Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển, Google không ngừng cải tiến các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn. Một trong những bước tiến đáng chú ý chính là Google Merchant Center Next, phiên bản nâng cấp của Google Merchant Center, đi kèm với Product Studio – một bộ công cụ mạnh mẽ giúp tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm bằng AI.
Vậy Google Merchant Content Next đem tới những thay đổi và lợi ích gì, và cách nâng cao hiệu quả của nền tảng này bằng việc tận dụng Product Studio ra sao. SEONGON sẽ bật mí trong bài viết này.
1. Google Merchant Center Next là gì?
Google Merchant Center Next được đánh giá là phiên bản cải tiến của Google Merchant Center, được thiết kế để giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và hiển thị sản phẩm trên các nền tảng của Google. Nền tảng này có nhiều sự khác biệt với phiên bản cũ.

- Đơn giản hóa quy trình quản lý sản phẩm:
- Quản lý thông tin thống nhất: Người bán có thể thu thập thông tin tại nhiều quốc gia ở một nơi tập trung, không giống với phiên bản cũ. Tại phần tổng quan này, bạn có ngay lập tức biết trạng thái, hành động tại các quốc gia mà bạn bán hàng hoá/dịch vụ.
- Xem thông tin kinh doanh chỉ ở một nơi: Bạn có thể xem thông tin về giá một cách chi tiết thông qua dữ liệu và mức độ hiển thị cạnh tranh tại báo cáo định giá. Thêm nữa, bạn có thể sử dụng báo cáo về sản phẩm phổ biến để biết xu hướng ngành.
- Hỗ trợ quản lý đa kênh: Thay vì quản lý độc lập sản phẩm trực tuyến và cửa hàng địa phương như trước, với Google Merchant Center Next, bạn có thể quản lý kết hợp chúng tại một nơi và dễ dàng cập nhật sản phẩm. Các nguy cơ tiềm ẩn được chẩn đoán và sắp xếp ưu tiên một cách rõ ràng.
- Chạy quảng cáo ngay tại chỗ: Bạn có thể tạo các chiến dịch tại mức cơ bản ngay tại nền tảng này.
- Dễ dàng hiểu rõ về hiệu suất và cách cải thiện thông qua một bộ báo cáo toàn diện và nhất quán chỉ tại một nơi, thay vì ở nhiều phần như trước.
- Giao diện trực quan, dễ sử dụng:
- Không còn giao diện phức tạp như Google Merchant Center, tại Google Merchant Center Next, những tính năng nâng cao, phức tạp được sắp xếp vào tiện ích bổ sung.
- Các tính năng bạn đang sử dụng ở phiên bản cũ sẽ được mặc định kích hoạt.
- Việc xác minh website đã trở nên đơn giản hoá hơn, đồng thời thông tin sản phẩm được tự động điền sẵn giúp tiết kiệm thời gian.
- Bạn có thể tùy chỉnh dễ dàng bằng tiện ích bổ sung như chương trình cho khách hàng thân thiết,…
- Việc tối ưu hoá trở nên dễ dàng hơn nhờ những đề xuất có trên trang chủ.
- Tự động thu thập dữ liệu từ website: Ở phiên bản cũ, bạn cần sử dụng phương thức tải lên để chọn lựa những sản phẩm được nền tảng thu thập dữ liệu. Trong khi đó, với Google Merchant Center Next, các sản phẩm được nền tảng thu thập dữ liệu sẽ được hệ thống thêm trên website ở chế độ mặc định. Điều này áp dụng cho cả người bạn đang và mới tham gia, có bổ sung các sản phẩm được họ tự thêm.
Như vậy, Google Merchant Center Next có nhiều cải tiến quan trọng so với Google Merchant Center.
- Quản lý danh mục sản phẩm thông minh hơn bằng việc đơn giản hoá quản lý quy trình, giao diện trực quan dễ sử dụng và tự động thu thập dữ liệu từ website.
- Đặc biệt hơn là nền tảng này còn tích hợp AI để đề xuất tối ưu hóa, giảm thiểu áp lực cho việc tạo nội dung. Nhờ đó, các hành động đề xuất được sắp xếp theo giá trị, ưu tiên hành động đem tới giá trị cao nhất, tác động lớn đến hiệu suất. Thêm nữa, nhà quảng cáo có thể tạo ra nội dung tiếp thị một cách dễ dàng, số lượng lớn với ít tài nguyên hơn thông qua công cụ sáng tạo nội dung dựa vào AI – Product Studio.
2. Product Studio – Công cụ mới giúp nhà quảng cáo tối ưu hóa hình ảnh
Product Studio là bộ công cụ AI hoàn toàn miễn phí, được tích hợp trong Google Merchant Center Next, giúp nhà quảng cáo có thể tạo ra và cải thiện, chỉnh sửa hình ảnh, video sản phẩm ở chất lượng cao. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được nguồn lực cũng như thời gian, mà vẫn có các nội dung tiếp thị chất lượng thu hút người dùng.
Những tính năng nổi bật của Product Studio bao gồm:
- Xoá phông nền tự động: Chỉ bằng một cú nhấp chuột, phông nền của ảnh sẽ hoàn toàn biến mất. Sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện ở một phông nền trắng, giúp người mua dễ dàng thấy rõ và quan sát.
- Tạo nền ảnh phù hợp với thương hiệu: Thông qua tính năng tạo cảnh, người quảng cáo có thể tạo nên bất kỳ bối cảnh nền nào phù hợp với nhu cầu bằng cách cung cấp mô tả cảnh một cách chi tiết.
- Chỉnh sửa và tối ưu hình ảnh cho quảng cáo Google Shopping: Khi cập nhật hình ảnh hoặc lưu hình mới vào Merchant Center, hình ảnh của bạn đã đạt điều kiện và có thể được sử dụng ở nhiều nền tảng tại Google, trong đó có quảng cáo Goolge Mua sắm (Google Shopping). Ngoài ra, các hình ảnh kém chất lượng cũng dễ dàng thao tác, biến hoàn thành hình ảnh sắc nét hơn, kích thước tốt hơn khi bạn sử dụng Product Studio. Thêm nữa, Product Studio có thể biến hình ảnh thành Video hút mắt chỉ bằng vài cú nhấp chuột, giúp nội dung quảng cáo của bạn hấp dẫn và thu hút hơn.
Sử dụng công cụ AI Product Studio đem lại nhiều lợi ích cho các nhà quảng cáo. Đó không chỉ là việc tiết kiệm thời gian, chi phí thiết kế các video và hình ảnh, mà còn là việc nâng cao hiệu suất quảng cáo thông qua việc tăng chất lượng hình ảnh và tỷ lệ chuyển đổi. Nhờ đó, bạn sẽ không cần phải tốn thời gian chờ đợi nhân sự thiết kế để có nội dung chạy quảng cáo chất lượng với công cụ hữu ích này.
3. Nhà quảng cáo có thể tận dụng Google Merchant Center Next như thế nào?
Ra mắt năm 2024, Google Merchant Center Next được ví von như cải tiến của Google trong việc hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm. Vậy làm cách nào để các doanh nghiệp, nhà quảng cáo có thể tận dung được nền tảng này, đem lại hiệu quả cao cho quảng cáo?
Đồng bộ hoá dữ liệu sản phẩm dễ dàng
Google Merchant Center Next sở hữu tính năng có thể tự động cập nhật dữ liệu của sản phẩm với tính chính xác cao dựa trên dữ liệu trang đích. Dữ liệu bao gồm giá, tình trạng sản phẩm và trạng thái còn hàng hay không. Nhà quảng cáo có thể tận dụng tính năng này để đồng bộ hoá dữ liệu sản phẩm có trên quảng cáo Google Shopping. Nhờ đó, bạn có thể tránh được tình trạng không khớp thông tin, thu hút khách hàng hành động khi biết rõ thông tin chính xác.
Hướng dẫn cách thiết lập trên Google Merchant Center Next như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị website
- Thiết lập dữ liệu có cấu trúc trên website (nếu chưa thực hiện).
- Đảm bảo định dạng thuộc tính chính xác, bao gồm: giá, tình trạng, tình trạng còn hàng.
- Bước 2: Bật tính năng tự động cập nhật bằng cách:
- Vào tài khoản Merchant Center, sau đó chọn mục Sản phẩm ở phần điều hướng bên trái.
- Lựa chọn “Cải thiện tự động”.
- Chọn “Chỉnh sửa” tại “Tự động cập nhật”.
- Lựa chọn các thuộc tính bạn muốn bật cập nhật tự động.
Sử dụng AI để tối ưu danh sách sản phẩm
Nhà quảng cáo có thể tận dụng Google Merchant Center Next bằng cách sử dụng AI để tối ưu danh sách sản phẩm một cách tự động và hiệu quả. Hệ thống AI giúp phân tích, điền thông tin sản phẩm chính xác, đề xuất cải thiện nội dung mô tả và tối ưu hình ảnh thông qua Product Studio. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng hiển thị sản phẩm, cải thiện khả năng tiếp cận khách hàng và tối đa hóa hiệu suất quảng cáo mà không cần thao tác thủ công phức tạp.
Tích hợp Product Studio vào quảng cáo
Tận dụng Product Studio trong quảng cáo, đặc biệt là trên Google Shopping và Performance Max, là một trong những phương pháp hiệu quả để khai thác tối đa Google Merchant Center Next.
- Nhờ tích hợp công nghệ AI, công cụ này cho phép nhà quảng cáo dễ dàng điều chỉnh và nâng cao chất lượng hình ảnh sản phẩm, tạo nội dung hấp dẫn mà không cần sử dụng phần mềm thiết kế phức tạp.
- Hình ảnh được cập nhật liền mạch ở Google Shopping và Performance Max, và luôn được làm mới dễ dàng theo mùa, dịp lễ, chương trình ưu đãi thông qua các chủ đề đầy cảm hứng của Product Studio.
- Điều này giúp chiến dịch quảng cáo trở nên chuyên nghiệp hơn, cải thiện khả năng thu hút người mua và tối ưu hiệu suất tiếp cận khách hàng mục tiêu.
4. Những thay đổi quan trọng và cách thích ứng
Có thể thấy, nếu không thích ứng với sự thay đổi của Google Merchant Center Next, nhà quảng cáo và doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội để nâng cao hiệu suất quảng cáo của mình một cách đáng tiếc. Để làm được điều này, bạn cần nắm được những thay đổi quan trọng, các tính năng bị loại bỏ của Google Merchant Center, kèm theo đó là cách tận dụng, thích ứng với nền tảng này và Product Studio.
Những thay đổi về chính sách và giao diện
Dưới đây là những tính năng bị loại bỏ của Google Merchant Center mà bất kỳ nhà quảng cáo nào cũng nên nắm vững để sử dụng thuận tiện nền tảng này. Chúng tập trung vào việc đơn giản hoá giao diện và quy trình quản lý.
- Chế độ xem nguồn cấp dữ liệu: Trước đây, người dùng có thể xem và quản lý nguồn cấp dữ liệu sản phẩm trực tiếp trong giao diện Merchant Center. Tuy nhiên, trong phiên bản mới, tab “Nguồn cấp dữ liệu” đã bị loại bỏ, khiến việc xem dữ liệu nguồn cấp trở nên khó khăn hơn.
Cách thích ứng cho nhà quảng cáo: Xem nguồn dữ liệu bằng cách truy cập vào mục “Sản phẩm” > “Tất cả sản phẩm” > Tiêu đề tại vị trí góc dưới bên phải.
- Tab “Tăng trưởng”: Tab này cung cấp các cơ hội để cải thiện nguồn cấp dữ liệu và chiến dịch, bao gồm báo cáo cạnh tranh về giá và sản phẩm bán chạy nhất. Trong Merchant Center Next, tab “Tăng trưởng” không còn xuất hiện, dẫn đến việc thiếu các báo cáo và tính năng hỗ trợ tăng trưởng.
Cách thích ứng cho nhà quảng cáo:
- Xem báo cáo sản phẩm bán chạy nhất tại “Số liệu phân tích”> “Sản phẩm” > “Sản phẩm phổ biến” tại Google Merchant Center Next.
- Xem báo cáo cạnh tranh về giá tại “Số liệu phân tích” > “Sản phẩm” > “Định giá”.
- Chẩn đoán sản phẩm chi tiết: Trước đây, Merchant Center cung cấp dòng thời gian hiển thị các chẩn đoán sản phẩm và sự thay đổi của chúng theo thời gian. Trong phiên bản mới, chức năng này đã được đơn giản hóa, chỉ hiển thị trạng thái hiện tại của sản phẩm mà không cung cấp lịch sử chi tiết.
Cách thích ứng cho nhà quảng cáo: Xem lịch sử trạng thái tại “Sản phẩm” > “Cần chú ý” > “Xem nhật ký”.
Cách tối ưu Merchant Center Next & Product Studio
Ngoài cách thích ứng trước những thay đổi, cách tối ưu Merchant Center Next và Product Studio như thế nào cũng luôn được các doanh nghiệp và nhà quảng cáo quan tâm. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tận dụng tối đa các công cụ này.
- Đọc kỹ hướng dẫn của Google về Merchant Center Next và Product Studio bao gồm những sự thay đổi, thuật ngữ mới, cách tìm các công cụ thường dùng tại Merchant Center Next, và gợi ý phương pháp lựa chọn hình ảnh và viết nội dung mô tả cho Product Studio.
- Đảm bảo dữ liệu sản phẩm đầy đủ, chính xác và cập nhật thường xuyên.
- Cải thiện hình ảnh sản phẩm với Product Studio bằng việc xóa nền, thay đổi màu sắc để hình ảnh nổi bật hơn, cũng như tạo ra các phiên bản khác nhau cho quảng cáo theo từng mùa hoặc chương trình khuyến mãi.
- Kết hợp Google Analytics & Performance Max. Trong đó, bạn dùng Google Analytics để theo dõi hiệu suất sản phẩm và phân tích hành vi người dùng. Và bạn tận dụng Performance Max để tự động phân bổ ngân sách và tối ưu hóa quảng cáo trên nhiều kênh, từ Google Search, YouTube đến Shopping Ads.
- Kiểm tra và cập nhật dữ liệu sản phẩm thường xuyên. Vì Google Merchant Center Next tự động thu thập dữ liệu từ website, hãy đảm bảo thông tin giá cả, mô tả, hình ảnh luôn chính xác để tránh lỗi hiển thị hoặc từ chối sản phẩm.
- Theo dõi báo cáo hiệu suất và thử nghiệm A/B. Cụ thể, bạn cần kiểm tra báo cáo hiệu suất trong Merchant Center để xác định sản phẩm nào có tỷ lệ nhấp cao. Thêm nữa, bạn có thê rchạy A/B testing với các hình ảnh và mô tả khác nhau để tối ưu hóa chuyển đổi.
Ngoài ra, nhà quảng cáo cũng cần biết cách khắc phục khi gặp các lỗi thường gặp khi thiết lập Merchant Center Next. Cụ thể:
- Không thể xác minh và yêu cầu quyền sở hữu trang web: Nguyên nhân bắt nguồn từ việc Merchant Center Next yêu cầu xác minh quyền sở hữu website thông qua Google Search Console. Nếu website chưa được thêm hoặc sử dụng phương thức xác minh sai, quá trình có thể thất bại.
- Không thể thu thập dữ liệu sản phẩm từ website: Merchant Center Next tự động lấy thông tin sản phẩm từ website, nhưng nếu dữ liệu có cấu trúc không đúng hoặc website chặn bot thu thập dữ liệu, sản phẩm có thể không hiển thị.Cách khắc phục:
- Kiểm tra và triển khai dữ liệu có cấu trúc (structured data markup) theo chuẩn của Google.
- Kiểm tra tệp robots.txt để đảm bảo Googlebot có thể quét trang sản phẩm.
- Dùng công cụ Google Search Console → Kiểm tra URL để xem Google có thể truy cập trang sản phẩm hay không.
- Sản phẩm không hiển thị trong Merchant Center sau khi thêm vào: Sản phẩm có thể bị từ chối hoặc chưa được phê duyệt do vi phạm chính sách của Google.Cách khắc phục:
- Kiểm tra trạng thái sản phẩm trong Merchant Center để xem có lỗi gì không.
- Nếu sản phẩm bị từ chối, xem lý do cụ thể và chỉnh sửa theo yêu cầu chính sách của Google.
- Đảm bảo thông tin sản phẩm rõ ràng, chính xác, bao gồm giá, tình trạng hàng hóa và mô tả đầy đủ.
- Không thể kết nối Merchant Center với Google Ads: Nguyên nhân có thể đến từ việc tài khoản Merchant Center chưa được liên kết đúng với tài khoản Google Ads, hoặc tài khoản không đủ quyền quản trị.Cách khắc phục:
- Vào Merchant Center → Cài đặt → Liên kết tài khoản và kiểm tra xem Google Ads đã được kết nối chưa.
- Đảm bảo bạn sử dụng cùng một địa chỉ email có quyền quản trị trên cả hai tài khoản.
- Nếu kết nối không hoạt động, thử hủy liên kết và kết nối lại.
- Giá sản phẩm hiển thị sai hoặc không khớp với website: Merchant Center Next tự động quét website để lấy giá sản phẩm, nhưng nếu trang web cập nhật giá chậm hoặc có chương trình giảm giá, dữ liệu có thể không đồng nhất.Cách khắc phục:
- Đảm bảo giá hiển thị trên trang web là giá cuối cùng sau khi áp dụng khuyến mãi.
- Nếu có chương trình giảm giá, sử dụng Google Promotions thay vì thay đổi giá trực tiếp trên trang sản phẩm.
- Kiểm tra dữ liệu có cấu trúc (schema markup) để đảm bảo Merchant Center thu thập đúng thông tin giá cả.
Merchant Center Next và Product Studio là bước tiến quan trọng giúp nhà quảng cáo tối ưu hóa sản phẩm, đã được áp dụng từ tháng 9/2024. Để quản lý sản phẩm đơn giản, nâng cao hiệu quả quảng cáo sản phẩm, hãy bắt đầu bắt đầu thiết lập Merchant Center Next và thử nghiệm với Product Studio ngay hôm nay! Nếu doanh nghiệp chưa có nhân sự có thể triển khai, đừng quên SEONGON có dịch vụ quảng cáo Google Ads với các chuyên gia hàng đầu hỗ trợ bạn thực hiện.