Trong một bài chia sẻ về “Hành vi nghiên cứu trước khi ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng” được đăng tải bởi Ruhbir Singh – Giám đốc điều hành toàn cầu của Tatvic cho biết:
“Hơn 60% người mua sắm được khảo sát sử dụng Google để nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ, vượt xa mức sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (dưới 60%). Thậm chí, Google còn đóng vai trò quan trọng trong những trường hợp khách hàng đã biết đến sản phẩm qua các kênh khác. Ví dụ, có tới 73% người dùng mạng xã hội thường tìm kiếm thêm thông tin trên Google trước khi mua một sản phẩm mà họ thấy trên mạng xã hội.”
Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu hóa nội dung để xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quảng cáo.
Nhằm đảm bảo hiệu quả bền vững trong việc quảng cáo tới khách hàng đồng thời bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, hãy cùng tham khảo những quy định/luật quảng cáo cần chú ý khi viết content SEO dưới đây.
![Tìm hiểu những quy định/luật quảng cáo cần chú ý khi viết content SEO](https://seongon.com/wp-content/uploads/2024/10/quy-dinh-luat-quang-cao-can-chu-y-khi-viet-content-seo-1.jpg)
1. Không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Nguồn thông tin khổng lồ với hàng loạt nội dung và hình ảnh có sẵn trên Internet giúp bạn dễ dàng sao chép và biến chúng thành nội dung của riêng mình. Tuy nhiên đây là một sai lầm nghiêm trọng liên quan đến việc vi phạm luật bản quyền cho các tác phẩm được đăng tải trên internet: Sử dụng nội dung của bên thứ ba cho mục đích thương mại mà không có sự đồng ý của tác giả, được quy định rõ trong Luật sở hữu trí tuệ.
Để tránh không bị vi phạm quyền trở hữu trí tuệ cho nội dung content SEO, bạn cần lưu ý một số lời khuyên sau:
- Tôn trọng bản quyền của tác giả: Không thực hiện hành vi sao chép, sử dụng, thay đổi hình ảnh, video, nội dung mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc không trích nguồn theo quy định.
- Sử dụng các công cụ kiểm tra đạo văn: Bạn nên sử dụng những công cụ trả phí để có thể kiểm tra một cách chính xác nhất và đảm bảo tính độc nhất của văn bản.
- Tuân thủ nguyên tắc “fair use”: Đây là nguyên tắc khi bạn sử dụng một phần nhỏ tác phẩm và không gây ảnh hướng đến lợi ích kinh tế và uy tín của tác giả, do đó có thể không cần được sự đồng ý của họ. Tuy nhiên, những nội dung này đáp ứng điều kiện: sử dụng một cách hợp lý và áp dụng trong một số hoạt động nhất định như phê bình, giảng dạy, học bổng hay nghiên cứu.
Nội dung trên được trích từ bài viết nghiên cứu của trang web Y khoa nói về nguồn gốc phát hiện hôn nhân cận huyết và loạn luận dưới góc nhìn lịch sử, khoa học và pháp luật. Trước khi dẫn nguồn thông tin, người viết đã đưa ra tác giả và nguồn gốc của thông tin đó nhằm tạo độ uy tín cho bài viết, ví dụ như theo Scheidel (1997), Luật Hôn nhân và Gia đình (2014), Bộ luật Hình sự (2015) sửa đổi bổ sung năm 2017.
2. Đảm bảo tính trung thực và minh bạch
Trong trường hợp doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật, đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật được mô tả trong Khoản 9, Điều 8 Luật quảng cáo 2012 và có thể bị phạt từ 60 – 160 triệu đồng với cá nhân hoặc tổ chức dựa trên Khoản 5 Điều 34 và Khoản 3 Điều 5 được quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, lan truyền thông tin không chính xác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dùng như gây hoang mang, lo lắng dẫn đến những quyết định sai lầm không mong muốn.
Để đảm bảo tính trung thực và minh bạch cho nội dung trong bài viết SEO, bạn cần nắm rõ nhưng lưu ý dưới đây:
- Bám sát sự thật: Bất kỳ thông tin sai lệch, xuyên tạc, chưa được kiểm chứng, đặc biệt với những nội dung liên quan đến sức khỏe, tài chính, khoa học,… đều sẽ điều hướng cho người đọc đưa ra những suy nghĩ và hành động sai lầm. Do đó bạn cần tránh những tuyên bố không thể đạt được hoặc cố tình phóng đại lợi ích của sản phẩm/dịch vụ.
- Chọn kỹ nguồn thông tin uy tín: Nguồn dữ liệu uy tín thường là những nghiên cứu và số liệu được kiểm chứng bởi các tổ chức, tác giả hàng đầu trong lĩnh vực, ví dụ như: Số liệu về tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn COVID-19 được UNICEF, tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động trên toàn cầu luôn đi đầu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em tiến hành nghiên cứu. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo thông tin bạn đang theo dõi được cập nhật mới nhất bằng cách tìm xem ngày đăng và ngày cập nhật ở đầu hoặc cuối mỗi bài viết.
- Cung cấp thông tin về quyền lợi của người tiêu dùng: Nếu có các điều khoản hoặc điều kiện liên quan đến việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ, hãy công khai rõ ràng. Nếu bài viết có nội dung quảng cáo, hãy đánh dấu rõ ràng để người đọc nhận biết chất lượng nội dung bài viết lên hàng đầu.
Đoạn nội dung trên không chỉ cung cấp thông tin rõ ràng về dịch vụ mà còn minh bạch về giảng viên, nội dung khóa học, đánh giá từ học viên và chính sách hoàn tiền, qua đó thể hiện sự trung thực và đáng tin cậy trong kinh doanh.
3. Không gây hiểu nhầm về nguồn gốc, xuất xứ
Trong các bài content SEO có chủ đề review trải nghiệm hay quảng cáo, thông tin về nguồn gốc, xuất xứ là một yếu tố quan trọng để người đọc đánh giá được chất lượng, độ uy tín của sản phẩm/dịch vụ từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin chính xác về nguồn gốc, xuất xứ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới các rủi ro pháp lý sau này của doanh nghiệp. Cụ thể:
Khoản 2, Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định về Quyền của người tiêu dùng “Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa”. Vì vậy, việc gây hiểu nhầm hay cố ý đưa thông tin sai lệch về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm/dịch vụ được xem là một hành động trái pháp luật và có thể bị phạt từ 10 – 70 triệu đồng theo Điều 44 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Để đưa nguồn gốc, xuất xứ vào bài viết một cách trung thực, minh bạch, bạn có thể thực hiện những hành động sau:
- Đưa ra bằng chứng: Bạn có thể chèn vào bài viết những hình ảnh để chứng minh nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ, ví dụ như tờ giấy kê khai hải quan, tờ giấy mua hàng ở nước ngoài, hay kiểm định an toàn của bộ Y tế về sản phẩm, tờ cam kết sử dụng dịch vụ kèm các thông tin về công ty cung cấp,…
- Không được giả mạo nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm/dịch vụ: Trong tất cả các bài viết của bạn, bạn nên đưa thông tin của nhà cung cấp, nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ một cách trung thực và rõ ràng, không sử dụng những từ ngữ mở hồ, lập lờ nhằm gây hiểu nhầm cho khách hàng.
Ví dụ nguồn gốc của lọ serum đang đề cập trong bài viết content SEO thực tế có xuất xứ từ nội địa Trung, thay vào đó bạn viết rằng “lọ serum được xách tay từ Hàn về nhằm đánh lừa những khách hàng yêu thích và tin tưởng mỹ phẩm Hàn Quốc”. Đây là một hành động vi phạm pháp luật và bạn có thể bị khởi kiện khi giả mạo như trên.
Avène là hãng dược mỹ phẩm của Pháp nổi tiếng với nguồn nước khoáng từ vùng Avène thơ mộng, trong lành. Nguồn nước ở đây được nghiên cứu cẩn thận tại Trung tâm Thuỷ liệu Pháp Avène và là thành phần chính của tất cả các sản phẩm của hãng. Nội dung content SEO đã trình bày rất rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc xuất xứ của nguồn nước, điều này không chỉ giúp khách hàng yên tâm về nguyên liệu sạch và tự nhiên mà còn tạo điểm nhấn nổi bật cho hãng, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và chia sẻ.
4. Không xâm phạm quyền riêng tư
Xâm phạm quyền riêng tư khi viết content SEO được hiểu là khi người viết phát tán, tiết lộ những thông tin cá nhân của một người mà không được sự đồng ý. Đây là một hành động vi phạm pháp luật được nêu rõ trong Điều 21 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 và có thể bị xử phạt.
Để đảm bảo bài viết content SEO của bạn không vi phạm quyền bảo mật thông tin của bất kì một cá nhân hay tập thể nào, bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau:
- Tôn trọng quyền riêng tư: Tuyệt đối không được sử dụng và lan truyền thông tin cá nhân của người khác (ví dụ: số điện thoại, tiểu sử, thẻ căn cước công dân, địa chỉ nhà,…) khi không được sự cho phép của chủ sở hữu.
- Ẩn danh khi cần: Trong trường hợp bạn chưa được sự cho phép của chủ sở hữu mà cần đưa ra những thông tin đó, bạn nên che lại những thông tin quan trọng. Ví dụ mặt người được quay, số căn cước trên thẻ, địa chỉ trên tấm biển quảng cáo,… tránh việc chủ sở hữu có thể bị chuộc lợi bất hợp pháp dựa trên những dữ liệu đó.
5. Không quảng cáo sản phẩm, dịch vụ bị cấm
Theo Khoản 1d, Điều 18 Luật An ninh mạng 2018 số 24/2018/QH14 đã nêu rõ hành vi bị coi là vi phạm pháp luật: “Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật”. Khoản 1e, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cũng đã quy định số tiền mà người phát tán nội dung trên có thể bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng. Trong đó, một số lĩnh vực bị cấm như là tuyên truyền quảng cáo về ngành công nghiệp cờ bạc, cá độ, tiêu thụ thức ăn không lành mạnh, khai thác hoá thạch,…
Để tránh triển khai nội dung bài viết SEO liên quan tới lĩnh vực bị cấm, bạn nên lưu ý những nội dung sau:
- Có kiến thức về những lĩnh vực bị cấm: Bạn nên tìm hiểu các quy định luật pháp liên quan đến nội dung tại quốc gia mà bạn muốn viết. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm đọc những bộ luật như Luật an ninh mạng hay Luật sở hữu trí tuệ để có quan điểm vững chắc đối với những chiêu trò vi phạm pháp luật.
- Không chia sẻ và phát tán những tài liệu nhạy cảm có thể gây rủi ro pháp lý: Đây là những nội dung sai lệch, xuyên tạc; nội dung liên quan đến chính trị, tôn giáo, văn hoá,… Điều này có thể gây nên sự phẫn nộ trong xã hội, mất tính đoàn kết và giảm uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng.
- Không được viết bài về các sản phẩm/dịch vụ vi phạm pháp luật như: Ma tuý, mại dâm, cờ bạc trực tuyến, vũ khí, hàng giả, hàng nhái,… vì chúng có thể khuyến khích các hành vi chống đối xã hội, suy đồi đạo đức và tổn hại sức khoẻ cộng đồng.
Nội dung trên minh hoạ một bài viết quảng cáo về dịch vụ cá độ tài xỉu bóng đá, đây là một trong những lĩnh vực bị cấm theo pháp luật. Vì vậy, lan truyền những thông tin khuyến khích cho các hành động phạm pháp như trên sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho người đọc và xã hội.
6. Không sử dụng ngôn ngữ khiêu khích, phản cảm
Tại Khoản 5 và 6, Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Quyết định số 874/QĐ-BTTTT có đề cập “không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục”.
Doanh nghiệp sử dụng bài viết chứa ngôn từ khiêu khích, phản cảm có thể gây mất uy tín tới hình ảnh thương hiệu, gây tranh cãi trong dư luận và thậm chí có thể bị phạt hoặc kiện tụng. Trong khi đó, người đọc khi đọc bài viết sẽ cảm thấy bị xúc phạm, bị tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần và giảm lòng tin vào thương hiệu.
Để không vô ý thêm vào những nội dung khiêu khích, phản cảm vào bài viết SEO, bạn có thể tham khảo những cách sau:
- Hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu: Xác định những đối tượng người đọc hướng đến trong bài viết, họ có đặc điểm, lối sống và văn hoá như thế nào để sử dụng lối kể chuyện và văn phong cho phù hợp.
- Lựa chọn kỹ đề tài và từ khóa: Lựa chọn những chủ đề trung tính, khách quan, rõ ràng và trung thực, bàn luận và trình bày thông tin một cách chuyên nghiệp, đảm bảo chuẩn mực văn hoá.
- Kiểm tra lại bài viết lần cuối trước khi đăng tải: Bạn nên chủ động đọc lại bài viết để đảm bảo văn phong lịch sự, đặc biệt có thể nhờ đến sự trợ giúp của người kiểm duyệt nội dung.
Với đoạn văn nói trên, người đọc có thể cảm thấy không được tôn trọng và bị đánh giá tiêu cực về thói quen tiết kiệm bằng cách mua vàng. Người viết đã phê phán một cách phản cảm việc mua vàng (chê những người mua vàng là không thông minh và lỗi thời) và sau đó tung hô Quỹ đầu tư của người viết là nếu không đầu tư chứng khoán sẽ bị tụt lại phía sau.
Ngoài ra, từng ngành sẽ có những quy định riêng về quy định sử dụng từ ngữ và thông tin khi triển khai bài viết SEO. Đặc biệt các nhóm ngành thuộc YMYL (Your Money or Your Life) bao gồm các chủ đề có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính, hạnh phúc hoặc sự an toàn của người dùng như: Y tế, chăm sóc sức khoẻ, đầu tư, pháp luật, mua sắm… cần quan tâm đến cách tối ưu các yếu tố E-E-A-T trong bài viết SEO nhằm cải thiện thứ hạng trên trang tìm kiếm mà còn giúp bảo vệ uy tín của website và mang lại lợi ích cho người dùng. |
Để tạo ra một bài viết content SEO hiệu quả, bền vững, bạn cần lưu ý chấp hành đúng và đủ những yêu cầu về hình thức và từ ngữ. Trên đây là 6 quy định/luật quảng cáo cần chú ý khi viết content SEO mà bạn cần nhớ. Bằng cách tạo ra những nội dung chất lượng, trung thực và tuân thủ pháp luật, bạn không chỉ thu hút được sự tin tưởng của khách hàng mà còn xây dựng được một thương hiệu có uy tín trên thị trường.
Khi bạn lựa chọn dịch vụ SEO của SEONGON, bạn sẽ nhận được những chiến lược phát triển SEO chất lượng, bền vững và có thể hoàn toàn yên tâm về tính pháp lý của nội dung triển khai. SEONGON cam kết sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược SEO hiệu quả và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Liên hệ ngay với SEONGON để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!