt động tốt trên Google sẽ giúp bạn tìm kiếm chính xác được kết quả đang kỳ vọng chỉ với cú pháp tương đối đơn giản. Dưới đây là chi tiết 26 thủ thuật tìm kiếm trên Google được hoạt động tốt theo cập nhật mới nhất từ SEONGON.
1.1. “ ” (Dấu ngoặc kép)
- Ý nghĩa: Tìm kiếm kết quả có chứa chính xác từ hoặc cụm từ trong dấu ngoặc kép.
- Ví dụ: Tìm “digital marketing” sẽ chỉ hiển thị kết quả chứa đúng cụm từ “digital marketing”.
- Trường hợp sử dụng: Được sử dụng khi bạn hiểu rõ về từ ngữ đang truy vấn và chỉ muốn nhận được kết quả về nó mà không phải bất kỳ từ ngữ, cách gọi tương tự nào khác.
1.2. OR
- Ý nghĩa: Tìm kiếm kết quả chứa một trong hai từ hoặc cụm từ.
- Ví dụ: Tìm SEO OR PPC để hiển thị kết quả liên quan đến SEO hoặc PPC.
- Trường hợp sử dụng: Thủ thuật tìm kiếm này thường được dùng khi bạn không nhớ chính xác tên gọi của điều mình đang tìm kiếm, muốn tìm ra cách gọi chính xác. Hoặc, bạn có thể sử dụng kỹ thuật tìm kiếm trên Google này khi muốn tìm hiểu cùng một lúc hai chủ đề trong một lần truy vấn.
1.3. | (Dấu gạch đứng)
- Ý nghĩa: Tương tự như OR, dùng để tìm kiếm các kết quả chứa một trong các từ hoặc cụm từ.
- Ví dụ: Tìm SEO | PPC sẽ cho kết quả giống SEO OR PPC.
- Trường hợp sử dụng: Tương tự OR, bạn dùng dấu gạch đứng trong trường hợp đang phân vân không nhớ chính xác tên gọi hoặc muốn tìm kiếm một trong hai chủ đề trong một lần truy vấn.
1.4. AND
- Ý nghĩa: Tìm kiếm kết quả chứa cả hai từ hoặc cụm từ.
- Ví dụ: Tìm SEO AND Content sẽ hiển thị các trang có cả từ “SEO” và “Content”.
- Trường hợp sử dụng: Cực kỳ hữu ích khi sử dụng với các toán tử khác, được áp dụng khi bạn muốn tìm kiếm kết quả liên quan đến cả hai từ khóa được truy vấn.
1.5. – (Dấu trừ)
- Ý nghĩa: Loại bỏ từ hoặc cụm từ khỏi kết quả tìm kiếm.
- Ví dụ: Tìm SEO -tools để loại bỏ các trang có từ “tools”.
- Trường hợp sử dụng: Thủ thuật tìm kiếm trên Google này đem tới kết quả tìm kiếm không chứa từ khóa bạn không muốn hiển thị. Điều này thích hợp khi bạn hiểu rõ những điều không phù hợp, không cần hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
1.6. + (Dấu cộng)
- Ý nghĩa: Bắt buộc phải có cụm từ trong kết quả tìm kiếm.
- Ví dụ: Tìm SEO +tools để bắt buộc phải có từ “tools”.
- Trường hợp sử dụng: Tương tự như dấu ngoặc kép, bạn nên sử dụng kỹ thuật tìm kiếm này khi biết rõ kết quả bạn muốn nhận được chỉ xoay quanh các từ khóa truy vấn, mà không phải bất kỳ từ ngữ nào khác.
1.7. * (Dấu sao)
- Ý nghĩa: Đại diện cho bất kỳ từ hoặc cụm từ nào.
- Ví dụ: Tìm Top * SEO strategies sẽ hiển thị kết quả về các chiến lược SEO hàng đầu.
- Trường hợp sử dụng: Toán tử này cực kỳ thích hợp khi bạn không nhớ chính xác từ ngữ trong từ khóa truy vấn và Google sẽ trả bạn kết quả gợi ý từ ngữ đã thiếu này, cũng như các chủ đề liên quan.
1.8. ( ) (Dấu ngoặc tròn)
- Ý nghĩa: Nhóm nhiều toán tử tìm kiếm lại với nhau.
- Ví dụ: Tìm (SEO OR PPC) strategies sẽ hiển thị kết quả liên quan đến chiến lược SEO hoặc PPC.
- Trường hợp sử dụng: Bạn kết hợp linh hoạt các các thủ thuật tìm kiếm để có thể tìm được kết quả chính xác trong thời gian nhanh chóng.
1.9. define
- Ý nghĩa: Hiển thị định nghĩa của một từ hoặc cụm từ.
- Ví dụ: Tìm define:SEO để nhận định nghĩa về SEO.
- Trường hợp sử dụng: Khi bạn cần tìm kiếm nhanh định nghĩa của một thuật ngữ nào đó, mà không muốn mất thời gian vào từng bài viết để chắt lọc thông tin.
1.10. filetype
- Ý nghĩa: Tìm kiếm các loại tệp cụ thể.
- Ví dụ: Tìm SEO report filetype:pdf để hiển thị các báo cáo SEO định dạng PDF.
- Trường hợp sử dụng: Khi bạn hiểu rõ về định dạng tệp bạn mong muốn nhận được ở kết quả, thay vì nhận nhiều loại định dạng không cần thiết. Nó phù hợp với người đang phải tìm tài liệu để nghiên cứu, viết bài, làm báo cáo, tiểu luận, khoá luận,…
1.11. ext
- Ý nghĩa: Tương tự như filetype, dùng để tìm loại tệp cụ thể.
- Ví dụ: Tìm SEO guide ext:docx để tìm các tài liệu hướng dẫn SEO định dạng DOCX.
- Trường hợp sử dụng: Tương tự filetype, bạn nên sử dụng thủ thuật tìm kiếm trên Google này khi biết rõ về định dạng tệp mà bạn đang kỳ vọng nhận được ở kết quả tìm kiếm.
1.12. site
- Ý nghĩa: Tìm kiếm kết quả từ một website cụ thể.
- Ví dụ: Tìm SEO site:seongon.com để tìm các bài viết về SEO trên SEONGON.
- Trường hợp sử dụng: Khi người làm SEO hoặc người dùng bình thường muốn tìm hiểu các bài viết nằm trên một trang web cụ thể.
1.13. related
- Ý nghĩa: Tìm kiếm các trang web liên quan đến một tên miền cụ thể.
- Ví dụ: Tìm related:seongon.com để hiển thị các bài viết trên trang web này, cũng như các bài viết, nội dung đề cập đến nó.
- Trường hợp sử dụng: Khi bạn đang muốn tìm hiểu mọi bài viết, nội dung về một trang web cụ thể, kể cả chúng không nằm trên tên miền ở website đó. Nó hữu ích cho những người đang muốn hiểu một trang web đang được nhắc đến với những nội dung nào.
1.14. intitle
- Ý nghĩa: Tìm các trang có chứa từ cụ thể trong tiêu đề.
- Ví dụ: Tìm intitle:SEO tips để hiển thị các bài viết có tiêu đề chứa “SEO tips”.
- Trường hợp sử dụng: Bạn chỉ muốn tìm hiểu các bài viết có chứa chính xác từ ngữ đã truy vấn trong tiêu đề, thay vì nhận cả các bài viết chứa từ ngữ đó ở các vị trí khác như nội dung bài, hình ảnh,…
1.15. allintitle
- Ý nghĩa: Tìm các trang có chứa tất cả từ cụ thể trong tiêu đề.
- Ví dụ: Tìm allintitle:SEO tools strategies để hiển thị các bài viết có tiêu đề chứa cả “SEO,” “tools,” và “strategies.”
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm hiểu các bài viết có tiêu đề chứa tất cả từ trong truy vấn, có thể không liền mạch nhau.
1.16. inurl
- Ý nghĩa: Tìm các trang có chứa từ cụ thể trong URL.
- Ví dụ: Tìm inurl:SEO để hiển thị các trang có từ “SEO” trong URL.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm kiếm các bài viết có URL chứa chính xác từ ngữ đang truy vấn.
1.17. allinurl
- Ý nghĩa: Tìm các trang có chứa tất cả các từ trong URL.
- Ví dụ: Tìm allinurl:SEO tools để hiển thị các trang có URL chứa cả “SEO” và “tools”.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm kiếm các bài viết sở hữu URL chứa tất cả từ ngữ đang truy vấn, có thể không viết liền mạch, đúng thứ tự liệt kê.
1.18. intext
- Ý nghĩa: Tìm các trang có chứa từ cụ thể trong nội dung.
- Ví dụ: Tìm intext:SEO strategies để hiển thị các bài viết có từ này trong nội dung.
- Trường hợp sử dụng: Bạn nên sử dụng thủ thuật tìm kiếm trên Google khi bạn muốn tìm các bài viết có nội dung chứa chính xác từ khoá truy vấn, thay vì kết quả tìm kiếm chứa các bài viết mà từ khoá này chỉ xuất hiện ở vị trí khác như thông thường. Nó phù hợp cho việc bạn cần tìm các nội dung liên quan đến một thuật ngữ nào đó.
1.19. allintext
- Ý nghĩa: Tìm các trang có chứa tất cả các từ cụ thể trong nội dung.
- Ví dụ: Tìm allintext:SEO PPC strategies để hiển thị các bài viết có cả 3 từ này.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm kiếm các bài viết sở hữu nội dụng chứa tất cả từ ngữ trong truy vấn. Chúng có thể xuất hiện không liền mạch, theo thứ tự đã tìm kiếm.
1.20. weather
- Ý nghĩa: Hiển thị thông tin thời tiết tại một địa điểm.
- Ví dụ: Tìm weather:Ho Chi Minh để xem thời tiết tại TP.HCM.
- Trường hợp sử dụng: Bạn đang muốn cập nhật thông tin thời tiết ở một nơi cụ thể trong bối cảnh như đi du lịch, đi chơi, lịch hẹn hò, gặp mặt bạn bè,…
1.21. stocks
- Ý nghĩa: Hiển thị thông tin cổ phiếu theo mã chứng khoán.
- Ví dụ: Tìm stocks:AAPL để xem thông tin cổ phiếu của Apple.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm hiểu về một mã chứng khoá cụ thể nào đó, phù hợp cho những nhà đầu tư mới, những người hoạt động trong ngành chứng khoán, tư vấn, đầu tư,…
1.22. map
- Ý nghĩa: Hiển thị bản đồ của địa điểm cụ thể.
- Ví dụ: Tìm map:New York để mở bản đồ New York.
- Trường hợp sử dụng: Bạn nên sử dụng thủ thuật tìm kiếm ở Google này khi muốn khám phá bản đồ, đường đi, các khu vui chơi, văn phòng, cơ quan nhà nước,… của một nơi cụ thể nào đó. Nó phù hợp cho những người đang cần sử dụng bản đồ như đi chơi, đi du lịch, tìm đường đi công việc,…
1.23. movie
- Ý nghĩa: Tìm kiếm thông tin về một bộ phim.
- Ví dụ: Tìm movie:Inception để xem thông tin về bộ phim “Inception”.
- Trường hợp sử dụng: Khi bạn đang muốn tìm hiểu thêm về một bộ phim cụ thể. Kỹ thuật tìm kiếm này giúp ích cho những người yêu thích phim ảnh để có buổi xem phim ý nghĩa, cũng như có thể bàn luận nhanh chóng về một bộ phim đang hot, được quan tâm.
1.24. in
- Ý nghĩa: Chuyển đổi đơn vị.
- Ví dụ: Tìm 100 USD in VND để chuyển đổi tiền tệ từ USD sang VND.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn quy đổi tiền tệ từ đơn vị này sang đơn vị khác một cách nhanh chóng, thay vì phải thực hiện truy vấn dài dòng.
1.25. source
- Ý nghĩa: Tìm kết quả từ một nguồn cụ thể trong Google Tin tức.
- Ví dụ: Tìm SEO source:BBC để hiển thị tin tức SEO từ BBC.
- Trường hợp sử dụng: Bạn mong muốn tìm kiếm những bài viết liên quan đến từ khoá từ một nguồn website cụ thể. Kỹ thuật tìm kiếm này phù hợp với những người đang phải viết báo cáo, bài viết, nghiên cứu, tiểu luận, khoá luận,…
1.26. before: và after:
- Ý nghĩa: Tìm kết quả trước hoặc sau một ngày cụ thể.
- Ví dụ:
- Tìm SEO trends before:2023 để hiển thị các bài viết về xu hướng SEO trước năm 2023.
- Tìm SEO tools after:2022 để hiển thị các công cụ SEO được đề cập từ năm 2022 trở đi.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm kiếm thông tin trong khoảng thời gian cụ thể, thay vì phải nhận kết quả ở những thời điểm không cần thiết khác như thông thường. Nó phù hợp cho những người muốn hiểu thông tin mới nhất hoặc trong quá khứ một cách chính xác ở thời điểm đó.
2. Thủ thuật tìm kiếm không chắc chắn (có thể đúng hoặc sai)
Đây là các toán tử của Google chưa được công bố chính thức và kết quả truy vấn có thể đúng hoặc sai.
2.1. #..# (Tìm kiếm trong phạm vi số)
- Ý nghĩa: Tìm kiếm các kết quả nằm trong một phạm vi số nhất định.
- Ví dụ: Tìm smartphone $300..$500 để hiển thị các smartphone có giá trong khoảng từ $300 đến $500.
- Trường hợp sử dụng: Thủ thuật tìm kiếm trên Google này phù hợp khi bạn muốn tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ theo giá cả.
2.2. inanchor
- Ý nghĩa: Tìm các trang có backlinks chứa văn bản neo (anchor text) cụ thể.
- Ví dụ: Tìm inanchor:SEO tips để hiển thị các trang có liên kết ngược với văn bản neo “SEO tips”.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm kiếm tình trạng của một từ ngữ cụ thể đang được sử dụng làm anchor text như thế nào.
2.3. allinanchor
- Ý nghĩa: Tìm các trang có backlinks chứa nhiều từ trong văn bản neo.
- Ví dụ: Tìm allinanchor:SEO tools and strategies để hiển thị các trang có liên kết ngược chứa các từ “SEO,” “tools,” và “strategies.”
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm kiếm tình trạng của các bài viết có chứa anchor text gồm tất cả từ có trong truy vấn. Chúng có thể không liền mạch, chưa đúng thứ tự viết.
2.4. AROUND(X)
- Ý nghĩa: Tìm các trang có hai từ hoặc cụm từ nằm trong khoảng cách X từ của nhau.
- Ví dụ: Tìm SEO AROUND(5) tools để hiển thị các trang mà từ “SEO” và “tools” nằm trong khoảng 5 từ của nhau.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm kiếm các bài viết về một cụm từ mà bạn chưa nhớ rõ chính xác các từ ngữ ở giữa, chỉ nhớ được một vài từ trong đó.
2.5. loc
- Ý nghĩa: Tìm kết quả từ một khu vực địa lý nhất định.
- Ví dụ: Tìm SEO loc:Vietnam để hiển thị các kết quả SEO liên quan đến Việt Nam.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm kiếm bài viết được đăng tải tại một địa điểm cụ thể, xoay quanh từ khoá truy vấn. Kỹ thuật tìm kiếm trên Google này thích hợp sử dụng khi bạn đang tìm kiếm các từ khoá tiếng nước ngoài tại Việt Nam.
2.6. location
- Ý nghĩa: Tìm tin tức từ một vị trí cụ thể trong Google Tin tức.
- Ví dụ: Tìm SEO location:USA để hiển thị các tin tức về SEO từ Mỹ.
- Trường hợp sử dụng: Tương tự loc, nó phù hợp khi sử dụng khi bạn muốn tìm hiểu thông tin về các từ khoá nước ngoài, thuật ngữ từ nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, điểm khác biệt là thủ thuật này được sử dụng trong Google Tin tức, thay vì phần tìm kiếm thông thường.
2.7. daterange
- Ý nghĩa: Tìm kiếm kết quả trong một khoảng ngày cụ thể (theo dạng Julian).
- Ví dụ: Tìm SEO daterange:2300580-2300630 để hiển thị kết quả trong khoảng ngày 02/08/2024 – 21/09/2024.
- Trường hợp sử dụng: Bạn muốn tìm kiếm các bài viết trong khoảng thời gian cụ thể, thay vì phải nhận bài viết ở thời điểm không cần thiết. Tuy nhiên, để sử dụng thủ thuật tìm kiếm trên Google này, bạn sẽ cần hiểu rõ cách chuyển ngày tháng từ Julian sang dương lịch.
3. Thủ thuật tìm kiếm đã bị Google loại bỏ
Nhiều người đã quen thuộc với hơn 10 thủ thuật tìm kiếm Google phía dưới, nhưng chưa biết rằng chúng đã bị loại bỏ bởi Google.
3.1. ~ (Từ đồng nghĩa)
- Ý nghĩa: Bao gồm các từ đồng nghĩa trong tìm kiếm.
- Lưu ý: Đã bị loại bỏ vào năm 2013.
3.2. “+” (Ký hiệu cộng)
- Ý nghĩa: Tìm kiếm kết quả đề cập đến một từ hoặc cụm từ chính xác.
- Lưu ý: Đã bị xóa vào năm 2011.
3.3. inpostauthor
- Ý nghĩa: Tìm kiếm bài đăng của một tác giả cụ thể trong Google Blog Search.
- Lưu ý: Tính năng này hiện đã ngừng hoạt động.
3.4. allinpostauthor
- Ý nghĩa: Tương tự inpostauthor nhưng không cần sử dụng dấu ngoặc kép.
- Lưu ý: Tính năng này hiện cũng đã ngừng hoạt động.
3.5. inposttitle
- Ý nghĩa: Tìm kiếm các bài đăng có những từ nhất định trong tiêu đề bằng tính năng Google Blog Search.
- Lưu ý: Tính năng này đã ngừng hoạt động.
3.6. link
- Ý nghĩa: Tìm kiếm các trang liên kết đến một tên miền hoặc URL cụ thể.
- Lưu ý: Đã ngừng hoạt động vào năm 2017.
3.7. info
- Ý nghĩa: Tìm kiếm thông tin về một trang hoặc trang web cụ thể.
- Lưu ý: Đã bị xóa vào năm 2017.
3.8. id
- Ý nghĩa: Tương tự như info, dùng để tìm thông tin về một trang.
- Lưu ý: Đã bị xóa cùng lúc với info vào năm 2017.
3.9. phonebook
- Ý nghĩa: Tìm kiếm số điện thoại của ai đó.
- Lưu ý: Đã bị xóa vào năm 2010.
3.10. # (Hashtag)
- Ý nghĩa: Tìm kiếm hashtag trên Google+.
- Lưu ý: Tính năng này đã ngừng hoạt động vào năm 2019 khi Google+ đóng cửa.
3.11. cache
- Ý nghĩa: Hiển thị phiên bản được lưu trong bộ nhớ đệm gần nhất của một trang web.
- Lưu ý: Hiện tại Google không cấp phép thực hiện đối với toán tử này.
4. Sử dụng toán tử Google thông minh và hữu ích
Vậy là bạn có thể sử dụng hơn 30 thủ thuật tìm kiếm trên Google để áp dụng vào dự án SEO của mình. Làm cách nào để sử dụng các toán tử này thông minh và hiệu quả? SEONGON đã tổng kết cách ứng dụng kỹ thuật tìm kiếm Google cho người làm SEO phía dưới.
4.1. Kiểm tra các vấn đề lập chỉ mục
- Dùng toán tử site: để kiểm tra xem trang web của bạn có gặp vấn đề về lập chỉ mục không.
- Kết hợp với filetype: để xem loại tệp (ví dụ: PDF) có được lập chỉ mục hay không.
- Nếu không muốn một số tệp bị lập chỉ mục, hãy sử dụng thẻ x-robots noindex để loại bỏ chúng.
4.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Sử dụng toán tử related: để tìm các trang web có nội dung liên quan đến trang của bạn.
- Kết hợp với site: và các bộ lọc khác để phân tích cấu trúc và nội dung của đối thủ.
4.3. Tìm cơ hội đăng bài của khách
- Dùng intitle:”write for us” và inurl:write-for-us để tìm các trang nhận bài viết khách.
- Hoặc tìm các bài viết trước của blogger khách bằng inurl:author/[firstname-lastname].
4.4. Tìm kiếm trên trang tài nguyên
- Tìm các trang tài nguyên bằng cách sử dụng intitle:resources hoặc inurl:resources.
4.5. Kiểm tra tệp không mong muốn trong chỉ mục
- Dùng filetype: kết hợp với site: để kiểm tra các tệp đang được Google lập chỉ mục.
- Đặt các tệp không mong muốn thành noindex bằng thẻ x-robots.
4.6. Tìm địa chỉ email cần liên hệ
- Tìm kiếm địa chỉ email trên Twitter bằng cú pháp: site:twitter.com “email” “domain.com”.
- Công cụ như Hunter.io cũng có thể giúp bạn tìm email nhanh chóng.
4.7. Tìm cơ hội thêm liên kết nội bộ
- Chọn từ khóa liên quan: Ví dụ, nếu muốn liên kết đến bài viết về “tối ưu hóa SEO”, chọn các từ khóa như “SEO”, “tối ưu hóa website”.
- Sử dụng toán tử site: Nhập câu lệnh: site:yourwebsite.com từ khóa (ví dụ: site:yourwebsite.com tối ưu hóa SEO).
- Phân tích kết quả: Xem các trang trên website của bạn có chứa từ khóa đã tìm kiếm, sau đó tìm những vị trí thích hợp để chèn liên kết nội bộ.
4.8. Tìm danh sách “tốt nhất” không đề cập đến thương hiệu của bạn
- Sử dụng từ khóa title:”best [your topic]” -[your brand] để tìm các danh sách “tốt nhất” không có tên thương hiệu của bạn.
- Dùng Ahrefs Content Explorer để lọc danh sách chất lượng cao và xuất kết quả.
4.9. Tìm các trang web đánh giá đối thủ
- Tìm các đánh giá về đối thủ bằng cách sử dụng allintitle:review ([competitor 1] OR [competitor 2]).
- Kết hợp với after:[date] để chỉ hiển thị các bài viết mới nhất.
4.10. Tìm câu hỏi liên quan trên Quora
- Dùng cú pháp site:quora.com inurl:([topic1]|[topic2]) để tìm câu hỏi liên quan đến chủ đề bạn đang quan tâm.
Thủ thuật tìm kiếm trên Google là trợ thủ đắc lực cho người làm SEO nói riêng và người dùng nói chung trong việc khám phá kho tri thức khổng lồ của công cụ tìm kiếm này. Thông qua bài viết này, SEONGON hy vọng bạn sẽ biết cách vận dụng toán tử Google hiệu quả cho dự án SEO của mình, rút ngắn thời gian làm việc và có được kết quả chính xác. Nếu việc tự SEO gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp của bạn, hãy tìm hiểu dịch vụ SEO từ SEONGON với đội ngũ chuyên gia tận tâm, dự án SEO hiệu quả với chi phí hợp lý.