CIR trong Marketing là gì? Bao nhiêu là tốt?

Chia sẻ bài viết

CIR là chỉ số quan trọng trong các chiến dịch marketing, giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngân sách quảng cáo. Nhờ CIR, các marketer có thể theo dõi sát sao hiệu suất chi tiêu và đưa ra quyết định tối ưu kịp thời. Vậy CIR trong marketing là gì? Chỉ số CIR như thế nào được xem là lý tưởng? Hãy cùng SEONGON khám phá chi tiết ngay sau đây!

1. CIR trong Marketing là gì?

CIR (hay Cost-to-Income Ratio) là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí và doanh thu thu được từ chiến dịch quảng cáo. Có thể nói đây là chỉ số quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chi tiêu và khả năng sinh lời của chiến dịch. Hiểu đơn giản, CIR cho thấy cứ mỗi đồng doanh thu tạo ra, doanh nghiệp phải chi ra bao nhiêu đồng cho hoạt động quảng cáo.

  • CIR càng thấp tức là chi phí quảng cáo ít hơn doanh thu. Điều này chứng tỏ rằng chiến dịch đang vận hành hiệu quả và tạo ra giá trị sinh lời vượt trội.
  • CIR càng cao tức là doanh nghiệp đang chi tiêu quá nhiều vào hoạt động quảng cáo nhưng không mang lại được doanh thu tương xứng. Đây là dấu hiệu cho thấy nhà tiếp thị cần tìm cách cải thiện và tối ưu để tiết kiệm ngân sách.

Công thức tính: CIR = Cost / Revenue x 100%.

Trong đó:

  • Cost: Tổng chi phí đã bỏ ra cho chiến dịch quảng cáo, bao gồm chi phí nền tảng quảng cáo (Facebook Ads, Google Ads,…), chi phí thiết kế, chi phí nhân sự,…
  • Revenue: Doanh thu phát sinh trực tiếp nhờ vào hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Ví dụ:

Nếu bạn đầu tư 10.000.000 VNĐ vào một chiến dịch quảng cáo trên Facebook và thu về 50.000.000 VNĐ doanh thu từ những khách hàng tiếp cận được thông qua quảng cáo này. Áp dụng công thức, bạn tính được CIR = (50.000.000/10.000.000​) × 100% = 20%.

Như vậy, để tạo ra 100 đồng doanh thu từ chiến dịch, doanh nghiệp phải chi ra 20 đồng cho chi phí quảng cáo. Hay có thể nói rằng cứ 1 đồng chi phí quảng cáo thì mang về được 5 đồng doanh thu.

CIR là chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư vào quảng cáo
CIR là chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư vào quảng cáo

2. Tại sao chỉ số CIR lại quan trọng?

Chỉ số CIR là thước đo lý tưởng để doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách cho các hoạt động marketing. Việc theo dõi và phân tích chỉ số này mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tiêu biểu như sau:

2.1. Đo lường hiệu quả tài chính của chiến dịch

CIR giúp marketer định lượng phần trăm doanh thu bị “tiêu tốn” cho chi phí marketing của một chiến dịch cụ thể. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể đánh giá xem khoản đầu tư có mang lại lợi nhuận tương xứng hay không? Chiến dịch có vận hành hiệu quả hay không? Có đáng tiếp tục đầu tư nữa hay cần điều chỉnh?

Ví dụ: Nếu CIR = 40% tức là để tạo ra 100 triệu đồng doanh thu, doanh nghiệp đã chi ra 40 triệu đồng cho các hoạt động quảng cáo.

Dựa trên tỷ lệ này cùng với mục đích của chiến dịch, doanh nghiệp có thể cân nhắc xem có tiếp tục đầu tư hay không. Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang trong thời gian mở rộng thị trường, tập trung vào độ nhận diện thì mức CIR này chấp nhận được.

2.2. So sánh hiệu quả giữa các kênh hoặc chiến dịch

CIR giúp doanh nghiệp so sánh hiệu quả tài chính giữa các kênh quảng cáo khác nhau hoặc giữa các chiến dịch marketing khác nhau trên cùng một kênh. Việc này nhằm để marketer xác định đâu là kênh mang lại lợi nhuận ròng tốt nhất (kể cả khi chi phí ban đầu cao hơn).

Ví dụ:

  • Google Ads có CIR = 30%
  • Facebook Ads có CIR = 60%

Điều này cho thấy rằng Google Ads đang mang lại doanh thu hiệu quả hơn về mặt chi phí so với Facebook Ads. Để tạo ra cùng một mức doanh thu, marketer đã phải chi nhiều hơn cho Facebook Ads. Với phân tích này, doanh nghiệp có thể cân nhắc tập trung vào kênh mang lại chuyển đổi tối ưu hơn.

2.3. Tối ưu ngân sách và phân bổ nguồn lực

Khi hiểu rõ chỉ số CIR, bạn có thể đưa ra các quyết định tốt hơn khi phân bổ chi phí cho hoạt động marketing. Dựa trên hiệu quả thực tế của từng kênh, bạn có thể:

  • Cắt giảm chi phí (hoặc thậm chí loại bỏ) đối với những kênh có CIR cao nhưng hiệu quả sinh lời kém.
  • Tập trung nguồn lực vào các kênh CIR thấp nhưng có khả năng tạo ra doanh thu tốt.

2.4. Đo lường ROI (Return on Investment) một cách gián tiếp

Mặc dù CIR không phải là chỉ số ROI trực tiếp nhưng lại có mối quan hệ mật thiết. Chỉ số CIR thấp thường đồng nghĩa với việc ROI sẽ cao hơn.

Lý do là vì với cùng mức chi phí marketing, khi bạn tạo ra nhiều doanh thu hơn thì lợi nhuận thu về trên khoản đầu tư cũng sẽ lớn hơn. Việc theo dõi và cải thiện CIR hiệu quả sẽ là một bước chiến lược nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ các hoạt động marketing.

2.5. Căn cứ để đặt KPI cho team Marketing

CIR có thể được sử dụng làm thước đo hiệu suất cụ thể nhằm thiết lập và đánh giá KPI cho đội ngũ marketing.

Ví dụ: Mục tiêu của đội ngũ Marketing có thể là giảm chỉ số CIR từ 40% xuống 30% trong khoảng thời gian cụ thể là quý 4/2025. Sau đó, nhà quản lý và đội ngũ Marketing có thể dựa trên CIR thực tế nhằm đánh giá hiệu quả mức độ thành công của các chiến dịch. Chỉ số này cũng có thể góp phần đánh giá mức độ làm việc hiệu quả của phòng Marketing.

Chỉ số CIR giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả tài chính của các hoạt động marketing
Chỉ số CIR giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả tài chính của các hoạt động marketing

3. CIR bao nhiêu là tốt? Cách đánh giá CIR hiệu quả nhất

Bên cạnh việc biết cách tính CIR, marketer cần cách đánh giá mức độ hiệu quả của chỉ số này. Mục đích nhằm phân tích và đưa ra các quyết định tối ưu ngân sách chiến dịch.

3.1. CIR bao nhiêu là tốt?

Trên thực tế, không tồn tại một con số CIR “tốt” cố định cho mọi doanh nghiệp. Nguyên nhân vì mỗi ngành hàng đều có mô hình kinh doanh, giai đoạn tăng trưởng và mục tiêu chiến dịch khác nhau. Từ đó, cách đánh giá CIR cũng có sự khác biệt.

Tuy nhiên, nguyên tắc chung khi đánh giá CIR là: CIR càng thấp, hiệu quả tài chính càng cao. Bởi vì điều này đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra nhiều doanh thu hơn từ mỗi đồng chi phí cho hoạt động marketing. Dưới đây là bảng tham chiếu cách đánh giá mức CIR thường gặp trong các chiến dịch marketing:

CIR (%)

Đánh giá

Ghi chú

< 20%

Rất tốt

Chi phí marketing thấp nhưng tạo ra doanh thu cao. Chỉ số này phổ biến đối với những ngành nghề có biên lợi nhuận cao hoặc thương hiệu đã có độ nhận diện mạnh mẽ trên thị trường.

20–40%

Tốt / Tối ưu

Ngưỡng hiệu quả với hầu hết các chiến dịch digital hoặc performance marketing trên thị trường hiện nay.

40–60%

Chấp nhận được

Có thể chấp nhận được nếu doanh nghiệp của bạn đang ở: Giai đoạn đầu tư, mở rộng thị phần hoặc tăng độ phủ sóng của thương hiệu (branding).

> 60%

Cần xem xét lại

Chi phí marketing đang chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với doanh thu. Doanh nghiệp cần đánh giá, phân tích kỹ lưỡng để tối ưu lại nội dung, kênh phân phối, target hoặc sản phẩm.

Lưu ý: Hãy đánh giá CIR dựa theo hoàn cảnh kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Một chiến dịch quảng cáo có CIR cao chưa hẳn là thất bại nếu đang phục vụ mục tiêu dài hạn như tăng nhận diện thương hiệu hoặc thâm nhập thị trường mới.

Hãy đánh giá CIR dựa theo bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp
Hãy đánh giá CIR dựa theo bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp

3.2. Cách đánh giá CIR hiệu quả nhất trong Marketing

Để đánh giá CIR chính xác và hiệu quả, bạn cần so sánh, đối chiếu và đặt trong từng bối cảnh cụ thể thay vì chỉ nhìn đơn thuần vào con số. Để đánh giá CIR một cách hiệu quả, hãy tham khảo các nguyên tắc sau:

  • Chiến dịch mới: Trong giai đoạn này, chỉ số CIR thường cao do cần đầu tư mạnh để tiếp cận thị trường và xây dựng mức độ nhận diện ban đầu.
  • Thương hiệu lớn: Những chiến dịch quảng cáo đến từ thương hiệu lớn trên thị trường như Kinh Đô, Cocacola,… thường có CIR thấp. Nguyên nhân vì họ đã có độ phủ thương hiệu rộng rãi cùng tỷ lệ chuyển đổi ấn tượng.
  • Giai đoạn scale-up (mở rộng): Có thể chấp nhận CIR cao hơn ở trong giai đoạn này. Nguyên nhân vì đây là thời điểm doanh nghiệp cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần hoặc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng.

Tốt nhất là so sánh CIR theo:

  • Theo thời gian: Doanh nghiệp cần so sánh CIR qua các tháng, quý hoặc năm để thấy hiệu quả tăng/giảm. Việc này sẽ giúp marketer theo dõi xu hướng phát triển của chiến dịch, các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động để điều chỉnh.
  • Theo kênh: Phân tích CIR của từng kênh marketing riêng biệt giúp doanh nghiệp xác định kênh nào đang mang lại hiệu quả tốt và kênh nào cần xem xét lại. Ví dụ, Google Ads CIR = 25% và Facebook Ads CIR = 45% thì bạn cần xem xét tối ưu hóa chiến dịch Facebook Ads.
  • Theo loại chiến dịch: Các chiến dịch brand awareness (tăng nhận diện thương hiệu) thường có CIR cao hơn so với performance marketing (chuyển đổi trực tiếp). Lý do vì brand awareness tập trung tiếp cận đối tượng rộng hơn và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Còn performance marketing hướng đến chuyển đổi ngay lập tức.
Hãy so sánh CIR của chiến dịch marketing theo thời gian, kênh phân phối & loại chiến dịch
Hãy so sánh CIR của chiến dịch marketing theo thời gian, kênh phân phối & loại chiến dịch

4. Cách tối ưu CIR trong Marketing

Việc ưu hóa CIR hiệu quả đã và đang là điều khiến nhiều marketer thực sự “đau đầu”, nhất là trong bối cảnh ngân sách ngày càng bị “siết chặt”. Dưới đây là 7 chiến lược giúp bạn tối ưu CIR hiệu quả trong các chiến dịch marketing hiện nay.

4.1. Tối ưu kênh quảng cáo

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng không phải kênh quảng cáo nào cũng góp phần tích cực vào hiệu quả tổng thể của chiến dịch. Đó là lý do bạn cần lựa chọn và tối ưu hóa các kênh quảng cáo để phân bổ ngân sách đúng nơi, đúng lúc.

  • Tập trung vào các kênh có tỷ lệ chuyển đổi cao: Hãy ưu tiên phân bổ ngân sách cho các kênh mang lại chuyển đổi tốt cho doanh nghiệp.
  • Cắt giảm ngân sách các kênh kém hiệu quả: Marketer cần phân tích các chỉ số như CPA (Chi phí trên mỗi chuyển đổi), ROAS (Lợi tức trên chi phí quảng cáo) cũng như CIR của từng kênh. Nếu kênh phân phối không hiệu quả, hãy cân nhắc đến việc giảm đầu tư để tập trung nguồn lực vào những nơi hiệu quả hơn.
Tối ưu kênh quảng cáo
Tối ưu kênh quảng cáo

4.2. Tối ưu target khách hàng

Quảng cáo không nhắm đúng đối tượng tiềm năng là một trong những nguyên nhân lớn khiến CIR tăng cao. Thay vì quảng cáo một cách tùy ý, hãy tập trung đúng đối tượng bằng cách:

  • Loại trừ đối tượng không phù hợp: Marketer loại trừ những nhóm đối tượng không có khả năng trở thành khách hàng dựa trên dữ liệu về: Độ tuổi, khu vực, hành vi, sở thích,…
  • Remarketing: Hãy tiếp cận lại những người dùng đã tương tác với thương hiệu của bạn (nhắn tin tư vấn, click xem sản phẩm, truy cập website,…). Vì đã quen thuộc với thương hiệu, nhóm này thường chuyển đổi nhanh chóng hơn.
  • Lookalike Audiences: Hãy tạo tệp đối tượng tương tự như những khách hàng tốt nhất hiện tại của bạn. Đây có thể là cách tuyệt vời để tiếp cận đúng đối tượng quan tâm sản phẩm/dịch vụ.
  • Sử dụng tệp khách hàng tiềm năng cao: Doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu khách hàng hiện có (CRM) để tạo tệp đối tượng có tiềm năng cao. Từ đó, đội ngũ marketing sẽ xây dựng các chiến dịch phù hợp cho họ.
Tối ưu target khách hàng
Tối ưu target khách hàng

4.3. Nâng cao chất lượng quảng cáo (Quality Score)

Chất lượng quảng cáo đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu hóa chi phí chiến dịch. Quảng cáo càng hấp dẫn, khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ càng nhiều, CIR càng giảm. Hãy cân nhắc đến các yếu tố sau để nâng cao chất lượng quảng cáo.

  • Nội dung hấp dẫn, CTA rõ ràng: Nội dung quảng cáo cần chứa những thông điệp quảng cáo thu hút và điều hướng người dùng thực hiện hành động mong muốn. Ví dụ như “học thử ngay”, “đăng ký ngay”,…
  • Trang đích (landing page) tải nhanh, đúng nhu cầu: Trang đích cần có tốc độ tải trang nhanh chóng cũng như nội dung cung cấp thông tin đúng yêu cầu để tránh mất tập khách hàng tiềm năng.
  • A/B Testing liên tục: Marketer có thể thử nghiệm nhiều mẫu quảng cáo khác nhau (với sự thay đổi về tiêu đề, mô tả, hình ảnh, CTA,…). Việc này sẽ giúp bạn xác định những mẫu quảng cáo hoạt động tốt nhất với khả năng chuyển đổi cao.
Nâng cao chất lượng quảng cáo
Nâng cao chất lượng quảng cáo

4.4. Tăng tỷ lệ chuyển đổi (CVR)

Cách hiệu quả để giúp bạn cải thiện CIR, đó chính là tăng tỷ lệ chuyển đổi (nếu chi phí không giảm). Dưới đây là một vài phương pháp hiệu quả bạn có thể tham khảo:

  • Tối ưu landing page: Hãy thiết kế landing page rõ ràng, trực quan với khả năng điều hướng tốt. Ngoài ra, marketer đừng quên bổ sung những thông tin chứng nhận, đánh giá, số lượng khách hàng đã mua,… để nhấn mạnh độ uy tín.
  • Rút ngắn hành trình chuyển đổi: Hãy tối ưu hành trình khách hàng kể từ khi bắt đầu tiếp xúc đến khi hoàn thành giao dịch. Ví dụ như bạn có thể đặt các nút CTA nổi bật và dễ dàng tìm thấy hơn và rút gọn bớt các chi tiết điền thông tin rườm rà không cần thiết.
  • Sử dụng chat trực tuyến, chatbot: Đây là những cách giúp bạn hỗ trợ kịp thời cho khách hàng trong quá trình mua hàng/tìm hiểu thông tin. Điều này sẽ hạn chế việc khách hàng phải tìm đến nơi khác để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tăng tỷ lệ chuyển đổi

4.5. Tăng giá trị đơn hàng (AOV)

Kể cả không giảm được chi phí marketing thì việc tăng giá trị mỗi đơn hàng cũng giúp tăng doanh thu đáng kể. Doanh nghiệp có thể dùng phương pháp này để tối ưu CIR trong marketing.

  • Gợi ý sản phẩm liên quan (cross-sell, upsell): Doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm liên quan hoặc nâng cấp các phiên bản cao cấp hơn. Ví dụ, mua sản phẩm A kèm sản phẩm B sẽ được tặng món quà C trị giá 500.000 VNĐ.
  • Chạy khuyến mãi theo ngưỡng: Một cách hiệu quả để tạo động lực khiến khách hàng mua nhiều hơn chính là mua đủ ngưỡng để đạt được ưu đãi. Ví dụ, freeship cho đơn hàng trên 3.000.000 VNĐ.
  • Tăng niềm tin để khách mua nhiều hơn: Hãy hiển thị các thông tin thể hiện mức độ uy tín của doanh nghiệp (đánh giá tích cực, chứng nhận chất lượng, chính sách bảo hành,…). Những thông tin này sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm khi mua sắm. Ví dụ, những sản phẩm máy lọc nước của công ty X đều có chứng nhận đạt chuẩn ISO.
Tăng giá trị đơn hàng
Tăng giá trị đơn hàng

4.6. Tăng tần suất mua lại

Tăng tần suất mua lại của khách hàng thân thiết là cách hữu hiệu giúp tăng doanh thu bền vững và tiết kiệm chi phí marketing. Một số cách bạn nên thử nghiệm có thể kể đến như:

  • Chăm sóc khách hàng sau bán hàng: Thực hiện các hoạt động remarketing gửi email cảm ơn, cung cấp thông tin khuyến mãi cho khách hàng.
  • Chạy các chương trình khách hàng thân thiết, ưu đãi quay lại: Tạo động lực cho khách hàng thân thiết mua sắm lặp lại bằng cách mang đến quà tặng hoặc ưu đãi đặc biệt.
Tăng tần suất mua lại
Tăng tần suất mua lại

4.7. Liên tục đo lường và cải tiến

Đo lường và cải tiến là quá trình cần thiết để kiểm soát tốt CIR, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trên thị trường. Việc này cần được lặp đi lặp lại để ngày càng tối ưu hơn, giải quyết được bài toán chi phí marketing cho doanh nghiệp.

  • Thiết lập dashboard theo dõi CIR: Marketer cần xây dựng hệ thống báo cáo trực quan nhằm theo dõi CIR theo: Kênh phân phối nội dung, chiến dịch, quảng cáo và thời gian (tuần/tháng).
  • So sánh với các chỉ số khác: Hãy so sánh CIR với các chỉ số marketing khác như CPA, ROAS, CLTV để có cái nhìn toàn diện nhất. Từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp nhằm cân đối các chỉ số, tối ưu hiệu quả marketing của doanh nghiệp.
  • Tạo quy trình test – đo lường – tối ưu: Doanh nghiệp cần xây dựng quy trình đưa ra giả thuyết, thực hiện các thử nghiệm A/B testing. Sau đó đo lường kết quả để rút ra bài học và điều chỉnh dựa trên dữ liệu thu thập.
Liên tục đo lường và cải tiến
Liên tục đo lường và cải tiến

Như vậy, trên đây là thông tin giải đáp CIR trong Marketing là gì cũng như cách đánh giá chỉ số này hiệu quả. Nắm vững CIR không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí quảng cáo mà còn tối ưu doanh thu và duy trì lợi nhuận.

Bạn muốn tối ưu chỉ số CIR và gia tăng hiệu quả quảng cáo? Liên hệ SEONGON – Google Marketing Agency chuyên nghiệp để được tư vấn chiến lược phù hợp và đồng hành cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

SEONGON là Google Marketing Agency – đơn vị chuyên tư vấn và triển khai hoạt động Marketing số với nền tảng Google làm trọng tâm

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN