Một thẻ meta description chất lượng có thể cải thiện khả năng hiển thị và thứ hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm đồng thời tăng tỷ lệ click, từ đó thúc đẩy tăng trưởng traffic website. Vậy bạn đã hiểu rõ meta description là gì chưa? Bài viết dưới đây, SEONGON sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này và hướng dẫn bạn cách viết thẻ meta description chuẩn SEO, chất lượng nhất.
1. Hiểu về thẻ meta description
1.1. Meta description là gì?
Thẻ meta description (hay còn gọi thẻ mô tả meta) thường dài khoảng 155 – 160 ký tự được đặt trong phần <head> của tài liệu HTML. Thẻ này cung cấp một đoạn tóm tắt ngắn gọn về nội dung của một trang, giúp cả công cụ tìm kiếm và người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt và đánh giá được tổng quan về nội dung của trang đó.
Vị trí hiển thị của thẻ meta description:
- Trên trang kết quả tìm kiếm (SERP): Khi bạn tra cứu một từ khóa trên Google, các kết quả trả về sẽ hiển thị tiêu đề, đường dẫn URL và ngay bên dưới là một đoạn mô tả ngắn, đó chính là meta description.
- Khi chia sẻ trên mạng xã hội: Khi bạn chia sẻ liên kết lên các nền tảng như Facebook, Twitter hay LinkedIn, đoạn meta description xuất hiện kèm theo liên kết đó, giúp người xem hiểu nhanh nội dung chính.
1.2. Vai trò
Thẻ meta description là hạng mục không thể thiếu trong việc tối ưu hóa SEO và nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang web.
- Thu hút người dùng: Thẻ meta description là điểm tiếp xúc đầu tiên mà người dùng thấy về trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Một đoạn mô tả hấp dẫn, súc tích sẽ kích thích người dùng click vào trang của bạn hơn.
- Cải thiện SEO: Các công cụ tìm kiếm đọc meta description để hiểu rõ về chủ đề trên trang. Khi nội dung này khớp với từ khóa người dùng tìm kiếm, trang của bạn sẽ có khả năng xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Một thẻ meta description tốt sẽ giúp người dùng nhanh chóng xác định được liệu trang web của bạn có chứa thông tin mà họ đang tìm kiếm hay không.
1.3. Cách kiểm tra thẻ meta description trên trang
Có 3 cách để bạn có thể kiểm tra thẻ meta description trên trang, cụ thể:
Cách 1: Kiểm tra trong mã nguồn trang
Bước 1: Mở trang bạn muốn kiểm tra.
Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + U (với hệ điều hành Windows) hoặc Command + option + U (với hệ điều hành macOS) để xem nguồn trang.
Bước 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F (với hệ điều hành Window) hoặc Command + F (với hệ điều hành macOS), tìm “meta name=”description”.
Cách 2: Kiểm tra meta description của từng trang bằng công cụ SEOquake
Bước 1: Cài đặt tiện ích SEOquake vào trình duyệt của bạn. Ở đây SEONGON sẽ hướng dẫn bạn cài SEOquake vào Google Chrome:
Chọn vào biểu tượng dấu ba chấm >> Chọn Tiện ích mở rộng >> Chọn Truy cập vào cửa hàng Chrome trực tuyến.
Tại giao diện trang chủ của cửa hàng trực tuyến bạn hãy gõ SEOquake vào thanh tìm kiếm.
Tiếp theo, chọn Add to Chrome.
Bước 2: Mở trang bạn muốn kiểm tra và nhấp vào biểu tượng mảnh ghép trên thanh tiện ích. >> Chọn SEOquake.
Mẹo nhỏ dành cho bạn, có thể chọn vào biểu tượng ghim bên cạnh để tiện cho lần sử dụng sau.
Bước 3: Xem thông tin về thẻ meta
Sau khi mở SEOQuake sẽ có một bảng thông tin chung về website hiện lên. Để xem được thông tin về thẻ meta bạn hãy chọn Page Info.
Trong cửa sổ Page Info bạn sẽ thấy được thông tin về thẻ meta description tại dòng Meta description:.
Cách 3: Kiểm tra thẻ meta description toàn website bằng Screaming Frog
Bước 1: Nhập URL trang web vào Screaming Frog và nhấn “Start”.
Bước 2: Chọn tab Meta Description, bạn sẽ thấy nội dung của thẻ meta description cho từng trang.
Bước 3: Sử dụng các bộ lọc để tìm các trang có vấn đề về meta description (quá dài, quá ngắn, trùng lặp, thiếu từ khóa).
2. Thế nào là thẻ meta description chất lượng
Theo hướng dẫn từ Google, một thẻ meta description hiệu quả cần đáp ứng những tiêu chí sau:
2.1. Tạo mô tả cho từng trang
Việc sử dụng cùng một đoạn mô tả cho nhiều trang trên website không đem lại hiệu quả khi các trang đó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Để tối ưu, hãy tạo mô tả chính xác, phù hợp với nội dung của từng trang cụ thể và các trang khác nên có mô tả riêng biệt để phản ánh đúng nội dung. Nếu không có đủ thời gian để viết mô tả cho tất cả các trang, bạn nên ưu tiên tạo mô tả cho những trang quan trọng như trang chủ hoặc các trang có lượng truy cập lớn.
2.2. Phản ánh đúng nội dung
Meta description cần phải diễn đạt đúng nội dung của trang. Ví dụ, đối với bài viết blog hoặc bản tin, có thể nêu rõ tên tác giả, ngày xuất bản hoặc thông tin khác về tác giả. Điều này cung cấp cho người dùng những thông tin hữu ích, có thể không xuất hiện ngay trong nội dung hiển thị.
Tương tự, trên các trang sản phẩm, mô tả meta có thể giúp gom lại các chi tiết quan trọng như giá cả, độ tuổi sử dụng, hoặc tên nhà sản xuất, thường được phân tán khắp trang. Một mô tả meta tốt sẽ khái quát được những thông tin này và giúp người dùng nắm bắt nhanh chóng.
2.3. Tạo mô tả bằng lập trình
Với một số trang web, như các trang tin tức, việc tạo mô tả riêng biệt cho mỗi bài viết khá đơn giản vì nội dung thường được viết thủ công, và việc thêm một đoạn mô tả ngắn gọn không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, đối với các trang web lớn hơn, như trang thương mại điện tử, số lượng sản phẩm rất lớn, việc tạo mô tả thủ công cho từng trang là rất khó khăn và không khả thi. Trong trường hợp này, phương pháp lập trình để tự động tạo mô tả là giải pháp hiệu quả.
Một đoạn mô tả chất lượng không chỉ dễ đọc mà còn phải đa dạng, phản ánh chính xác nội dung từng trang. Bạn có thể tận dụng các dữ liệu có sẵn như thông tin sản phẩm, giá cả, hay các thuộc tính cụ thể của từng mục để tự động tạo ra mô tả cho từng trang một cách phù hợp và thu hút.
Lưu ý rằng, việc nhồi nhét từ khóa vào đoạn mô tả không chỉ làm giảm trải nghiệm người dùng mà còn khó có khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Thay vào đó, bạn hãy tạo ra các mô tả thực sự có giá trị đối với người dùng.
2.4. Sử dụng nội dung mô tả chất lượng cao
Mặc dù đoạn mô tả này không hiển thị trực tiếp trên trang web, nhưng nó có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên Google, giúp nâng cao chất lượng và tăng lượng truy cập. Dưới đây là một số ví dụ về cách cải thiện thẻ meta description của bạn:
Tiêu chí | Ví dụ chưa tốt | Ví dụ tốt hơn |
Cách chèn từ khoá | Chỉ liệt kê từ khóa:
<meta name=”description” content=”Đồ may vá, sợi, bút chì màu, máy khâu, kim, chỉ”> |
Nêu rõ thông tin chi tiết về sản phẩm và cửa hàng):
<meta name=”description” content=”Cửa hàng cung cấp mọi thứ cho may vá: đồ may vá, sợi, bút chì màu, máy khâu… Mở cửa từ 9-20h giờ, thứ Hai đến thứ Sáu tại khu đô thị ABC.”> |
Phù hợp với từng trang | Mô tả chung chung cho tất cả các bài:
<meta name=”description” content=”Tin địa phương ở thành phố D, giao tận nhà. Khám phá sự kiện hôm nay.”> |
Nội dung cụ thể cho từng bài):
<meta name=”description” content=”Người đàn ông lớn tuổi gây rối ở thành phố D, trộm đồ vào đêm trước sự kiện quan trọng. Theo dõi thông tin mới nhất về vụ việc ngày hôm nay.”> |
Cách diễn đạt nội dung | Không tóm tắt rõ ràng nội dung:
<meta name=”description” content=”Trứng là một loại thực phẩm tốt.”> |
Tóm tắt nội dung cụ thể của trang):
<meta name=”description” content=”Hướng dẫn đầy đủ về cách nấu các loại trứng. Bao gồm trứng tráng hai mặt, một mặt, luộc và trứng chần.”> |
Độ dài | Quá ngắn và không cung cấp thông tin hữu ích:
<meta name=”description” content=”Bút chì bấm”> |
Cụ thể, chi tiết về sản phẩm:
<meta name=”description” content=”Bút chì bấm tự động với ruột chì 2B chất lượng. Bút có hai màu: Hồng cổ điển và Vàng học đường. Giao hàng miễn phí với đơn trên 50 bút chì.”> |
Lưu ý rằng việc sử dụng chuỗi dài các từ khóa sẽ không mang lại lợi ích cho người dùng và khó có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Mô tả cần cụ thể và cung cấp thông tin rõ ràng, dễ hiểu.
3. Cách viết meta description chuẩn SEO, hấp dẫn
Viết meta description chuẩn SEO và hấp dẫn là một kỹ thuật quan trọng để tăng cường khả năng thu hút người dùng từ kết quả tìm kiếm. Dưới đây là các tiêu chí quan trọng để tạo ra một đoạn meta description hiệu quả:
3.1. Đặt từ khóa chính ở bên trái
Người dùng thường có thói quen đọc từ trái sang phải, vì vậy bạn hãy đảm bảo từ khóa chính xuất hiện ở đầu đoạn mô tả. Điều này giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện và khiến từ khóa được tô đậm khi người dùng tìm kiếm, làm nổi bật hơn trong kết quả.
3.2. Dễ đọc
Đoạn mô tả của bạn cần ngắn gọn, rõ ràng và tự nhiên, tránh lặp lại từ khóa một cách máy móc và bắt đầu mô tả với từ khóa chính. Điều này sẽ giúp cho người dùng nhanh chóng nắm bắt nội dung mà vẫn giữ được tính mạch lạc.
3.3. Sử dụng giọng văn hấp dẫn
Bạn hãy coi đoạn meta description như một lời mời thu hút người đọc vào trang web. Vì vậy, bạn cần tránh dùng ngôn ngữ phức tạp hay ẩn dụ khó hiểu. Cùng với đó, bạn hãy giữ văn phong thân thiện, dễ hiểu và chọn lựa từ ngữ kỹ càng để tạo sự thuyết phục cao, khiến người dùng muốn nhấp chuột.
3.4. Tận dụng tiêu đề meta
Tiêu đề meta là tiêu đề của bài viết, xuất hiện ngay trên mô tả trong kết quả tìm kiếm. Một tiêu đề hấp dẫn kết hợp với đoạn meta description thu hút sẽ nâng cao hiệu quả của đoạn mô tả, giúp truyền tải thông điệp nhanh chóng và chính xác. Theo đó, tiêu đề không nên dài quá 65 ký tự để tránh bị cắt khi hiển thị.
3.5. Khẳng định bản sắc thương hiệu
Meta description là cách tuyệt vời để bạn trình bày những điểm độc đáo hoặc cam kết của thương hiệu, đặc biệt là trên các trang chủ. Ví dụ, Vinamilk đã thành công trong việc xây dựng ấn tượng thương hiệu qua những đoạn mô tả ngắn gọn nhưng ấn tượng.
3.6. Thêm lời kêu gọi hành động (CTA)
Bạn có thể sử dụng những cụm từ như “Xem thêm”, “Mua ngay”, “Dùng thử miễn phí” trong meta description để tạo điểm nhấn. Những lời kêu gọi này có thể thúc đẩy người dùng hành động, tăng tỷ lệ nhấp chuột vào trang web của bạn.
3.7.Hiển thị thông số kỹ thuật
Nếu sản phẩm của bạn dành cho đối tượng am hiểu công nghệ, hãy nêu bật các thông số quan trọng như nhà sản xuất, model, hoặc giá. Việc cung cấp các thông tin này sẽ giúp người dùng nhận thấy sự tin cậy, chuyên nghiệp và có thêm lý do để nhấp vào liên kết.
3.8. Cung cấp ưu đãi đặc biệt
Meta description là nơi lý tưởng để bạn quảng cáo những chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi đặc biệt của mình. Những thông tin về các đợt giảm giá hoặc ưu đãi hấp dẫn có thể thu hút sự chú ý và thúc đẩy người dùng truy cập trang web.
3.9. Sử dụng đoạn mã thú vị
Bạn có thể bổ sung thêm các chi tiết như xếp hạng sao, hoặc các thông tin đánh giá sản phẩm sẽ làm đoạn mô tả trở nên hấp dẫn hơn. Những chi tiết này giúp cung cấp thêm giá trị cho người dùng và làm tăng sự tò mò, hứng thú.
Meta description không chỉ là một yếu tố kỹ thuật trong SEO mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp thu hút người dùng và nâng cao tỷ lệ nhấp chuột vào trang web của bạn. Để tối ưu hóa hiệu quả của meta description, hãy đảm bảo rằng nó chứa từ khóa chính, dễ đọc và có sức thuyết phục cao.
Nếu bạn đang tìm kiếm sự trợ giúp để tối ưu hóa chiến lược SEO của mình, SEONGON sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, chúng tôi cung cấp các dịch vụ SEO hiệu quả, giúp bạn cải thiện thứ hạng tìm kiếm và thu hút lượng truy cập chất lượng đến trang web. Hãy liên hệ với SEONGON để bắt đầu hành trình tối ưu hóa và phát triển doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!