Tài liệu chi tiết Google Ads update quý 3 năm 2024

Chia sẻ bài viết

Trong quý 3 năm 2024, Google – “ông lớn” của ngành quảng cáo, vừa công bố những cập nhật mới nhất cho nền tảng Google Ads, hứa hẹn mang đến những cơ hội và thách thức mới cho các nhà quảng cáo. Cùng SEONGON tổng hợp lại những thay đổi mới nhất của Google Ads nhé!

1. 2 cập nhật mới trong chiến dịch tạo nhu cầu

1.1. Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá

Trước khi cập nhật 

Trước khi Google Ads cập nhật, chiến dịch quảng cáo thường  hiển thị tới những đối tượng người dùng không hoàn toàn liên quan hoặc không phù hợp với tín hiệu nhân khẩu học mà nhà quảng cáo đã chọn. Điều này xảy ra do tính năng “tối ưu hóa tiêu chí nhắm mục tiêu” của Google, vốn có khả năng mở rộng phạm vi nhắm mục tiêu ngoài các tiêu chí mà bạn thiết lập ban đầu. 

Cụ thể, ngoài các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập hộ gia đình, và tình trạng con cái, Google có thể tự động nhắm đến một phạm vi đối tượng rộng hơn. Mục tiêu của việc này là giúp chiến dịch tiếp cận thêm nhiều người dùng tiềm năng hơn, với hy vọng nâng cao hiệu suất quảng cáo, gia tăng lượt tương tác hoặc chuyển đổi.

Tuy nhiên, cách nhắm mục tiêu mở rộng này đôi khi dẫn đến việc quảng cáo xuất hiện cho những người dùng ít hoặc không có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang quảng bá. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của chiến dịch, tăng chi phí quảng cáo mà không đạt được kết quả mong muốn.

Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá trước khi Google Ads cập nhật
Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá trước khi Google Ads cập nhật

Sau khi cập nhật

Sau khi cập nhật, có một thay đổi quan trọng: phạm vi nhắm mục tiêu giờ đây chỉ được mở rộng trong khuôn khổ những tín hiệu nhân khẩu học mà nhà quảng cáo đã chọn. Cụ thể, tính năng tối ưu hóa giờ chỉ mở rộng phạm vi nhắm trong giới hạn độ tuổi và giới tính đã được lựa chọn, thay vì mở rộng ngoài những yếu tố này như trước. Điều này mang lại sự kiểm soát tốt hơn cho nhà quảng cáo trong việc xác định đối tượng người dùng, giúp đảm bảo rằng quảng cáo tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể và có liên quan hơn.

Ví dụ, nếu bạn chọn nhắm mục tiêu vào người dùng từ 25-34 tuổi và giới tính nữ, quảng cáo sẽ chỉ hiển thị cho những người trong độ tuổi và giới tính này, thay vì mở rộng ra ngoài giới hạn bạn đã chọn. Điều này giúp tăng cường độ chính xác trong việc nhắm đến đúng đối tượng, tránh tình trạng quảng cáo lãng phí khi hiển thị cho người dùng không có liên quan.

Tuy nhiên, Google cũng đưa ra cảnh báo rằng, việc giới hạn phạm vi nhắm mục tiêu như vậy có thể khiến hiệu suất chiến dịch bị ảnh hưởng. Do số lượng đối tượng có thể tiếp cận bị thu hẹp, nhà quảng cáo có thể gặp khó khăn trong việc đạt được quy mô tiếp cận lớn, và từ đó ảnh hưởng đến kết quả như lượt nhấp chuột (CTR) hoặc tỷ lệ chuyển đổi (CVR).

Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá sau khi Google Ads cập nhật
Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá sau khi Google Ads cập nhật

Tìm hiểu thêm: Giới thiệu tính tăng Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá

1.2. Có quyền sử dụng đối tác Video của Google

Kể từ tháng 9 năm 2024, Google đã cập nhật cho phép các chiến dịch Tạo nhu cầu trên Google Ads có thể hiển thị quảng cáo thông qua mạng lưới các đối tác video của Google, ngoài YouTube. Đây là một mạng lưới các trang web và ứng dụng video chất lượng cao, giúp nhà quảng cáo mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng khả năng hiển thị thương hiệu.

Tuy nhiên, tính năng này mặc định sẽ bị tắt trong các chiến dịch. Nếu muốn sử dụng, nhà quảng cáo cần bật thủ công trong phần cài đặt chiến dịch Google Ads. Việc kích hoạt tính năng này có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch bằng cách mở rộng quảng cáo ra nhiều nền tảng video khác nhau, mang lại cơ hội tiếp cận đối tượng lớn hơn.

Sau khi Google Ads cập nhật bạn đã có quyền sử dụng đối tác Video của Google
Sau khi Google Ads cập nhật bạn đã có quyền sử dụng đối tác Video của Google

Tìm hiểu thêm: Giới thiệu về đối tác Video của Google

2. Nâng cấp Chiến dịch hành động Video lên tạo nhu cầu 

2.1. Mốc thời gian quan trọng trong việc nâng cấp 

Google hiện khuyến khích các nhà quảng cáo bắt đầu chuyển sang sử dụng chiến dịch Tạo nhu cầu (Demand Gen) thay cho chiến dịch Video Action Campaign (VAC). Các nhà quảng cáo có thể tạo mới hoặc sao chép tất cả các cài đặt từ chiến dịch VAC sang chiến dịch Demand Gen một cách dễ dàng. Trong những tháng tới, tính năng này sẽ được triển khai rộng rãi cho tất cả các nhà quảng cáo.

Các mốc thời gian quan trọng trong việc nâng cấp
Các mốc thời gian quan trọng trong việc nâng cấp

Bắt đầu từ đầu năm 2025, Google sẽ ra mắt một công cụ hỗ trợ di chuyển thủ công từ VAC sang Demand Gen, cho phép nhà quảng cáo chuyển tiếp liền mạch tất cả các thiết lập và dữ liệu hiệu suất từ chiến dịch cũ để duy trì hiệu suất nhất quán. Đến tháng 3 năm 2025, tùy chọn tạo chiến dịch Video thúc đẩy hành động mới sẽ bị xóa khỏi Google Ads. Cuối cùng, vào quý 2 năm 2025, tất cả các chiến dịch Video thúc đẩy hành động hiện có sẽ tự động được nâng cấp lên chiến dịch Tạo nhu cầu.

2.2 So sánh các tính năng Chiến dịch Tạo nhu cầu và chiến dịch Video thúc đẩy

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết các tính năng trong Chiến dịch Tạo nhu cầu và Chiến dịch Video thúc đẩy: 

Chú thích: 

  • Văn bản màu xanh lục cho biết một tính năng có thể sử dụng trong chiến dịch Tạo nhu cầu.
  • Văn bản màu đỏ cho biết một tính năng không có trong chiến dịch Tạo nhu cầu.
Chiến dịch Video thúc đẩy hành động Chiến dịch Tạo nhu cầu
Giai đoạn phễu bán hàng Phần giữa – dưới của phễu
Khoảng không quảng cáo
  • YouTube
  • Đối tác video của Google
  • YouTube
  • Đối tác video của Google (có lựa chọn không sử dụng)
  • Khám phá
  • Gmail
Thiết bị Thiết bị di động, Máy tính, Máy tính bảng, TV kết nối Internet
Định dạng
  • Quảng cáo dạng video
  • Quảng cáo dạng video
  • Quảng cáo dạng hình ảnh
  • Quảng cáo dạng băng chuyền
Đối tượng
  • Phân khúc tùy chỉnh
  • Dữ liệu của bạn, Mối quan tâm
  • Nhân khẩu học
  • Tính năng tối ưu hoá tiêu chí nhắm mục tiêu
  • Đối tượng kết hợp
  • Sự kiện theo mùa
  • Thu nạp khách hàng mới (thử nghiệm)
  • Phân khúc tùy chỉnh
  • Dữ liệu của bạn
  • Mối quan tâm
  • Nhân khẩu học
  • Tính năng tối ưu hoá tiêu chí nhắm mục tiêu
  • Phân khúc tương tự
Đặt giá thầu
  • Tối đa hoá lượt chuyển đổi
  • CPA mục tiêu
  • Tối đa hoá giá trị lượt chuyển đổi
  • Có thể sử dụng chiến lược ROAS mục tiêu khi có đủ số lượt chuyển đổi trước đây
  • Đặt giá thầu đa kênh
  • Hệ số điều chỉnh giá thầu
  • Tối đa hoá lượt chuyển đổi
  • CPA mục tiêu
  • Tối đa hoá giá trị lượt chuyển đổi
  • ROAS mục tiêu
  • Tối đa hoá số lượt nhấp
  • Đặt giá thầu đa kênh (sẽ ra mắt vào quý 1 năm 2025)
Đo lường
  • Mô hình phân bổ dựa trên dữ liệu (DDA)
  • Mức tăng lượt chuyển đổi
  • Mức tăng thương hiệu
  • Mức tăng lưu lượng tìm kiếm
  • Phương pháp đo lường của bên thứ ba
  • Mô hình phân bổ dựa trên dữ liệu (DDA)
  • Mức tăng lượt chuyển đổi
  • Mức tăng thương hiệu
  • Mức tăng lưu lượng tìm kiếm
  • Phương pháp đo lường của bên thứ ba
Giao diện người dùng (Quy trình làm việc, Báo cáo)
  • Giao diện người dùng cũ
  • Giới hạn tần suất
  • Ngân sách dùng chung
  • Nhóm tần suất video (alpha)
  • Lựa chọn ưu tiên về mẫu quảng cáo
  • Xem trước quảng cáo, báo cáo phân khúc theo định dạng quảng cáo, tạo Chiến dịch dự thảo (lưu tiến trình và quay lại sau để tạo chiến dịch vào lúc khác)
  • Bạn có thể sử dụng chế độ cài đặt vị trí và ngôn ngữ ở cấp nhóm quảng cáo
  • Nhóm tần suất video (alpha) thay thế cho giới hạn tần suất
Phần mở rộng
  • Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm
  • Phần mở rộng về lời kêu gọi hành động
  • Đường liên kết của trang web
  • Quảng cáo biểu mẫu khách hàng tiềm năng (thử nghiệm)
  • Thành phần địa điểm của đơn vị liên kết (thử nghiệm)
  • Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm
  • Phần mở rộng về lời kêu gọi hành động
  • Đường liên kết của trang web

2.3. 3 cách nâng cấp lên chiến dịch Tạo nhu cầu

Để nâng cấp từ chiến dịch Video thúc đẩy hành động (VAC) lên chiến dịch Tạo nhu cầu, Google đã cung cấp ba cách khác nhau nhằm phù hợp với các nhu cầu và mục tiêu của nhà quảng cáo. Dưới đây là chi tiết từng phương pháp:

3 cách nâng cấp lên chiến dịch Tạo nhu cầu
3 cách nâng cấp lên chiến dịch Tạo nhu cầu

Cách 1: Chuyển đổi ngân sách thủ công

Với phương pháp này, nhà quảng cáo có thể tự điều chỉnh ngân sách của các chiến dịch Video hành động hiện tại bằng cách giảm dần ngân sách của những chiến dịch này và chuyển sang chiến dịch Tạo nhu cầu. Cụ thể, bạn có thể giảm ngân sách dành cho các chiến dịch Video mà bạn đã chạy, rồi phân bổ số tiền đó cho các chiến dịch Tạo nhu cầu mới.

Việc chuyển đổi ngân sách thủ công mang lại sự linh hoạt cho nhà quảng cáo, cho phép họ kiểm soát chi tiết về mức độ phân bổ ngân sách cho từng chiến dịch. Điều này rất phù hợp nếu bạn muốn thử nghiệm hiệu quả của chiến dịch Tạo nhu cầu trước khi hoàn toàn chuyển đổi từ chiến dịch Video thúc đẩy hành động. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể tốn thời gian và đòi hỏi sự theo dõi liên tục để đảm bảo ngân sách được phân bổ hợp lý giữa các chiến dịch.

Cách 2: Sử dụng công cụ sao chép và dán (có sẵn từ tháng 9 năm 2024)

Từ tháng 9 năm 2024, Google sẽ cung cấp công cụ sao chép và dán để giúp nhà quảng cáo đơn giản hóa quy trình chuyển đổi. Với công cụ này, bạn có thể sao chép các chiến dịch Video thúc đẩy hành động hiện có và sau đó dán chúng dưới dạng chiến dịch Tạo nhu cầu mới hoàn toàn.

Công cụ sao chép và dán giúp tiết kiệm thời gian, cho phép nhà quảng cáo nhanh chóng tạo ra các chiến dịch mới mà không cần phải thiết lập lại từ đầu. Các cài đặt, mục tiêu và cấu trúc chiến dịch sẽ được sao chép nguyên vẹn, đảm bảo tính nhất quán giữa hai loại chiến dịch. Đây là cách thuận tiện để chuyển đổi nếu bạn muốn nhanh chóng triển khai các chiến dịch Tạo nhu cầu mà vẫn giữ lại toàn bộ cấu trúc của chiến dịch VAC trước đó. Điều này đặc biệt hữu ích cho những ai muốn bắt đầu thử nghiệm với các tính năng mới của chiến dịch Tạo nhu cầu mà không cần phải chỉnh sửa quá nhiều.

Sử dụng công cụ sao chép và dán (có sẵn từ tháng 9 năm 2024)
Sử dụng công cụ sao chép và dán (có sẵn từ tháng 9 năm 2024)

Cách 3: Sử dụng công cụ di chuyển (có sẵn từ quý 1 năm 2025)

Bắt đầu từ quý 1 năm 2025, Google sẽ giới thiệu một công cụ di chuyển chuyên dụng nhằm hỗ trợ nhà quảng cáo dễ dàng chuyển đổi từ chiến dịch Video thúc đẩy hành động sang chiến dịch Tạo nhu cầu. Công cụ này tự động sử dụng dữ liệu và thông tin đã thu thập được từ các chiến dịch Video thúc đẩy hành động trước đây của bạn, sau đó áp dụng cho chiến dịch Tạo nhu cầu mới. Điều này giúp giảm thiểu giai đoạn tự học của chiến dịch, vì dữ liệu lịch sử sẽ được tích hợp sẵn vào các chiến dịch mới, từ đó cải thiện hiệu suất ngay từ khi bắt đầu.

Một trong những lợi thế lớn của công cụ di chuyển là giúp nhà quảng cáo tiết kiệm thời gian trong quá trình tối ưu hóa, nhờ khả năng áp dụng dữ liệu đã có từ chiến dịch cũ. Sau khi quá trình di chuyển hoàn tất, các chiến dịch Video thúc đẩy hành động cũ sẽ bị vô hiệu hóa, tuy nhiên chúng vẫn sẽ được giữ lại trong tài khoản cho mục đích báo cáo. Điều này đảm bảo rằng bạn vẫn có thể truy cập dữ liệu cũ để so sánh và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch trước đó.

Nếu bạn chỉ muốn chuyển đổi chiến dịch Video thúc đẩy hành động thành chiến dịch Tạo nhu cầu mà không cần tối ưu hóa hoặc tận dụng các tính năng mới, thì đây là công cụ lý tưởng. Nó đảm bảo chuyển đổi nhanh chóng và giữ lại các thông số cài đặt ban đầu, đồng thời giúp giảm bớt các tác vụ thủ công trong việc tái thiết lập chiến dịch.

Tìm hiểu thêm tài liệu: 

3. Trải nghiệm đàm thoại trong Google Ads

3.1. Khái niệm

Trải nghiệm đàm thoại là tính năng mới trong Google Ads, kết hợp sự hỗ trợ của Google AI với kiến thức chuyên môn của nhà quảng cáo, giúp đẩy nhanh quá trình tạo chiến dịch Tìm kiếm. Tính năng này hỗ trợ tối ưu hóa chiến dịch bằng cách tự động tạo văn bản và nội dung cần thiết, từ đó giúp việc thiết lập và quản lý chiến dịch trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

3.2. Yêu cầu

Trải nghiệm đàm thoại trong Google Ads mang lại nhiều tiện ích cho nhà quảng cáo, nhưng cũng đi kèm với một số yêu cầu nhất định. Dưới đây là các yêu cầu cụ thể để sử dụng tính năng này:

  • Khả dụng toàn cầu: Trải nghiệm đàm thoại hiện có sẵn trên toàn cầu cho các chiến dịch Tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm thích ứng.
  • Ngôn ngữ yêu cầu: Để sử dụng tính năng này, ngôn ngữ của chiến dịch phải được đặt là tiếng Anh.
  • Hạn chế trong việc tạo nhóm quảng cáo: Tính năng này chưa hỗ trợ việc tạo nhóm quảng cáo mới trong các chiến dịch Tìm kiếm hiện có, nhưng dự kiến sẽ được triển khai trong tương lai.
  • Ngành dọc nhạy cảm: Trải nghiệm đàm thoại không khả dụng cho các lĩnh vực nhạy cảm như nội dung khiêu dâm hoặc cờ bạc.

3.3. Cách hoạt động

Trải nghiệm đàm thoại trong Google Ads giúp nhà quảng cáo thực hiện các tác vụ như tạo từ khóa, tiêu đề, mô tả, hình ảnh và liên kết trang web cho các chiến dịch Tìm kiếm. Chi tiết về cách hoạt động gồm các bước như sau: 

Khi bắt đầu, bạn chỉ cần nhập URL trang đích, Google AI sẽ tự động tạo mô tả ngắn về doanh nghiệp của bạn mà bạn có thể chỉnh sửa.

Google AI sẽ tự động tạo mô tả ngắn về doanh nghiệp
Google AI sẽ tự động tạo mô tả ngắn về doanh nghiệp

Sau đó, AI sẽ đề xuất các từ khóa và nội dung quảng cáo phù hợp để tối ưu hóa chiến dịch.

AI sẽ đề xuất các từ khóa và nội dung
AI sẽ đề xuất các từ khóa và nội dung
AI sẽ đề xuất các từ khóa và nội dung (1)
AI sẽ đề xuất các từ khóa và nội dung (1)
AI sẽ đề xuất các từ khóa và nội dung (2)
AI sẽ đề xuất các từ khóa và nội dung (2)

Nhà quảng cáo vẫn có toàn quyền kiểm soát, bạn có thể xem xét, phê duyệt hoặc chỉnh sửa các đề xuất của Google AI trước khi triển khai chiến dịch. Điều này cho phép đảm bảo các đề xuất đáp ứng mục tiêu của chiến dịch cũng như tuân thủ đúng yêu cầu của bạn.

Xem video demo cách hoạt động tại đây

3.4. Mẹo sử dụng trải nghiệm đàm thoại

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn sử dụng hiệu quả tính năng trải nghiệm đàm thoại:

  • Đưa ra yêu cầu của bạn rõ ràng và súc tích để Google AI dễ dàng hiểu và đáp ứng.
  • Giao tiếp với Google AI như khi trò chuyện với một người thật, điều này sẽ giúp tương tác trở nên tự nhiên và hiệu quả hơn.
  • Nếu không hài lòng với kết quả, hãy diễn đạt lại yêu cầu để nhận được đề xuất tốt hơn.
  • Đảm bảo chiến dịch của bạn tuân thủ chính sách của Google Ads nhằm tránh các vi phạm khi triển khai quảng cáo.

Tham khảo thêm: Giới thiệu về trải nghiệm đàm thoại trong Google Ads

4. Chiến lược giá thầu 

Google Ads đã cập nhật các chiến lược giá thầu, trong đó có sự thay đổi quan trọng liên quan đến giá thầu CPC nâng cao (ECPC).

  • Ngừng sử dụng ECPC: Kể từ ngày 5 tháng 9 năm 2024, giá thầu ECPC sẽ không còn khả dụng cho các chiến dịch Tìm kiếm và Hiển thị.
  • Thời gian chuyển tiếp: Các chiến dịch đang sử dụng ECPC sẽ tiếp tục được phép chạy cho đến tháng 3 năm 2025.
  • Chuyển đổi tự động: Sau ngày 15 tháng 3 năm 2025, ECPC sẽ tự động chuyển đổi thành giá thầu CPC thủ công, nghĩa là nhà quảng cáo sẽ phải tự quản lý mức giá thầu của mình.
  • Các lựa chọn giá thầu khác: Google vẫn cung cấp nhiều tùy chọn giá thầu khác cho các nhà quảng cáo, bao gồm:
    • Maxclick
    • CPM (Chi phí mỗi 1.000 lần hiển thị)
    • CPA (Chi phí mỗi hành động)
    • Tối đa hóa chuyển đổi
    • ROAS (Tỷ lệ doanh thu trên chi phí quảng cáo)
    • Tối đa hóa giá trị chuyển đổi
    • CPA trả tiền theo chuyển đổi

Những thay đổi này nhằm giúp nhà quảng cáo tối ưu hóa chiến dịch của mình và lựa chọn các phương pháp giá thầu phù hợp hơn với mục tiêu kinh doanh.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn đấu thầu thông minh

5. Kiến thức cơ bản về AI trên Google Ads

Google Ads đang tích cực cập nhật các tính năng mới dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao hiệu suất quảng cáo. Dưới đây là một số phương pháp hay nhất mà nhà quảng cáo có thể áp dụng để tối ưu hóa mẫu quảng cáo của mình:

Kiến thức cơ bản về AI trên Google Ads
Kiến thức cơ bản về AI trên Google Ads

5.1. Tối ưu hóa chất lượng và số lượng mẫu quảng cáo

  • Cung cấp thông tin đầu vào đa dạng: Cung cấp cho Google nhiều thông tin về mẫu quảng cáo, giúp AI xác định hiệu quả của từng biến thể. Việc này giúp quảng cáo được phân phối tới đúng đối tượng và nâng cao khả năng tương tác.
  • Xây dựng trang đích đa dạng: Đảm bảo trang web của bạn có nhiều trang đích phù hợp và được xem là nguồn thông tin đáng tin cậy cho thương hiệu. Sự đa dạng này sẽ cải thiện chất lượng của trải nghiệm người dùng và tăng khả năng chuyển đổi.
  • Thêm nội dung quảng cáo phong phú: Cung cấp nhiều dòng tiêu đề và mô tả giúp AI thử nghiệm nhiều kiểu kết hợp khác nhau, từ đó tìm ra cách kết hợp hiệu quả nhất.
  • Sử dụng hình ảnh: Thêm thành phần hình ảnh vào quảng cáo Tìm kiếm để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trực quan. Bạn cũng có thể bật thành phần hình ảnh linh hoạt để AI tự động chọn hình ảnh phù hợp từ trang đích và đưa vào quảng cáo.

5.2. Tạo mẫu quảng cáo trên quy mô lớn

  • Bật tính năng tạo thành phần tự động: Kích hoạt thành phần được tạo tự động trong các chiến dịch Tìm kiếm và chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất để phân phối quảng cáo phù hợp hơn.
  • Sử dụng AI để tạo nội dung: Trong giao diện Google Ads, bạn có thể sử dụng chức năng tạo thành phần mới và AI tạo sinh để tạo ra các dòng tiêu đề, nội dung mô tả và hình ảnh phù hợp với doanh nghiệp.
  • Tạo chiến dịch Tìm kiếm bằng đề xuất AI: Sử dụng trải nghiệm đàm thoại trong Google Ads để nhận đề xuất từ AI về từ khóa, dòng tiêu đề và các thành phần khác.
  • Sử dụng công cụ tạo video: Tạo video theo nhiều định dạng, bao gồm video dọc, ngang và vuông, để tăng cường hiệu quả quảng cáo.
  • Cải thiện hình ảnh sản phẩm: Sử dụng Product Studio trong Merchant Center Next để nâng cao hình ảnh sản phẩm, giúp chúng thu hút hơn đối với khách hàng.

5.3. Đánh giá và tối ưu hóa

  • Chia sẻ thông tin chi tiết: Chia sẻ nội dung và thông tin chi tiết về đối tượng với các nhóm sáng tạo để bắt đầu một cách hiệu quả. Cả nhóm sáng tạo và AI của Google sẽ sử dụng dữ liệu này để tạo ra các thành phần mới cho thử nghiệm.
  • Kết hợp dữ liệu bên thứ nhất: Sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất cùng với AI để phát triển thông tin chi tiết hữu ích về mẫu quảng cáo. Điều này có thể cải thiện chất lượng của các thành phần và nâng cao hiệu suất tổng thể.
  • Theo dõi độ mạnh của quảng cáo: Độ mạnh của quảng cáo cung cấp phản hồi về mức độ mà một quảng cáo tuân thủ các phương pháp hay nhất để đạt hiệu suất tối ưu. Điều này giúp bạn biết những việc cần làm để nâng cao hiệu suất.
  • Sử dụng Trang thông tin chi tiết: Tận dụng các thông tin chi tiết để theo dõi xu hướng hiệu suất và thử nghiệm các ý tưởng mới. Việc này sẽ giúp thương hiệu của bạn tạo được ấn tượng tốt hơn qua các mẫu quảng cáo lâu dài cũng như quảng cáo theo mùa.
Kết hợp sử dụng AI để tăng hiệu quả
Kết hợp sử dụng AI để tăng hiệu quả

Những cập nhật này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất quảng cáo mà còn cải thiện trải nghiệm của người dùng, mang lại lợi ích cho cả nhà quảng cáo và khách hàng.

Trong quý 3 năm 2024, Google Ads đã có nhiều cập nhật quan trọng nhằm tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo và nâng cao trải nghiệm cho nhà quảng cáo. Những cải tiến này không chỉ giúp đơn giản hóa quy trình tạo mẫu quảng cáo mà còn cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng với thông điệp phù hợp hơn bao giờ hết.

Việc nắm bắt và áp dụng các tính năng mới này là rất quan trọng để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, đồng thời tăng cường hiệu quả truyền thông cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để khai thác sức mạnh của Google Ads, hãy hợp tác với SEONGON để thực hiện những chiến dịch quảng cáo Google tối ưu chi phí và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, SEONGON cũng tổ chức những khóa đào tạo Google Ads chuyên sâu giúp bạn hiểu rõ hơn về các tính năng mới và làm chủ công cụ nhanh chóng.

Liên hệ ngay tới 090 1707 090 (nhánh 1) hoặc gửi thông tin đến email contact@seongon.com để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN