Lịch sử Thương mại điện tử ở Việt Nam & Xu hướng phát triển mới

Chia sẻ bài viết

Thương mại điện tử (hay còn gọi là e-commerce/e-comm, EC) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ trên Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, nhưng từ những năm 2000 mới bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến như ngày nay. 

Bài viết dưới đây SEONGON sẽ cung cấp các thông tin về “Lịch sử Thương mại điện tử ở Việt Nam & Xu hướng phát triển mới”. 

1. Quá trình phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam

Lịch sử Thương mại điện tử ở Việt Nam có thể được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều mang những đặc điểm riêng và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của lĩnh vực này.

1.1. Giai đoạn 1 (1997 – 2017): TMĐT bước đầu gia nhập thị trường Việt Nam

Năm 1997: Internet xuất hiện tại Việt Nam 

Giai đoạn 1997 – 2000: Đánh dấu sự tồn tại và phát triển của internet ở Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời kỳ này, tốc độ truy cập internet vẫn còn rất chậm, số lượng người dùng còn hạn chế. 

Năm 2003 – 2010: 

  • Kiến thức thương mại điện tử bắt đầu được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học. 
  • Bắt đầu có sự ra đời của một số diễn đàn đã đặt nền móng cho các hoạt động rao vặt, bán hàng online trên mạng internet.
  • Đồng thời với sự xuất hiện của các trang rao vặt trực tuyến như các diễn đàn Webtretho (2002), Lamchame (2003), 5giay.com (2004),… Hoặc một số Website bán hàng như VDC siêu thị, Vietshare, vnemart,… Đã đánh dấu một bước phát triển mới của TMĐT tại Việt Nam, cho phép người dùng mua bán hàng hóa trực tiếp với nhau.

Năm 2010 – 2017: Với sự phát triển rộng rãi của Internet, cùng với sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Tiki đã thúc đẩy TMĐT Việt Nam được người dùng biết đến hơn.

Cùng SEONGON tìm hiểu lịch sử thương mại điện tử ở Việt Nam

1.2. Giai đoạn 2 (2017 – 2018): TMĐT Việt Nam bùng nổ xuyên biên giới

Năm 2017:

  • Tốc độ tăng trưởng của thị trường TMĐT trong năm 2017, 2018 ước tính trên 25%. Riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. 
  • Một số doanh nghiệp chuyển phát có quy mô lớn tăng trưởng doanh thu từ 62 – 200%. Lĩnh vực thanh toán theo đó cũng tăng cao.
  • Thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho thấy năm 2017 số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng tới 75%
  • Ở mảng tiếp thị trực tuyến, một số công ty có tốc độ tăng trưởng từ 100 – 200% trong năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết.
  • Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 46% và 39%. Các vị trí tiếp theo thuộc về hình thức quảng cáo tin nhắn và ứng dụng di động (22%), báo điện tử (21%).

Năm 2018:

  • Dựa trên thông tin từ cuộc khảo sát, VECOM ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30% (Vecom, 2019)
  • Về quy mô, với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp đạt cao, nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD (Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, 2015)

Quy mô thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tử 2015 – 2018 (Nguồn ảnh: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019)

1.3. Giai đoạn 3 (2019 – 2022): TMĐT phát triển mạnh mẽ, trở thành thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam

Những năm 2019 – 2022, khi dịch Covid-19 bùng phát, người dân dần quen thuộc với hình thức thương mại điện tử không tiếp xúc, dẫn đến sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ ở cả những nền tảng website bán hàng, website và các sàn thương mại điện tử, thương mại xã hội, Livestream bán hàng,…

Năm 2019:

  • Thị trường thương mại điện tử Việt Nam liên tục chứng kiến sự ra đi của những tên tuổi như: Adayroi, hay Lotte.vn,…
  • Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 do Google và Temasek công bố, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81% → nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia
  • tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước đạt 4,2%, tăng 0,6% so với năm 2018 (Temasek, 2020)
  • Hàng loạt các trang thương mại điện tử Việt Nam như Sendo, Tiki vừa qua cũng liên tục gọi vốn lớn

Quy mô thị trường TMĐT ở thị trường Việt Nam năm 2015 – 2019 (Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2020)

Năm 2020: 

  • Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng 49,3 triệu người.
  • Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 là 77% (iDEA, 2020, tr.32).
  • Trong số các kênh mua sắm online, website TMĐT và các sàn giao dịch TMĐT năm 2020 tăng vượt bậc, với tỷ lệ người mua tăng vọt từ mức 52% lên 74%. Trong khi đó, tỷ lệ người mua hàng trên các kênh diễn đàn, mạng xã hội và các ứng dụng di động lại giảm so với năm trước (iDEA, 2020, tr.34).

Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam

Thị trường TMĐT Việt Nam giai đoạn năm 2016 – 2020 (Nguồn: Tạp chí Tài Chính)

Năm 2021:

  • Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
  • TMĐT bán lẻ Việt Nam đạt mốc 13,7 tỷ USD
  • Báo cáo e-Conomy Southeast Asia 2021 do Google, Temasek cùng với đối tác Bain & Company thực hiện đã đánh giá nền kinh tế số của Việt Nam năm 2021 dự kiến sẽ đạt tổng giá trị là 21 tỷ USD – tăng 31% so với năm trước. Trong đó, lĩnh vực TMĐT tăng 53%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 35%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 30%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 45%. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy ngành TMĐT Việt Nam đã thành công trong việc vượt qua những khó khăn do Covid-19 gây ra và đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh “bình thường mới”.
  • Báo cáo cũng dự đoán nền kinh tế số của Việt Nam triển vọng bứt phá lên 57 tỉ USD vào năm 2025.

Dự báo doanh thu thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2021 đến năm 2025 (Nguồn: VnEconomy)

Năm 2022: Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam: 

  • Số lượng sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam mua trực tuyến đã tăng hơn 50% so với năm 2021
  • Số lượng nhà bán lẻ trực tuyến cũng tăng 57%
  • Tổng doanh số bán lẻ trực tuyến tăng gần 3 tỷ USD so với năm 2021
  • Quy mô thị trường TMĐT ngành bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. 
  • Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng có đến 75% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị đạt 260-285 USD/người.
  • Hàng Việt đã được quảng bá, xuất khẩu thông qua các chương trình hợp tác về TMĐT xuyên biên giới với các đối tác là sàn TMĐT quốc tế lớn, như: Amazon, Alibaba để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh xuất khẩu.
  • Việt Nam có khoảng 100 sàn TMĐT xuyên biên giới, 139 đơn vị sở hữu sàn giao dịch TMĐT; trong đó, có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT cung cấp dịch vụ, 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch. 
  • Thị trường này cũng đang có sự chạy đua và chi phối của 4 “đại gia” cung cấp sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Tổng doanh thu của 4 sàn TMĐT này đang đạt mức 135 nghìn tỷ đồng với tổng số 566 nghìn gian hàng đã phát sinh 1,3 tỷ đơn vị sản phẩm đơn hàng. Trong đó, Shopee là sàn TMĐT lớn nhất, chiếm gần 73% tổng doanh số thị phần; Lazada đạt khoảng 21%; Tiki chiếm 5%; Sendo chiếm khoảng 1% thị phần.

Doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2017-2022 (Nguồn: VnEconomy)

1.4. Giai đoạn 4 (2023 – nay): TMĐT Việt Nam phát triển nhiều hình thức mới

Năm 2023:

  • Theo báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến năm 2023 của Metric (nền tảng số liệu E-commerce), có 2,2 tỷ đơn vị sản phẩm được giao thành công trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam (gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop), tăng 52,3% so với năm 2022. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây.
  • Nhiều hình thức mua sắm mới được phát triển mạnh mẽ, điển hình là xu hướng livestream (bán hàng phát trực tiếp) và bán hàng đa kênh đã đem lại doanh thu khổng lồ cho các nhà bán hàng chuyên nghiệp.
  • Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek, Bain & Company, Việt Nam là quốc gia nằm trong top có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến. Dự báo doanh thu và sản lượng bán bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong năm tới có thể đạt 650 ngàn tỷ đồng vào năm 2024. Trong đó, 5 sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam có thể đạt hơn 310 ngàn tỷ đồng vào năm 2024, tăng trưởng 35% so với năm 2023. 

TMĐT Việt Nam phát triển năm 2023 (Nguồn: Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương)

Năm 2024:

  • Cũng theo Báo cáo quý I/2024 về doanh thu các sàn thương mại điện tử của Công ty Phân tích & tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử YouNet ECI, bốn nền tảng thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki mang về tổng cộng 79,12 nghìn tỷ đồng GMV, tiêu thụ 768,44 triệu đơn vị sản phẩm.
  • Báo cáo YouNet ECI chỉ ra số lượng nhà bán (có doanh thu trong quý I/2024, không tính nhà bán quốc tế) trên TikTok Shop nhỉnh hơn Lazada (121 nghìn nhà bán so với 115 nghìn nhà bán). Trong đó, từ tháng 12/2023 đến hết tháng 3/2024, trên TikTok Shop đã xuất hiện thêm hơn 13 nghìn nhà bán TikTok Shop Mall (chính hãng).
  • Theo dự báo trong quý 2/2024 của Metric, tổng doanh số trên 5 sàn  thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam sẽ đạt mức 84,87 nghìn tỷ đồng với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; tăng lần lượt 19,2% và 13,57% so với quý 1/2024. 
  • Về dài hạn, ông Nguyễn Phương Lâm, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường YouNet ECI dự báo ngành  thương mại điện tử Việt Nam vẫn sẽ giữ vững đà tăng trưởng với GMV năm 2025 dự kiến đạt đỉnh 16,8 tỷ USD. Trong đó, “shoppertainment” (mua sắm kết hợp giải trí) chính là mắt xích chủ chốt, chiếm gần một nửa tổng giá trị hàng hóa toàn ngành với 8,1 tỷ USD.
  • Trong thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), đã làm gia tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng hoặc tối ưu hóa mua sắm thông qua tìm kiếm bằng giọng nói…

Ước tính doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2024

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lịch sử thương mại điện tử ở Việt Nam

Sự phát triển vượt bậc của thị trường TMĐT Việt Nam chịu tác động từ nhiều yếu tố như: dịch bệnh, trí tuệ nhân tạo (AI), thay đổi hành vi của người tiêu dùng,… Việc xác định và phân tích các yếu tố này không chỉ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bối cảnh hiện tại của TMĐT Việt Nam, mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về tiềm năng và thách thức trong tương lai. 

2.1. Dịch bệnh

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đối với ngành thương mại điện tử. Giãn cách xã hội khiến người dân hạn chế ra ngoài mua sắm, chuyển sang mua sắm trực tuyến. Có thể thấy rõ rằng nhu cầu mua sắm online tăng mạnh, đặc biệt với các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm và đồ bảo hộ,… Điều này khiến các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số nhanh chóng để thích ứng, dẫn đến nhiều ngành hàng đều phải chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến. 

Dưới đây là tác động của dịch bệnh đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam:

  • Thúc đẩy nhiều ngành hàng chuyển đổi sang hình thức bán hàng trực tuyến 100%. Ví dụ  một vài danh mục bán lẻ như thực phẩm, đồ dùng y tế,… trước đó mới chỉ ở mức bán hàng trực tuyến 10-20%.
  • Các giải pháp giao hàng không tiếp xúc, tăng cường an toàn xuất hiện bởi nhu cầu giao hàng tăng cao, thúc đẩy các doanh nghiệp logistics cải tiến quy trình, áp dụng công nghệ mới.
  • Các lĩnh vực thương mại điện tử như thời trang, du lịch hay tổ chức sự kiện gặp nhiều khó khăn vì nhu cầu sử dụng không nhiều hoặc bị cấm.

Xu thế TMĐT của Việt Nam trong ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 

2.2. Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)

Mặc dù dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là yếu tố mới trong lĩnh vực công nghệ nói chung và thương mại điện tử nói riêng, nhưng vai trò của chúng đang ngày càng trở nên quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, các công nghệ này đang trong quá trình chuyển đổi và tối ưu hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của thị trường thương mại điện tử. Sự thay đổi này là yếu tố để tăng cường hiệu quả ứng dụng và tạo ra giá trị mới trong lĩnh vực thương mại điện tử.

 Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) trong TMĐT

2.3. Sự thay đổi hành vi khách hàng

Sự thay đổi hành vi khách hàng có tác động đáng kể đến thương mại điện tử (TMĐT), có thể được phản ánh qua các thay đổi ngắn hạn và dài hạn dưới đây:

  • Chú trọng đến trải nghiệm của người dùng sau khi mua hàng: Theo Power Review, 77% người tiêu dùng có xu hướng chú ý đến đánh giá từ những khách hàng trước. Điều này góp phần tác động lớn đến quyết định mua sản phẩm, trải nghiệm. Do đó, các nền tảng TMĐT cực kỳ quan tâm tới các ý kiến trải nghiệm của người dùng
  • Hướng đến tiêu dùng “xanh” và tính bền vững: Khách hàng ngày càng ưu tiên các sản phẩm và doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường, dẫn đến việc các nền tảng TMĐT phải tích hợp các lựa chọn “xanh” và bền vững.
  • Ưa chuộng nội dung video và tương tác: Xu hướng xem video đánh giá sản phẩm và livestream có sự tương tác giữa người mua và người bán hàng tăng cao. Từ đó, thúc đẩy việc phát triển các tính năng video và tương tác trực tiếp trên nền tảng TMĐT như Tik Tok Shop, Shopee, Lazada,…
  • Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt: Khách hàng sẵn sàng thử nhiều phương thức khác nhau như: Quét mã QR, thanh toán qua thẻ ghi nợ, tín dụng ngân hàng,… Mới đây, còn có hình thức thanh toán mua trước trả sau ”Buy now, Pay later” như SPayLater (Shopee phát hành) và LazPayLater (Lazada phát hành) xuất hiện. Điều này càng thúc đẩy xu hướng thanh toán phi tiền mặt ở hành vi khách hàng.

2.4. Cá nhân hóa nội dung và nền tảng thương mại điện tử

Cá nhân hóa nội dung và nền tảng thương mại điện tử là quá trình tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm trực tuyến dựa trên hành vi, sở thích và nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Xu hướng này ngày càng trở nên quan trọng vì: 

  • Giúp nâng cao trải nghiệm người dùng: Hiển thị sản phẩm phù hợp với sở thích cá nhân và tạo giao diện và nội dung phù hợp với thói quen mua sắm của từng người.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Đề xuất sản phẩm chính xác hơn, tăng khả năng mua hàng và tạo ra các ưu đãi và khuyến mãi phù hợp với từng khách hàng.
  • Xây dựng lòng trung thành của khách hàng: Cung cấp dịch vụ khách hàng cá nhân hóa
  • Tối ưu hóa marketing: Hiển thị quảng cáo có liên quan dựa trên lịch sử duyệt web và mua sắm

Cá nhân hóa nội dung và nền tảng thương mại điện tử

3. Xu hướng thị trường thương mại điện tử trong tương lai ở Việt Nam

Khi nền kinh tế số ngày càng trở nên quan trọng, TMĐT đang định hình lại cách thức mua sắm và kinh doanh của người Việt. Việc nắm bắt và thích ứng với những xu hướng này sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp TMĐT thành công trong tương lai tại Việt Nam.

3.1. Bán hàng đa kênh – Omnichannel

Mô hình bán hàng đa kênh (Omnichannel) là chiến lược tích hợp tất cả các kênh bán hàng, bao gồm cả online và offline, giúp tăng độ phủ của sản phẩm, tiếp cận nhiều khách hàng hơn, từ đó tăng doanh số.

Các hình thức Omnichannel phổ biến hiện nay:

  • Tích hợp cửa hàng offline với website và ứng dụng di động
  • Click-and-collect: đặt hàng online, nhận hàng tại cửa hàng
  • Xem sản phẩm tại cửa hàng, mua hàng online

Ví dụ: The Coffee House đã cho ra mắt ứng dụng đặt hàng kết hợp cửa hàng thực tế, cho phép người dùng có thể đặt hàng trên điện thoại và lấy đồ tại cửa hàng hoặc giao về nhà kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Xu hướng bán hàng đa kênh – Omnichannel tại Việt Nam

3.2. Thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến giữa người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau. Hình thức này hiện đang là một trong nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. 

Theo báo cáo được công bố bởi Amazon về “Người bán hàng địa phương, khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam”, mỗi năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tính tăng trưởng trên 20%. Dự kiến, B2C của Việt Nam sẽ đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026. Báo cáo còn nhận định rằng trong vòng 5 năm tới, nếu coi thương mại điện tử xuyên biên giới như là một ngành hàng xuất khẩu thì đây sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam.

Những con số trên đã chứng minh, các doanh nghiệp Việt ngày càng ý thức hơn về tầm quan trọng của thương mại điện tử xuyên biên giới. Đặc biệt, đối với nông sản hiện nay, hình thức này có thể giúp ngành này giảm phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch. Nhất là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, việc bán hàng xuyên biên giới đã dễ dàng hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí so với giai đoạn trước.

Nguồn: Báo cáo của Amazon về “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam”

3.3. Thương mại xã hội

Thương mại xã hội (Social Commerce) là một loại hình thương mại điện tử liên quan đến việc mua bán sản phẩm và dịch vụ trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok,… Theo công bố của Techjury, thiết bị di động chia sẻ 80% lưu lượng truy cập trên mạng xã hội. Trong đó, 79% người dùng điện thoại thông minh đã mua hàng bằng thiết bị di động của họ.

3.4. Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh

Tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Commerce) cung cấp cho khách hàng công nghệ giọng nói được mã hóa (nhận diện giọng nói, phân biệt âm độ và text-to-speech) dùng để thực hiện các giao dịch cho doanh nghiệp, cho phép người dùng thực hiện nhiều nhiệm vụ, giúp tiết kiệm thời gian.  Dự đoán xu hướng này đạt giá trị thị trường hơn 32 triệu USD vào năm 2028.

Hiện nay, tại Việt Nam, Lazada hiện là nền tảng TMĐT duy nhất ứng dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói “voice search”. Khách hàng có thể sử dụng giọng nói để tìm kiếm sản phẩm trên ứng dụng Lazada.

Công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh ở ứng dụng Lazada

3.5. Tùy chọn thanh toán linh hoạt

Vào năm 2021, các hình thức thanh toán online chiếm 49% giao dịch thương mại điện tử toàn cầu và dự kiến sẽ tăng đến khoảng 53% tổng số giao dịch thương mại điện tử vào năm 2025. Tùy chọn thanh toán linh hoạt trên các thiết bị di động đang góp phần quan trọng vào sự phát triển của TMĐT Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số. 

Các phương thức thanh toán phổ biến:

  • Thanh toán khi nhận hàng (COD)
  • Chuyển khoản ngân hàng, QR code, Thẻ tín dụng/ghi nợ
  • Ví điện tử như Momo, ZaloPay, VNPay,…
  • Thanh toán trả góp (Áp dụng cho các sản phẩm giá trị cao, phương thức này được hợp tác giữa sàn TMĐT và các công ty tài chính)
  • Buy Now Pay Later (Ví trả sau): Mới xuất hiện tại Việt Nam, đang được các startup fintech phát triển. Cách thanh toán này cho phép mua hàng trước, trả tiền sau trong thời gian ngắn (tối đa là 45 ngày)

Xu hướng tùy chọn thanh toán linh hoạt trong thương mại điện tử ở Việt Nam

3.6. Trải nghiệm mua sắm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) trong thương mại điện tử cho phép khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm ngay tại nơi của họ, thử nghiệm ảo thông qua thiết bị điện tử, điều này có thể thay đổi cách tương tác với sản phẩm và giúp người tiêu dùng đưa ra được quyết định mua hàng. 

Dựa trên công bố của Goldman Sachs, thị trường bán lẻ AR và VR có thể đạt 1,6 tỷ USD vào năm 2025. Thống kê cho thấy ⅔ số người dùng Internet sẽ quan tâm đến thực tế ảo và 63% cho biết các công nghệ như vậy sẽ thay đổi hành vi mua sắm của họ. 

Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp áp dụng hình thức này trên các kênh thương mại điện tử của họ. Chẳng hạn như Maybelline đã cung cấp trải nghiệm thử sản phẩm ảo cho khách hàng trên các nền tảng như website, shopee,…

Xu hướng trải nghiệm mua sắm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) của Maybelline Việt Nam (Nguồn: Advertising Vietnam)

4. 5 lưu ý lựa chọn xu hướng thương mại điện tử phù hợp

1 – Nắm rõ mục tiêu và ngách thị trường: Hai tiêu chí này sẽ giúp bạn biết khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng trong ngách thị trường của mình là gì và xác định được yếu tố nào sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Từ đó bạn có thể đưa ra lựa chọn xu hướng phù hợp nhất và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

2 – Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn xác định và dự đoán được những xu hướng nào phát triển trong ngành thương mại điện tử, nhu cầu của khách hàng, bằng cách tìm hiểu về hành vi mua sắm của khách hàng, sở thích và yêu cầu của họ. Điều này sẽ góp phần tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. 

Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam (Nguồn: Báo Lao Động)

3 – Chọn kênh bán hàng: Mỗi kênh bán hàng điện tử sẽ phù hợp với từng loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Ví dụ, nếu bạn bán thời trang, mỹ phẩm,… thương mại xã hội có thể là một lựa chọn tốt để trưng bày và bán sản phẩm qua hình ảnh và video. 

Ngược lại, đối với ngành công nghệ sẽ phù hợp hơn với các nền tảng thương mại điện tử như shopee, website và công nghệ thực tế ảo có thể mang lại lợi ích lớn hơn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để xác định nền tảng bán hàng nào sẽ tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh của bạn.

4 – Đo lường khả năng hợp nhất: Cần đánh giá xu hướng thương mại điện tử mới có phù hợp với cách thức hoạt động hiện tại của công ty bạn không. Bởi việc áp dụng một xu hướng mới có thể đòi hỏi thay đổi các cơ cấu như đầu tư bổ sung vào công nghệ, nhân sự và marketing.

5 – Đánh giá tiềm năng lâu dài: Cần đánh giá khả năng phát triển lâu dài của xu hướng thương mại điện tử mà bạn chọn. Xu hướng đang áp dụng có thể phù hợp ở hiện tại nhưng có thể không lâu dài trong tương lai bởi sự thay đổi trong thị trường và hành vi của người tiêu dùng. Bạn cần đảm bảo khả năng chọn đúng xu hướng có sự bền vững và phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.

Bảng xếp hạng các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam (Nguồn: Iprice Insights)

Trên đây là lịch sử thương mại điện tử ở Việt Nam về quá trình hình thành, các yếu tố ảnh hưởng và dự đoán các xu hướng thị trường thương mại điện tử trong tương lai. Hy vọng qua bài viết này, SEONGON đã đem đến các thông tin bổ ích cho bạn. 

Với hơn 12 năm kinh nghiệm, SEONGON tự tin có thể giúp bạn và doanh nghiệp tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng, tối ưu chi phí và đạt được hiệu quả thực với dịch vụ Digital Marketing. Tham khảo ngay về dịch vụ Digital Branding của SEONGON tại ĐÂY.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Với tôi, SEO không chỉ là 1 nghề mà SEO là một niềm đam mê. Đam mê nghiên cứu hành trình khách hàng, đam mê phân tích chuyển đổi dựa trên số liệu, đam mê Digital Marketing tổng thể.v.v.v. Và hơn hết, đam mê chia sẻ kiến thức đó tới tất cả mọi người.

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN