Google Penguin là một trong những thuật toán quan trọng của Google, được ra đời nhằm cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm. Tầm ngắm của thuật toán này là những website có hồ sơ liên kết không chất lượng. Việc hiểu rõ về Google Penguin sẽ giúp bạn tối ưu hóa SEO hiệu quả hơn, tránh bị phạt và cải thiện thứ hạng bền vững trên công cụ tìm kiếm. Cùng SEONGON tìm hiểu chi tiết về Google Penguin là gì, cách phát hiện và 7 phương pháp khắc phục trước án phạt của Google Penguin nhé!
1. Tổng quan về Google Penguin
1.1. Google Penguin là gì?
Google Penguin được thiết kế nhằm loại bỏ các trang web kém chất lượng, đặc biệt là những trang có hành vi spam liên kết khỏi kết quả tìm kiếm. Trước khi Penguin ra đời, nhiều website có thể lên top dễ dàng chỉ bằng cách tăng số lượng backlink và không cần quan tâm đến chất lượng. Chính vì điều này đã làm cho một bộ phận các nhà quản trị web có phần “bất chấp” chỉ tập trung vào tăng trưởng liên kết trên website và không bận tâm đến chất lượng nội dung. Dẫn đến không cung cấp đúng giá trị mong muốn cho người tìm kiếm.
Phương án của Google nhằm giải quyết vấn đề này là áp dụng thuật toán Google Penguin. Lúc này, những website bị phạt nhanh chóng cảm nhận được trong thời gian ngắn do traffic giảm đột ngột không phanh.
Ví dụ thực tế:
Trước khi có Penguin:
- Website A: Mua hàng nghìn liên kết từ các trang web chuyên bán backlink để nhanh chóng leo top.
- Website B: Tập trung xây dựng nội dung chất lượng và tự nhiên thu hút các liên kết từ các trang web uy tín trong cùng lĩnh vực.
- Kết quả: Website A có thể xếp hạng cao hơn Website B mặc dù nội dung không mấy hấp dẫn.
Sau khi có Penguin:
- Website A: Bị giảm thứ hạng nghiêm trọng do bị phát hiện mua bán link.
- Website B: Tiếp tục duy trì và phát triển, thứ hạng được cải thiện đáng kể nhờ các liên kết chất lượng.
Google Penguin đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ mà các website kém chất lượng có thể dễ dàng “leo” top bằng cách mua bán link. Thay vào đó, các website muốn đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm phải tập trung vào việc xây dựng nội dung chất lượng, hữu ích cho người dùng và thu hút các liên kết tự nhiên từ các trang web uy tín.
1.2. Lịch sử các bản cập nhật của Google Penguin
Thuật toán Google Penguin được phát hành vào ngày 24 tháng 4 năm 2012 và đã trải qua tổng cộng 5 lần cập nhật chính:
- Penguin 1.1 – Cập nhật vào ngày 26 tháng 5 năm 2012 mục đích là cải thiện độ chính xác trong việc phát hiện các liên kết không tự nhiên và các hành vi spam
- Penguin 2.0 – Phát hành vào ngày 22 tháng 5 năm 2013 giúp phân tích sâu hơn về các liên kết đến trang web, nhằm phát hiện các liên kết chất lượng kém và xử lý chúng hiệu quả hơn
- Penguin 2.1 – Cập nhật vào ngày 4 tháng 10 năm 2013 để cải tiến khả năng phát hiện các liên kết không tự nhiên và spam. Bản cập nhật này cũng cung cấp cho các webmaster công cụ tốt hơn để phân tích liên kết của mình và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
- Penguin 3.0 – Phát hành vào ngày 17 tháng 10 năm 2014 là một bản cập nhật lớn, cải thiện khả năng xử lý các liên kết không tự nhiên. Penguin 3.0 giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của các liên kết không chất lượng và nâng cao độ chính xác trong việc xếp hạng các trang web.
- Penguin 4.0 – Cập nhật vào ngày 23 tháng 9 năm 2016 và đây là phiên bản cuối cùng. Penguin 4.0 đã được tích hợp vào thuật toán cốt lõi của Google và hoạt động theo thời gian thực. Các trang web có thể khôi phục thứ hạng của mình nhanh chóng hơn nếu họ sửa chữa các vấn đề liên quan đến liên kết không tự nhiên.
1.3. Mục đích của Google Penguin
Nếu như thuật toán Panda chỉ tập trung vào việc đánh giá chất lượng nội dung của một trang web thì Penguin lại đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá chất lượng và sự liên quan của các liên kết trỏ về một trang web. Nói cách khác, Penguin và Panda cùng bổ trợ cho nhau trong việc sàng lọc những website chất lượng nhất.
Dưới đây là các mục đích chính của Google Penguin:
- Loại bỏ các liên kết kém chất lượng: Penguin được thiết kế để phát hiện và giảm thứ hạng của những trang web sử dụng quá nhiều liên kết không tự nhiên, liên kết từ các trang web spam hoặc các liên kết trỏ đến các nội dung không liên quan, không hữu ích cho người dùng.
- Ngăn chặn việc lạm dụng liên kết: Trong quá khứ, nhiều website đã lợi dụng lỗ hổng của các thuật toán tìm kiếm để tạo ra một lượng lớn liên kết trỏ về một cách phi tự nhiên. Penguin ra đời để chấm dứt tình trạng này, đảm bảo rằng các website có nội dung chất lượng mới là những website được ưu tiên xếp hạng cao.
- Phạt các trang web spam: Các trang web spam, tức là những trang web có nội dung kém chất lượng, chứa nhiều quảng cáo hoặc lặp lại nội dung một cách vô nghĩa, sẽ bị Penguin trừng phạt. Điều này giúp làm sạch kết quả tìm kiếm và mang đến cho người dùng những thông tin hữu ích hơn.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Bằng cách loại bỏ các liên kết không tự nhiên và các trang web spam, Penguin giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những thông tin họ cần mà không bị làm phiền bởi các quảng cáo hoặc nội dung không liên quan.
Từ những mục đích trên có thể thấy mục tiêu cuối cùng của Penguin chính là giúp Google đánh giá một cách chính xác hơn về chất lượng của một trang web, từ đó đưa ra kết quả tìm kiếm khách quan và công bằng nhất có thể.
2. Google Penguin đánh giá yếu tố gì và đối tượng bị nhắm đến?
2.1. Những yếu tố Google Penguin đánh giá
Google Penguin tập trung đánh giá và xử phạt những yếu tố liên quan đến liên kết, cụ thể:
- Link Schemes: Đây là chiến thuật mà người làm SEO cố ý chèn một số lượng lớn liên kết không tự nhiên vào nội dung. Những liên kết này thường không liên quan và được sử dụng chỉ để tăng cường thứ hạng của trang web mà không mang lại giá trị thực cho người dùng.
- Link Spam: Link spam liên quan đến việc tạo ra các liên kết không liên quan nhằm thao túng vị trí của trang web trên kết quả tìm kiếm của Google. Những liên kết này không cung cấp giá trị hữu ích và chỉ làm loãng chất lượng của kết quả tìm kiếm.
- Anchor Text Spam: Hình thức này tập trung vào việc sử dụng anchor text (văn bản được liên kết) với tần suất cao để đưa nhiều từ khóa vào bài viết. Việc này nhằm mục đích nâng cao thứ hạng của từ khóa, nhưng lại khiến nội dung trở nên kém tự nhiên và gây phiền phức cho người dùng.
- Chuyển hướng Spam: Đây là một chiến lược SEO không rõ ràng, trong đó người dùng bị chuyển hướng từ một URL ban đầu đến một trang khác mà họ không đúng với mục đích tìm kiếm của họ. Mục đích của hành vi này là để tăng lượt truy cập và thứ hạng của trang đích thông qua thủ thuật điều hướng không rõ ràng.
2.2. Google Penguin nhắm đến những đối tượng nào?
Những hành vi trên đều có chung mục tiêu là tăng số lượng liên kết không uy tín để cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên, điều này làm giảm trải nghiệm người dùng và giảm tỷ lệ tương tác của người dùng với website. Chính vì vậy, các trang web vi phạm sẽ bị Google Penguin phạt, gây tụt hạng trên kết quả tìm kiếm, cụ thể là các trang có dấu hiệu sau:
- Trang web có link farm chất lượng thấp: Đây là các trang có sự tăng trưởng liên kết nhanh chóng nhưng chứa nhiều liên kết kém chất lượng.
- Website tạo liên kết tự động: Các liên kết được xây dựng mà không có dấu hiệu đã được đọc bởi con người trên nội dung của những liên kết này.
- Website có liên kết tăng đột ngột: Các trang có sự gia tăng bất thường về số lượng liên kết, sẽ bị nghi ngờ là hành vi thao túng.
- Website dạng báo chí, tin tức bán liên kết: Các trang này được tạo ra chỉ với mục đích bán backlink thì lợi nhuận và không quan tâm đến nội dung mang đến cho người dùng là gì.
- Trang web tham gia vào việc trao đổi liên kết: Các website phối hợp với nhau để trao đổi liên kết cho nhau sẽ nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của Penguin.
- Liên kết chân trang và liên kết nội bộ không thân thiện với người dùng: Những liên kết này được tạo ra không nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng mà chỉ để thao túng thứ hạng.
3. Hình phạt của Google Penguin dành cho website
Những website chứa những hành vi thiếu minh bạch kể trên sẽ nhanh chóng bị Penguin xử phạt mạnh tay. Dưới đây là một số hình phạt có thể Google Penguin áp dụng lên website của bạn:
- Đánh rớt thứ hạng trang web: Một trong những hình phạt nghiêm khắc nhất là giảm thứ hạng của trang web vi phạm trên kết quả tìm kiếm của Google. Tùy vào mức độ sai phạm, Google sẽ cân nhắc loại website khỏi những vị trí phù hợp.
- Giảm kết quả SEO: Dù quản trị viên đã nỗ lực tối ưu hóa từ khóa và thực hiện các biện pháp SEO khác, nhưng các trang bị phạt bởi Penguin sẽ khó có thể thăng hạng. Điều này đồng nghĩa rằng các nỗ lực SEO dần vô ích.
- Xóa index: Các trang web vi phạm có thể bị gắn thẻ noindex. Khi đó, những trang này sẽ không hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Hình phạt này chỉ áp dụng cho các trang cụ thể vi phạm, không ảnh hưởng đến toàn bộ website của bạn.
4. Cách nhận biết website đã dính án phạt Google Penguin
Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn xác định được liệu website của mình có đang bị Penguin áp lệnh trừng phạt hay không:
4.1. Thứ hạng bài viết sụt giảm nghiêm trọng
Bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console để theo dõi thứ hạng từ khóa. Nếu bạn thấy thứ hạng của từ khóa bị sụt giảm mạnh, chẳng hạn từ top 10 biến mất khỏi top 100, đây có thể là dấu hiệu cho thấy website đang bị ảnh hưởng bởi án phạt từ Google Penguin.
4.2. Đã tối ưu nhưng từ khoá không thay đổi thứ hạng
- Thực hiện tối ưu hóa nhưng không thấy cải thiện: Nếu bạn đã thực hiện tối ưu hóa cho bài viết đầy đủ và cẩn thận nhất nhưng thứ hạng từ khóa vẫn không có sự thay đổi, điều này có thể cho thấy rằng website đang dính án phạt.
- Kiểm tra tình trạng Cannibalization: Để chắc chắn, bạn nên xem xét xem có hiện tượng cannibalization (tình trạng ăn thịt từ khoá – nhiều trang trong cùng một website cạnh tranh cho cùng một từ khóa) hay không. Nếu không có vấn đề này, khả năng cao website của bạn đang bị Google Penguin xử phạt.
5. Cách khắc phục khi website bị Google Penguin
Khi website bị ảnh hưởng bởi Google Penguin, việc khắc phục cần được thực hiện nhanh chóng. Dưới đây là các bước có thể giúp bạn phục hồi thứ hạng SEO cho website của mình:
5.1. Áp dụng kỹ thuật Disavow
Bạn có thể sử dụng công cụ Disavow Links để thông báo cho Google về những liên kết mà bạn phát hiện là có hại cho trang web. Bằng cách này, bạn sẽ yêu cầu Google không xem xét các liên kết này trong quá trình đánh giá thứ hạng.
Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát và xem xét tất cả các liên kết trước khi thực hiện disavow để tránh xóa nhầm những liên kết chất lượng.
5.2. Loại bỏ link hỏng
Các liên kết này không mang lại giá trị cho web của bạn mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất SEO của website. Vì vậy bạn cần:
- Xóa các liên kết bị hỏng: Rà soát và xác định các liên kết hỏng dẫn đến trang web của bạn. Có thể là các liên kết dẫn đến các trang không còn hoạt động hoặc không còn tồn tại. Việc loại bỏ chúng sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tính khả dụng của website.
- Liên hệ để xóa các liên kết: Bạn nên nhanh chóng liên hệ với các chủ trang web để yêu cầu họ xóa các liên kết đến trang của bạn nếu bạn đánh giá những liên kết đó là vô nghĩa.
5.3. Khắc phục lỗi trong Google Search Console
Khi một website bị nhận hình phạt thủ công từ Google, bước đầu tiên bạn cần làm là sửa dụng công cụ Google Search Console để biết thông tin chi tiết về các hình phạt đã áp dụng lên trang web của bạn. Bạn cần khắc phục tất cả các này, ví dụ, nếu bạn bị phạt vì xây dựng liên kết không tự nhiên, hãy xóa bỏ các liên kết xấu đó. Sau khi thực hiện các biện pháp cần thiết, hãy gửi yêu cầu xem xét lại để hy vọng khôi phục thứ hạng của website.
5.4. Xây dựng hệ thống liên kết chất lượng
Để giúp website thoát khỏi hình phạt của thuật toán Google Penguin, việc xây dựng các liên kết chất lượng là một trong những chiến lược hiệu quả nhất. Google sẽ xem xét tất cả các liên kết có trên website của bạn, do đó, việc tăng cường số lượng liên kết chất lượng sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ phần trăm các liên kết xấu. Điều này sẽ giúp cải thiện độ tin cậy của website tăng cơ hội xuất hiện ở những vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.
5.5. Loại bỏ Redirect kém chất lượng
- Kiểm tra kỹ các chuyển hướng: Sử dụng các công cụ kiểm tra để xác định các chuyển hướng 301, 302 không cần thiết hoặc gây hại.
- Sửa các chuyển hướng sai: Đảm bảo rằng tất cả các chuyển hướng đều đúng và hợp lý.
- Loại bỏ các chuyển hướng vòng lặp: Các chuyển hướng vòng lặp có thể gây nhầm lẫn cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm.
5.6. Không sử dụng SEO “mũ đen”
SEO mũ đen bao gồm các hành vi thao túng thứ hạng của website trong kết quả tìm kiếm. Những chiến thuật này không chỉ vi phạm chính sách của Google mà còn có thể dẫn đến các hình phạt nặng nề cho trang web của bạn.
Việc mua hoặc bán các liên kết hay tạo farm link để tăng thứ hạng là những hành động SEO “mũ đen” chắc chắn sẽ bị xử phạt. Vậy nên, để tạo một hệ thống link building mạnh, bạn hãy từ chối các liên kết không tốt trỏ về website của mình.
Có thể thấy Google Penguin đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm của Google bằng cách loại bỏ những trang web có hành vi spam và không tuân thủ các quy tắc về liên kết. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ thuật toán Google Penguin là gì và những cách khắc phục lệnh phạt của thuật toán này.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp để tối ưu hóa website, tăng thứ hạng và đứng vững trước mọi thuật toán của Google, dịch vụ SEO của SEONGON sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Với kinh nghiệm dày dặn cùng kiến thức chuyên sâu, đội ngũ SEONGON sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược SEO bền vững, hiệu quả nhanh chóng.