Landing page là gì? Khám phá 7 loại landing page đang được sử dụng phổ biến

Chia sẻ bài viết

Landing page là công cụ không thể thiếu trong các chiến dịch digital marketing, giúp tối ưu hóa hiệu quả chuyển đổi và thu hút khách hàng tiềm năng. Nhưng bạn đã thực sự hiểu landing page là gì và tại sao nó quan trọng? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá chi tiết khái niệm landing page và 7 loại landing page phổ biến nhất hiện nay.

1. Landing page là gì?

Landing Page là gì?
Landing Page là gì?

Landing page, hay còn gọi là “trang đích”, là một trang web độc lập được thiết kế với mục tiêu hướng người dùng thực hiện một hành động cụ thể, ví dụ như đăng ký thông tin, mua hàng hoặc tải xuống tài liệu. Đây là điểm đến thường gặp khi người dùng nhấp vào các liên kết từ quảng cáo trực tuyến, email marketing, hoặc nội dung chia sẻ trên mạng xã hội, giúp tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả.

Các landing page thường được sử dụng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, hoặc thu thập thông tin khách hàng với mục tiêu chính là tăng tỷ lệ chuyển đổi.

2. Cấu trúc landing page cơ bản

Landing page không chỉ là một trang web thông thường mà được thiết kế kỹ lưỡng về cả yếu tố kỹ thuật lẫn nội dung.

2.1. Dựa trên yếu tố kỹ thuật

Section (Vùng nội dung):

Nếu muốn biết rõ hơn về landing page là gì? Trước tiên hãy tìm hiểu về Section. Đây là phần lớn nhất trên trang, được sử dụng để phân chia nội dung thành các khu vực cụ thể như mô tả sản phẩm, form đăng ký, hoặc lời kêu gọi hành động (CTA). Để bố cục trở nên dễ nhìn và khoa học hơn, section thường được chia nhỏ thành các cột, giúp sắp xếp nội dung một cách rõ ràng và hợp lý.

Section trong landing page
Section trong landing page

Column (Cột):

Cột là thành phần nhỏ hơn nằm trong cấu trúc landing page, có nhiệm vụ chia tách và tổ chức nội dung một cách rõ ràng hơn. Một section có thể bao gồm nhiều cột để sắp xếp linh hoạt các phần tử, giúp bố cục trở nên ngăn nắp và dễ theo dõi. Hiểu được các sử dụng Column sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn khái niệm landing page là gì và cách thức hoạt động của trang landing page.

Column trong landing page
Column trong landing page

Widget (Phần tử):

Các phần tử nhỏ được thêm vào cột để hoàn thiện nội dung, bao gồm:

  • Tiêu đề, hình ảnh, và video.
  • Biểu mẫu đăng ký (form), nút kêu gọi hành động (CTA).
  • Các thành phần tương tác như: bộ đếm ngược, trình chiếu (slide), và hiệu ứng động.
Widget trong landing page
Widget trong landing page

2.2. Dựa trên yếu tố nội dung

Cấu trúc Landing page dựa trên nội dung
Cấu trúc Landing page dựa trên nội dung

Một trang landing page hiệu quả cần được thiết kế cẩn thận, bắt đầu từ tiêu đề đến phần footer. Dưới đây là các lưu ý dành cho những yếu tố chính:

Tiêu đề hấp dẫn (Headline):Bí quyết tạo ấn tượng ban đầu

Tiêu đề cho Landing Page
Tiêu đề cho Landing Page

Tiêu đề là yếu tố cực quan trọng trong việc tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ ban đầu với người dùng. Các tiêu chí để trở thành một tiêu đề hấp dẫn trong landing page là gì?

  • Ngắn gọn, rõ ràng: Truyền đạt giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ ngay từ lúc mới đọc Ví dụ: “Chiến lược Marketing giúp tăng doanh thu cực khủng trong vòng 7 ngày”.
  • Gây tò mò: Khơi gợi sự quan tâm, như “Bí mật giúp doanh nghiệp bạn tăng gấp đôi khách hàng tiềm năng”.
  • Liên quan đến quảng cáo: Tạo sự nhất quán giữa thông điệp quảng cáo và nội dung landing page, tránh gây hoang mang.

Nội dung thuyết phục (Body)

Body trong Landing page
Body trong Landing page

Phần nội dung là nơi bạn chinh phục khách hàng. Hãy đảm bảo rằng nội dung đảm bảo những điều sau đây:

  • Nêu bật lợi ích rõ ràng: Giải thích giá trị khách hàng sẽ nhận được. Ví dụ: “Sử dụng công cụ này, bạn sẽ tiết kiệm đến 50% thời gian xử lý công việc.”
  • Dùng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu: Tránh sử dụng thuật ngữ khó, tập trung vào cách nói mà khách hàng có thể nắm bắt nhanh chóng.
  • Sử dụng hình ảnh, video chất lượng cao: Một bức ảnh hoặc video minh họa hấp dẫn sẽ giúp nội dung của bạn thêm sức sống.
  • Chứng minh xã hội (Social Proof): Đánh giá từ khách hàng, logo đối tác hoặc số liệu thực tế như: “Đã có hơn 10.000 người dùng hài lòng với sản phẩm này.”

Form đăng ký (Form)

Form đăng ký trong landing page
Form đăng ký trong landing page

Một form đăng ký tốt trong cấu trúc landing page cần đơn giản và dễ sử dụng:

  • Ngắn gọn: Cần chọn lọc kỹ và chỉ nên yêu cầu thông tin cần thiết như tên, email, số điện thoại.
  • Giao diện thân thiện: Các trường điền thông tin rõ ràng, không gây nhầm lẫn.
  • Nút CTA nổi bật: Khuyến khích người dùng hành động ngay với lời kêu gọi như “Đăng ký ngay để nhận ưu đãi!”.

Call to action (CTA)

Call to action trong Landing page
Call to action trong Landing page

Vai trò lớn nhất của một lời CTA (call to action) trong landing page là gì? Đó chính việc thúc đẩy hành động của người xem. Để làm được điều đó, một CTA tốt cần thỏa mãn các tiêu chí:

  • Rõ ràng, trực tiếp: Sử dụng các cụm từ như “Mua ngay nào”, “Click đăng ký ngay”, hoặc “Download xuống ngay”.
  • Nổi bật: Màu sắc và kích thước nút CTA phải dễ nhận thấy nhưng không gây rối mắt.
  • Tạo sự cấp bách: Thêm các yếu tố như thời gian giới hạn “Ưu đãi chỉ còn 24h!” để khuyến khích người xem thực hiện hành động ngay lập tức.

Footer

Footer trong Landing Page
Footer trong Landing Page

Đừng bỏ qua phần footer – nơi cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng lòng tin:

  • Cung cấp thông tin nhằm mục đích liên hệ: Địa chỉ, số điện thoại và email để khách hàng dễ dàng liên lạc.
  • Chính sách bảo mật: Đảm bảo khách hàng rằng dữ liệu của họ sẽ được bảo vệ.
  • Liên kết bổ sung: Điều hướng đến các trang khác như Trang chủ, Về chúng tôi, Chính sách hoàn trả.

3. Các loại landing page phổ biến

Có nhiều loại landing page được thiết kế cho các mục tiêu khác nhau, từ thu thập thông tin khách hàng, bán hàng, đến quảng bá sự kiện. Cùng khám phá các loại phổ biến để hiểu rõ hơn landing page nhé!

3.1. Landing page thu thập thông tin người dùng(Lead Generation Landing Page)

Landing page dùng để thu thập thông tin
Landing page dùng để thu thập thông tin

Mục đích: Đây là các landing page có mục đích thu thập dữ các liệu khách hàng có khả năng chuyển đổi cao như email, số điện thoại.
Đặc điểm:

  • Thường bao gồm biểu mẫu để đăng ký nhận ưu đãi, tải tài liệu, hoặc tham gia các sự kiện.
  • Nội dung đơn giản, tập trung vào giá trị mang lại cho khách hàng.

3.2. Landing page bán hàng, chuyển đổi doanh số (Sales Landing Page)

Landing page bán hàng
Landing page bán hàng

Mục đích: Những trang này được tạo ra với mục đích khuyến khích khách hàng quyết định mua hàng ngay lập tức.
Đặc điểm:

  • Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, bao gồm lợi ích, giá trị, và các ưu đãi hấp dẫn.
  • Kết hợp các yếu tố tăng độ tin cậy, như đánh giá từ khách hàng, chứng nhận uy tín, hoặc cam kết bảo hành.

3.3. Landing page quảng bá sự kiện

Landing page quảng bá sự kiện
Landing page quảng bá sự kiện

Mục đích: Các landing page này nhằm quảng bá sự kiện đến với nhiều người. Bên cạnh đó cung cấp các thông tin liên quan đồng thời tăng số lượng người quan tâm đến sự kiện.
Đặc điểm:

  • Những trang này luôn cập nhật đầy đủ thông tin chi tiết về sự kiện bao gồm: ngày tổ chức, thời gian bắt đầu, địa điểm diễn ra và các hoạt động chính trong chương trình
  • Có form đăng ký tham dự đơn giản.

3.4. Landing page quảng cáo sản phẩm/dịch vụ mới

Landing page dùng để tiếp thị, quảng cáo
Landing page dùng để tiếp thị, quảng cáo

Mục tiêu chính: Để lại dấu ấn mạnh mẽ và sâu sắc ngay từ lần đầu khách hàng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ, đảm bảo họ cảm nhận rõ ràng giá trị và sự khác biệt mà sản phẩm, dịch vụ mang lại.
Đặc điểm:

  • Tập trung làm nổi bật những tính năng vượt trội và giá trị độc đáo mà sản phẩm mang lại, giúp khách hàng không chỉ hiểu mà còn cảm nhận được lợi ích rõ ràng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống hoặc giải quyết vấn đề của họ
  • Landing page có kèm video minh họa hoặc nút dùng thử miễn phí.

3.5. Landing page khuyến mãi (Promo Landing Page)

Landing page khuyến mãi
Landing page khuyến mãi

Mục tiêu: Các trang này được thực hiện với mục đích hấp dẫn người dùng thông qua các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt.
Đặc điểm:

  • Tập trung vào khuyến mãi hoặc ưu đãi giới hạn thời gian.
  • Thường kèm bộ đếm ngược hoặc thông báo “Số lượng có hạn.”

3.6. Landing page điều hướng (Click-Through Landing Page)

Landing page điều hướng
Landing page điều hướng

Mục đích: Đây là các loại landing page hướng người dùng đến trang chuyển đổi chính như thanh toán hoặc đăng ký.
Đặc điểm:

  • Cung cấp thông tin sơ bộ, khơi gợi sự quan tâm.
  • Chứa nút “Tìm hiểu thêm” hoặc “Tiếp tục.”

3.7. Landing page cảm ơn (Thank You Page)

Landing page cảm ơn
Landing page cảm ơn

Mục tiêu: Đây là các loại landing page xuất hiện sau khi khách hàng thực hiện một hành động, chẳng hạn như đăng ký hoặc mua hàng.
Đặc điểm:

  • Bao gồm lời cảm ơn và các thông tin tiếp theo (nhận ebook, xác nhận đơn hàng).
  • Có thể thêm ưu đãi đặc biệt như mã giảm giá lần sau.

4. Sự khác biệt giữa Landing page và Website

Landing page và website đều là những yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing trực tuyến, nhưng chúng có cấu trúc và mục đích sử dụng khác nhau. Nắm rõ sự khác biệt sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả hơn.

  • Website:

Là một hệ thống các trang web được liên kết, cung cấp thông tin phong phú về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là nơi khách hàng có thể tìm hiểu sâu hơn về thương hiệu, lịch sử, đội ngũ và toàn bộ danh mục sản phẩm/dịch vụ.

Mục tiêu: Nhằm cung cấp thông tin một cách thật chi tiết, hỗ trợ xây dựng thương hiệu bền vững, tạo kênh giao tiếp và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

  • Bảng so sánh giữa Landing Page và Website:

Sau khi biết rõ hơn về landing page là gì và khái niệm website ở trên, chúng ta sẽ so sánh chúng dựa trên 5 tiêu chí bên dưới

Tính năng Landing Page Website
Mục tiêu Tập trung vào việc chuyển đổi khách truy cập (đăng ký, mua hàng, tải tài liệu). Cung cấp thông tin chi tiết, xây dựng thương hiệu và hỗ trợ khách hàng lâu dài.
Cấu trúc Tối giản, nhắm đến một nội dung hoặc mục tiêu cụ thể. Phức tạp hơn, chứa nhiều trang con và nội dung đa dạng.
Số lượng trang Thường bao gồm duy nhất một trang. Chứa nhiều trang như Trang chủ, Sản phẩm, Blog, Liên hệ, và các mục khác.
Nội dung Rất ngắn gọn, chỉ tập trung một mục tiêu duy nhất Cung cấp thông tin chi tiết, bao quát các khía cạnh về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ.
CTA Rõ ràng, nổi bật, thường chỉ có một CTA chính. Có thể có nhiều CTA khác nhau ở các vị trí khác nhau trên website.

Nên sử dụng Landing Page khi nào?

  • Khi cần tăng tỷ lệ chuyển đổi: Landing page được xây dựng với mục tiêu duy nhất, giúp tối ưu hóa việc khuyến khích khách hàng thực hiện hành động chẳng hạn như muốn người xem thực hiện đăng ký, mua hàng hoặc tải về tài liệu.
  • Khi muốn thu thập thông tin khách hàng: Landing page là công cụ hiệu quả để thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng như email, số điện thoại, giúp bạn xây dựng danh sách email marketing hoặc chuẩn bị cho các cuộc gọi tư vấn.
  • Khi cần đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing: Landing page hỗ trợ theo dõi và phân tích các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi và số lượt tương tác, giúp bạn đánh giá chính xác kết quả của từng chiến dịch quảng cáo.

Khi nào nên sử dụng Website?

  • Khi cần xây dựng thương hiệu: Website là kênh quan trọng để giới thiệu toàn diện về doanh nghiệp, bao gồm sứ mệnh, sản phẩm, dịch vụ, và giá trị cốt lõi, giúp củng cố lòng tin và hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
  • Khi muốn cung cấp thông tin chi tiết: Website cho phép bạn trình bày đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ cũng như các chính sách liên quan, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những gì bạn cung cấp.
  • Khi cần tương tác với khách hàng: Website là nền tảng để tạo ra một cộng đồng khách hàng trực tuyến, nơi bạn có thể trả lời câu hỏi, giải quyết vấn đề và cung cấp hỗ trợ nhanh chóng, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

5. Những câu hỏi thường gặp về landing page

Tìm hiểu mọi điều bạn cần biết về landing page, từ cách thiết kế, sử dụng đến tối ưu hóa hiệu quả, để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch marketing của bạn.

5.1. Các công cụ phổ biến để tạo landing page?

Hiểu rõ landing page là gì không chỉ dừng lại ở khái niệm mà còn cần biết cách xây dựng chúng hiệu quả. Sau đây là một số công cụ thông dụng giúp tạo landing page hiệu quả:

  • Unbounce: Công cụ mạnh mẽ với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và đi kèm nhiều mẫu thiết kế chuyên nghiệp, giúp bạn tạo landing page nhanh chóng.
  • Leadpages: Nổi bật với khả năng tích hợp với nhiều nền tảng marketing khác, hỗ trợ tăng tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch quảng cáo.
  • Instapage: Được đánh giá cao nhờ tốc độ tải trang nhanh và tối ưu hóa chuẩn SEO, phù hợp với các chiến dịch yêu cầu hiệu quả tức thì.
  • WordPress: Nền tảng linh hoạt với khả năng tùy chỉnh cao, hỗ trợ các plugin chuyên biệt giúp tạo landing page theo nhu cầu riêng của bạn.

5.2. Có nên sử dụng nhiều landing page cho một chiến dịch marketing?

Khi đã tìm hiểu landing page là gì, bạn sẽ thấy rằng việc sử dụng nhiều landing page cho một chiến dịch marketing là chiến lược hiệu quả. Điều này giúp bạn:

  • Cá nhân hóa theo đối tượng khách hàng: Từng nhóm khách hàng tiềm năng có nhu cầu riêng, và các landing page khác nhau sẽ truyền tải thông điệp phù hợp hơn.
  • Tối ưu hóa sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể: Nếu chiến dịch bao gồm nhiều sản phẩm/dịch vụ, mỗi landing page có thể tập trung làm nổi bật một sản phẩm/dịch vụ riêng biệt.
  • Phù hợp với từng giai đoạn bán hàng: Các landing page có thể được thiết kế riêng cho từng bước, từ thu hút khách hàng tiềm năng đến chốt đơn hàng.

5.3. Landing page có cần tích hợp công cụ phân tích không?

Câu trả lời hoàn toàn là nên. Sau khi nắm vững landing page là gì, bạn sẽ nhận ra rằng tích hợp các công cụ phân tích là yếu tố quan trọng để đo lường hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch marketing.

  • Google Analytics: Cung cấp thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập, hành vi người dùng, và tỷ lệ chuyển đổi trên landing page.
  • Hotjar: Cho phép theo dõi bản đồ nhiệt (heatmap), phân tích cách khách hàng tương tác với từng phần trên landing page của bạn.
  • Pixel theo dõi: Các công cụ như Facebook Pixel hay Google Ads Pixel giúp bạn đo lường hiệu quả quảng cáo và tái tiếp thị (retargeting).

Việc tích hợp các công cụ này vào landing page không chỉ giúp bạn hiểu rõ hiệu suất mà còn hỗ trợ cải thiện nội dung và thiết kế để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Điều này thể hiện rõ vai trò tối ưu mà trang landing page mang lại trong chiến lược marketing hiện đại.

5.4. Một landing page có cần phải chuẩn SEO không?

Câu trả lời là có, nhưng điều này phụ thuộc vào mục tiêu mà bạn muốn đạt được với landing page là gì. Nếu bạn muốn trang landing page xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tự nhiên, việc tối ưu SEO là rất cần thiết. Một landing page chuẩn SEO sẽ giúp tăng khả năng hiển thị và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, đối với các chiến dịch ngắn hạn, như chạy quảng cáo PPC (Pay-Per-Click), chuẩn SEO có thể không phải là ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, hãy tập trung tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, đảm bảo mọi tương tác với sản phẩm đều mượt mà và đáng nhớ, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả và bền vững

Một landing page chuẩn SEO không chỉ giúp bạn tối ưu tìm kiếm tự nhiên mà còn cải thiện hiệu quả marketing tổng thể. Nếu bạn cần giải pháp thiết kế và tối ưu hóa landing page một cách chuyên nghiệp, SEONGON luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy liên hệ ngay để nâng tầm hiệu quả chiến dịch của bạn với dịch vụ SEO chuyên nghiệp và bền vững của SEONGON. Tìm hiểu ngay!

Từ đầu đến Call to action

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

CTV

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN