Google | 3 cạm bẫy Marketing mà thương hiệu Việt Nam nên tránh để tận dụng sức mạnh của Quảng cáo Tìm kiếm (Search)
Chia sẻ bài viết

Google | 3 cạm bẫy Marketing mà thương hiệu Việt Nam nên tránh để tận dụng sức mạnh của Quảng cáo Tìm kiếm (Search)

Chia sẻ bài viết

Trong thời đại số ngày càng thay đổi, thì hành vi người tiêu dùng cũng thay đổi không ngừng, họ thường dùng từ 8 ngày đến 3 tuần để tìm kiếm thông tin, ra quyết định trước khi mua hàng. Điều này cho thấy người dùng ngày càng cảm thấy bối rối, đắn đo hơn để đưa ra quyết định, ngay cả những quyết định đơn giản nhất hàng ngày.

Đó là lý do tại sao người tiêu dùng ở Việt Nam đang chuyển sang sử dụng Tìm kiếm trên Google như phương thức tổng hợp thông tin khách quan và đáng tin cậy để giúp họ hiểu và tự tin đưa ra các quyết định mua hàng.

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt cần phải sáng suốt tận dụng sức mạnh của Quảng cáo Tìm kiếm (Search) để không bỏ lỡ từng điểm chạm với khách hàng. Dưới đây là những nguyên cứu chuyên sâu về Tiếp thị và Người tiêu dùng mới nhất của Google nhằm hỗ trợ chiến lược tiếp thị Tìm kiếm của doanh nghiệp hiệu quả tốt nhất.

Tìm kiếm là một trung tâm cảm nhận cho người Việt Nam

Báo cáo Tìm kiếm trong năm 2021 cho thấy người Việt Nam có nhu cầu cao hơn trong việc xác thực thông tin trong lối sống, thói quen hay kể cả sản phẩm/dịch vụ. Họ chủ động hơn trong việc tìm kiếm sự thật, kiểm tra thực tế và cân nhắc mức độ tin cậy của các thương hiệu. Qua đó, họ mong muốn thương hiệu được lựa chọn cũng có những mục tiêu cao cả hơn như môi trường, giá trị sống,…

Một khảo sát trong số những người tiêu dùng tại Việt Nam đã mua hàng trong 18 tháng qua cho thấy:

  • 95% đồng ý rằng họ nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan về sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi mua hàng. 
  • Họ làm điều này để tìm thấy thứ họ cần, khám phá những thông tin hữu ích nhất để tự tin hơn trong quyết định mua hàng của mình. 

Đối với các Thương hiệu, Quảng cáo Tìm kiếm là một cách để kết nối với người tiêu dùng Việt Nam đang tìm kiếm về những thông tin đáng tin cậy. Để thúc đẩy niềm tin vào thương hiệu cũng như quyết định mua hàng, doanh nghiệp nên tránh những 3 sai lầm sau đây khi xây dựng chiến lược tiếp thị của mình.

Sai lầm số 1: Bỏ qua Tìm kiếm khỏi kế hoạch tiếp thị

Theo Kantar’s Emotional Value of Search cho biết Tìm kiếm là một phần không đổi trong hành trình của người tiêu dùng Việt Nam. Người tiêu dùng liên tục tìm kiếm, khám phá và đánh giá thông tin cho đến khi họ cảm thấy tự tin vào quyết định mua hàng của mình. 

“73% trong số họ truy cập vào một hoặc nhiều điểm trên các trang web thương mại điện tử, ứng dụng hoặc trang web thương hiệu, bắt đầu bằng công cụ tìm kiếm.”

Trên thực tế, các công cụ tìm kiếm là điểm tiếp xúc hàng đầu đối với người tiêu dùng tại Việt Nam đối với tất cả các loại sản phẩm trong năm 2022. Cho dù họ đang mua sắm đồ điện tử hay ô tô, tài chính cá nhân hay các sản phẩm viễn thông,… Tìm kiếm đều giúp họ giải quyết những nghi ngờ và đưa ra quyết định sáng suốt một cách tự tin.

Tỷ lệ phần trăm người mua sắm Việt Nam chuyển sang Tìm kiếm thông tin sản phẩm

Nguồn: Báo cáo  Kantar’s Emotional Value of Search 2021, 2022.

Vì vậy, việc bỏ Chiến dịch Tìm kiếm ra khỏi chiến lược tiếp thị đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội tiếp cận người dùng khi họ đang tìm kiếm câu trả lời cho chính nhu cầu của họ. 

Để tránh cạm bẫy này, Google gợi ý doanh nghiệp hãy thực hiện các bước để nâng cao chiến lược tìm kiếm và cung cấp thông sản phẩm rõ ràng, đánh giá sản phẩm chính hãng hoặc thông tin từ các chuyên gia:

  • Có mặt sớm để kết nối với người tiêu dùng: Mở rộng chiến lược từ khóa để tiếp cận và thu hút người tiêu dùng từ bước tìm kiếm thông tin hoặc ngay cả những người tiêu dùng chưa có nhu cầu.
  • Nhất quán với những gì người tiêu dùng đang tìm kiếm: Mỗi ngày có 15% lượng truy vấn mới, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần sử dụng chiến dịch phù hợp và đáp ứng nhất quán nhu cầu người dùng trên từng kênh.
  • Tận dụng máy học để tăng độ hiệu quả: Người dùng thực hiện các truy vấn phức tạp hơn trên Tìm kiếm mỗi ngày. Việc thiết lập các cụm từ tìm kiếm ​​theo cách thủ công sẽ không hiệu quả và có thể không nắm bắt chính xác ý định của khách hàng. Đó là lúc các tính năng từ khóa dựa trên máy học có thể trợ giúp.
  • Kết hợp nhuần nhuyễn với những cửa hàng trực tuyến: Làn sóng mua sắm của người dùng dần chuyển dịch từ các cửa hàng vật lý sang các cửa hàng trực tuyến trong thời kỳ đại dịch. Điều quan trọng đối với các thương hiệu là điều chỉnh chiến lược tìm kiếm của họ khi thói quen tìm kiếm trực tuyến của mọi người phát triển. 

 

Bạn cũng có thể tối đa hóa sức mạnh của Tìm kiếm bằng cách kết hợp với các nền tảng phương tiện khác. Minh chứng như ROI cải thiện tới 25% khi Tìm kiếm được kết hợp với TV và 13% khi kết hợp với video trực tuyến. 

Sai lầm số 2: Chỉ sử dụng Tìm kiếm cho chuyển đổi

Tìm kiếm không chỉ là một công cụ chỉ để mang về lượt truy cập trang web, khách hàng tiềm năng hay doanh thu. Chiến dịch Tìm kiếm còn giúp thương hiệu xây dựng niềm tin với người dùng (brand trust) một cách hiệu quả và bền vững.

Điều này rất quan trọng vì sau những trải nghiệm thông tin sai lệch trong đại dịch, mức độ quan tâm Tìm kiếm đối với cụm từ “lừa đảo” đã tăng 54%. Cho rằng mọi người chủ động chuyển sang Tìm kiếm để xác định tính hợp pháp và độ tin cậy của sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, theo báo cáo Kantar’s Emotional Value of Search, 85% số người nói rằng họ sẽ mua hàng từ những thương hiệu cung cấp đầy đủ thông tin đáng tin cậy.

Vì vậy, các thương hiệu phải chứng minh được mình uy tín, minh bạch trong mắt khách hàng. Cụ thể như thương hiệu cần:

– Cung cấp thông tin hữu ích khi khách hàng trong quá trình khám phá

– Giúp khách hàng cảm thấy tự tin hơn với quyết định của họ

– Trao quyền cho khách hàng để họ đưa ra quyết định tốt

3 điều thương hiệu nên làm để chứng minh sự uy tín trước khách hàng

Nguồn: Báo cáo  Kantar’s Emotional Value of Search 2021, 2022.

Một cách để cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng là cung cấp nội dung có liên quan cho họ. 2 công cụ phù hợp với doanh nghiệp đó là “Quảng cáo tìm kiếm thích ứng” và “tiện ích mở rộng hình ảnh”, cho phép doanh nghiệp phân phối quảng cáo gần giống với những gì người dùng đang tìm kiếm vào bất kỳ lúc nào. Giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin tốt với người tiêu dùng, đồng thời giúp thương hiệu đạt được thành công lâu dài.

Sai lầm số 3: Tránh tự động hóa Tìm kiếm trong tiếp thị

Mỗi ngày với 15% truy vấn mới được Tìm kiếm, các nhà quảng cáo có thể gặp khó khăn trong việc lựa chọn và phán đoán tất cả các từ khóa cần thiết để tối ưu hóa chiến dịch. Tuy nhiên, tự động hóa tìm kiếm loại bỏ nhu cầu đoán, cho phép các thương hiệu đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của mọi người nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Ví dụ, L’Oréal Việt Nam đã biến Tìm kiếm tự động hóa thành một phần trong chiến lược tiếp thị của mình trong chiến dịch hợp tác bán lẻ với Shopee. Mục đích của nó nhằm tăng đơn bán hàng đồng thời cải thiện lợi nhuận trên ngân sách quảng cáo (ROAS). Kết quả là ROAS và tỷ lệ chuyển đổi đã tăng gấp nhiều lần.

Cụ thể, L’Oréal Việt Nam đã thử nghiệm chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất (Performance Max) để tự động tạo quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như Search, Shopping, Discovery và YouTube, bằng cách sử dụng thông tin và hình ảnh sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của mình. Chiến lược Smart Bidding và các giải pháp tự động hóa khác đã được áp dụng để tìm kiếm những khách hàng có khả năng chuyển đổi tốt hơn trên tất cả các kênh quảng cáo của Google, trong khi ROAS của chiến lược này liên tục được tối ưu hóa bằng công nghệ máy học. 

Kết quả là ROAS cao hơn 2,4 lần cho chiến dịch vào tháng 12 và khi so sánh với chiến dịch mua sắm thông minh vào tháng 11, chiến dịch này mang lại ROAS cao hơn 4,1 lần và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 13 lần.

Tổng kết

Người dùng Việt Nam tìm kiếm trong suốt hành trình tiêu dùng của mình để hiểu rõ thông tin và cảm thấy tự tin khi mua hàng. Đối với các thương hiệu, điều này làm cho Tìm kiếm trở thành một công cụ lý tưởng để tiếp cận lượng lớn đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả. Bằng cách ưu tiên tự động hóa Tìm kiếm trong chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp không chỉ có thể đáp ứng người tiêu dùng vào thời điểm họ tìm kiếm mà còn xây dựng niềm tin thương hiệu và thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Bài viết được dịch từ 3 marketing pitfalls brands in Vietnam should avoid to unlock the power of Search.

 

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN