Backlink nofollow và backlink dofollow – Phân biệt để sử dụng hiệu quả

Chia sẻ bài viết

Backlink nofollow, được đánh dấu rel=”nofollow” là loại backlink mà Googlebot không theo dõi. Tuy nhiên, cả backlink nofollow và backlink dofollow đều có vai trò riêng biệt trong SEO. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại backlink này để thực hiện chiến lược SEO phù hợp cho website của mình.

Được ra đời khoảng 15 năm trước, thuộc tính nofollow khi ấy có nhiệm vụ hỗ trợ ngăn chặn nội dung không hữu ích như thư rác, bình luận vi phạm và liên kết quảng cáo. Tuy nhiên, khi Internet và hành vi người dùng có nhiều thay đổi, Google nhận ra đã đến lúc phải kiểm soát chặt chẽ hơn thẻ nofollow cũng như cách xử lý chúng. 

Giờ đây, liên kết nofollow được sử dụng trong trường hợp bạn muốn dẫn link đến một trang web khác nhưng không muốn Google theo dõi liên kết đó. Để đánh dấu link nofollow bạn sẽ thêm thẻ thuộc tính rel=”nofollow” vào đoạn mã HTML (ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web). Trong mắt người dùng link nofollow và dofollow không hề có sự khác biệt, các đường dẫn được gắn thẻ rel=”nofollow” vẫn hoạt động như một liên kết ngược thông thường nên người đọc vẫn có thể nhấp vào liên kết và đi tới trang web được dẫn link một cách dễ dàng. 

Với backlink dofollow, về cơ bản nó là một backlink bình thường có thể được gắn thẻ rel= “dofollow” hoặc không. Các link dofollow cho phép Google đi theo link đó và tiến hành theo dõi, thu thập, đánh giá nội dung của trang được liên kết.

Mặc dù Googlebot không theo dõi backlink nofollow nhưng loại backlink này vẫn mang đến nhiều lợi ích cho website của bạn:

2.1. Gia tăng lượng truy cập (traffic) cho website

Việc đặt backlink nofollow trên các website chất lượng có ảnh hưởng đến lượng traffic cho website của bạn. Ví dụ, trang web A – vốn có lượng truy cập dồi dào có đặt link dẫn đến trang web B – trang web của bạn. Người đọc nhấp vào liên kết đó từ website A, và truy cập đến website B của bạn, tức là bạn đã nhận được thêm 1 truy cập. Dù liên kết đó gắn thuộc tính nofollow nhưng đây vẫn được coi là cách hiệu quả để thu hút traffic cho website. 

Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để bạn thu về backlink dofollow. Khi có nhiều người dùng truy cập vào website của bạn, đọc nội dung và thấy những kiến thức hữu ích họ có xu hướng chia sẻ liên kết trên các nền tảng số. Đồng nghĩa, website của bạn đã có nhiều backlink hơn và khả năng cao đó là backlink dofollow. 

2.2. Hạn chế rủi ro cho website của bạn

Bằng cách đặt thêm nofollow vào liên kết, công cụ tìm kiếm sẽ không theo dõi liên kết đó nữa. Điều này đồng nghĩa rằng, pagerank từ trang hiện tại không ảnh hưởng đến trang đích. Cụ thể, nếu bạn gắn một liên kết của website A trên website B của bạn thì thứ hạng của bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng dù website A có thứ hạng rất cao hay rất thấp. Bên cạnh đó, liên kết nofollow còn giúp ngăn chặn các spammer sử dụng trang web của bạn để tăng thứ hạng của họ. Điều này giúp bạn tránh bị Google phạt lỗi spam.

2.3. Quản lý liên kết không đáng tin hoặc nội dung không phù hợp

Khi bạn dẫn link đến một trang web khác, tức là bạn đang “giới thiệu” trang đó với Google. Nếu trang đó không đáng tin cậy, Google có thể đánh giá thấp cả trang web của bạn. Tuy nhiên, thẻ nofollow là một cách để bạn khẳng định với Google rằng bạn không có bất cứ đánh giá gì với nội dung trên trang web đó và Google không được coi đây là lời giới thiệu của bạn.

Một profile backlink tự nhiên bao gồm cả backlink dofollow và backlink nofollow. Việc sở hữu cả backlink dofollow và backlink nofollow giúp profile backlink của bạn trở nên đa dạng và tự nhiên hơn từ đó cải thiện khả năng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa backlink nofollow và backlink dofollow, giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng loại backlink:

Tiêu chí Backlink nofollow Backlink dofollow
Thuộc tính Backlink nofollow được gắn thuộc tính rel=”nofollow” trong mã HTML. Thuộc tính này báo hiệu cho bot của Google và các công cụ tìm kiếm khác rằng không nên theo dõi và quét nội dung của liên kết. Backlink dofollow không có thuộc tính rel hoặc có thuộc tính rel=”dofollow”. Điều này cho phép bot Google theo dõi liên kết, thu thập thông tin và đánh giá nội dung của trang được liên kết.
Tác động đến thứ hạng Backlink nofollow không truyền giá trị PageRank (sức mạnh liên kết) cho trang đích, do đó không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Backlink dofollow truyền giá trị PageRank từ trang nguồn đến trang đích, giúp tăng cường sức mạnh SEO và có khả năng cải thiện trực tiếp thứ hạng website trên SERP.
Tăng uy tín website Backlink nofollow không giúp tăng độ uy tín và tin cậy của website một cách trực tiếp. Tuy nhiên, nếu được đặt trên các website uy tín, nó vẫn mang lại giá trị gián tiếp như tăng traffic. Backlink dofollow có thể giúp tăng độ tin cậy và uy tín của website nếu được đặt trên các nguồn uy tín và chất lượng.
Rủi ro Rủi ro từ backlink nofollow rất thấp, gần như không có bởi bot không theo dõi và quét nội dung của liên kết này. Backlink dofollow có thể tiềm ẩn rủi ro nếu đến từ các trang chất lượng kém, trang spam hoặc bị phạt. Nếu Google phát hiện website của bạn có nhiều backlink xấu, điều này có thể gây ra hậu quả như giảm thứ hạng hoặc bị phạt.

Hãy cùng khám phá ưu nhược điểm của backlink nofollow và backlink dofollow để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất:

Backlink Nofollow Backlink Dofollow
Ưu điểm – An toàn, hạn chế bị Google phạt spam.

– Đa dạng hóa hồ sơ liên kết, xây dựng cấu trúc backlink tự nhiên.

– Giúp nâng cao thứ hạng của website một cách nhanh chóng trên trang kết quả tìm kiếm.

– Xây dựng độ uy tín và thẩm quyền cho website.

Nhược điểm – Không trực tiếp cải thiện thứ hạng trên SERP.

– Có thể bị đánh giá là kém hiệu quả nếu không được sử dụng phù hợp trong chiến lược SEO website.

– Dễ bị phạt nếu đặt backlink không tự nhiên hoặc spam.

– Đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí để xây dựng, bao gồm việc chuẩn bị nội dung chất lượng và book các website uy tín, báo chí,…

Vậy nên sử dụng backlink nofollow hay backlink dofollow? Việc lựa chọn loại backlink nào dựa vào mục tiêu và chiến lược SEO của bạn:

Trường hợp nên sử dụng backlink nofollow:

  • Khi đặt link trên các trang web không uy tín hoặc mới xây dựng: Việc sử dụng backlink nofollow giúp tránh rủi ro bị Google phạt nếu trang web kia bị đánh giá là kém chất lượng hoặc spam.
  • Cần đa dạng hóa hồ sơ liên kết: Để xây dựng một hồ sơ backlink tự nhiên và đa dạng, việc có sự kết hợp giữa backlink nofollow và dofollow là điều cần thiết.

Trường hợp nên sử dụng backlink dofollow:

  • Khi liên kết của bạn được đặt trên các trang uy tín và có liên quan: Backlink dofollow từ các nguồn này sẽ tăng cường giá trị SEO, cải thiện thứ hạng và độ tin cậy của website.
  • Khi mục tiêu chính là cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm: Backlink dofollow là lựa chọn tối ưu nếu bạn muốn đẩy mạnh SEO và lên top trên SERP.

Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên kết hợp cả backlink nofollow và dofollow. Tuy nhiên, hãy ưu tiên đặt backlink dofollow trên những website uy tín và liên quan đến lĩnh vực của bạn để gia tăng giá trị SEO và xây dựng uy tín lâu dài.

Dưới đây là 4 cách đơn giản giúp bạn kiểm tra backlink thuộc loại nofollow hay dofollow:

5.1. Kiểm tra thủ công qua HTML

Để nhận biết được đâu là backlink nofollow hay dofollow, bạn chỉ cần kiểm tra mã HTML với các bước sau:

Bước 1: Mở trang có chứa link cần kiểm tra.

Bước 2: Nhấn chuột phải, chọn “View page source” hay “Xem nguồn trang” hoặc Ctrl + U.

Bước 3: Tìm đến link muốn kiểm tra, nếu thấy cụm rel=nofollow thì đó là backlink nofollow.

5.2. Sử dụng tiện ích mở rộng trên Chrome.

Bạn có thể sử dụng tiện ích mở rộng trình duyệt Chrome có tên “Nofollow” để dễ dàng phân biệt backlink dofollow và nofollow với các thao tác như sau:

Bước 1: Vào cửa hàng Chrome trực tuyến và tìm kiếm tiện ích “Nofollow” hoặc truy cập trực tiếp tại đây

Bước 2: Bấm “Thêm vào Chrome”, sau đó chọn “Add Extension”.

 

Bước 3: Các backlink nofollow sẽ được đánh dấu, các link còn lại không được đánh dấu là dofollow.

Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích backlink phổ biến như Ahrefs hay Majestic SEO.

Chẳng hạn, để xem backlink bằng công cụ phân tích Ahrefs, bạn thực hiện các thao tác như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Ahref >> Chọn Site Explorer và nhập link trang chủ của website thanh tìm kiếm.

Bước 2: Sau khi quá trình thu thập dữ liệu hoàn thành, bạn hãy chọn vào mục Backlink để xem tình trạng backlink của trang web.

Bước 3: Bấm chọn Link type >> chọn Dofollow để xem backlink dofollow và Nofollow để xem backlink nofollow.

5.4. Sử dụng công cụ Screaming Frog

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ Screaming Frog để kiểm tra xem backlink thuộc nofollow hay dofollow.

Bước 1: Cấu hình XPath tùy chỉnh

  • Mở SEO Spider và vào menu Configuration >> Custom >> Custom Extraction.

  • Nhập XPath sau để thu thập backlink, thay thế “screamingfrog.co.uk” bằng domain cần kiểm tra:
    • //a[contains(@href, ‘seongon.com’)]/@href
    • //a[contains(@href, ‘screamingfrog.co.uk’)]
    • //a[contains(@href, ‘screamingfrog.co.uk’)]/@rel

Bước 2: Chuyển sang chế độ List

  • Bạn vào menu Mode >> List.
  • Chế độ List cho phép bạn tải danh sách backlink vào Screaming Frog.

Bước 3: Hiển thị URL bị chặn bởi Robots.txt

  • Khi chuyển sang chế độ List, Screaming Frog sẽ tự động bỏ qua Robots.txt.
  • Để xem URL nào bị chặn, vào menu Configuration >> Chọn robots.txt

Sau đó bạn tiếp tục chọn Respect robots.txt và tích chọn Show Internal URLs Blocked by robots.txt.

Bước 4: Tải danh sách Backlink

  • Chọn “Upload List” và dán danh sách URL vào (đảm bảo URL đầy đủ, bao gồm protocol).
  • Screaming Frog sẽ hiển thị số lượng URL được tìm thấy.

Bước 5: Bắt đầu thu thập

  • Nhấn “OK” để bắt đầu thu thập.
  • Các backlink sẽ được kiểm tra và hiển thị trong tab “Internal”.

Bước 6: Xem dữ liệu thu thập

  • Vào tab “Custom” và lọc theo “Extraction” để xem dữ liệu thu thập được. Dữ liệu bao gồm:
    • Tình trạng URL (tồn tại, bị chặn bởi Robots.txt).
    • Link, anchor text, thuộc tính link. Nếu hiển thị “Nofollow” tức là backlink nofollow và ngược lại.

Hiểu rõ sự khác biệt giữa backlink nofollow và backlink dofollow là điều cần thiết để tối ưu hóa chiến lược SEO. Backlink dofollow giúp tăng thứ hạng và uy tín của website, trong khi backlink nofollow mang đến nhiều lợi ích khác như tăng lượng traffic gián tiếp, bảo vệ website khỏi rủi ro,… Vì thế, bạn nên kết hợp cả hai loại backlink để đạt hiệu quả tối ưu.

Để tối ưu hóa chiến lược cũng như đạt được mục tiêu SEO website hiệu quả và nhanh chóng, bạn cần một đối tác uy tín và am hiểu về backlink. Với dịch vụ SEO tổng thể chuyên nghiệp, SEONGON sẽ giúp bạn xây dựng backlink white hat hiệu quả, tuân thủ theo “luật chơi” của Google, giúp website của bạn duy trì thứ hạng bền vững, thu hút lượng traffic chất lượng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Liên hệ SEONGON ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng chiến lược SEO hiệu quả!

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN