Khuyến mại luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của các nhà bán lẻ vào những dịp đặc biệt trong năm như Lễ, Tết hay các ngày siêu giảm giá như Black Friday. Tuy nhiên, khuyến mại không phải là chìa khóa duy nhất giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng, dưới đây là 4 chiến lược mà bạn có thể tham khảo để tạo ra các đợt bùng nổ doanh số cho doanh nghiệp của mình những tháng cuối năm.
Đóng góp vào các chiến dịch cộng đồng
Ở thời điểm này, khi xã hội bước vào thời đại 5.0 thì hành vi người tiêu dùng cũng thay đổi rất nhanh. Trong cuốn sách “Marketing 5.0” của Philip Kotler đã chỉ ra rằng con người có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các chiến dịch vì cộng đồng và bắt đầu ý thức nhiều hơn vào việc đóng góp cho xã hội. Vì thế, thay vì tổ chức các chương trình tặng quà thông thường, bạn có thể nghĩ đến việc trích lợi nhuận để đóng góp cho các quỹ từ thiện hoặc các chiến dịch khác hữu ích cho cộng đồng.
Bạn có thể lên các chiến dịch với thông điệp truyền thông rằng thương hiệu của bạn có cùng mong muốn được đóng góp cho cộng đồng giống như khách hàng. Ngoài việc trích một phần lợi nhuận hoặc doanh thu từ chiến dịch để đóng góp vào các quỹ từ thiện như nhiều thương hiệu ở Việt Nam đang triển khai, ý tưởng giới hạn số lượng sản phẩm có trong chương trình rồi cho phép khách hàng lựa chọn mức khuyến mại cũng đang được nhiều doanh nghiệp nước ngoài ưa chuộng. Với cách làm này, mức giảm giá mà khách hàng đưa càng ít thì số tiền mà doanh nghiệp của bạn có thể đóng góp vào các quỹ cộng đồng sẽ càng nhiều.
Tạo sự khác biệt với khách hàng
Bất kỳ khách hàng nào cũng mong muốn mình sẽ là một vị khách “đặc biệt” của thương hiệu. Thử nhớ lại nhé, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui khi được chủ cửa hàng ăn nhớ tên và nhớ những món ăn yêu thích của mình hoặc vì là khách hàng quen thuộc nên sẽ thường được hưởng các “đặc quyền” ưu đãi riêng. Khách hàng khi mua sắm trên nền tảng trực tuyến cũng vậy, họ cũng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi thấy mình được đối xử đặc biệt hơn người khác.
Vì thế, bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng mã giảm giá và cá nhân hóa chúng theo từng tệp khách hàng. Ví dụ, chúng ta tạo ra 3 mã giảm giá khác nhau dành cho 3 đối tượng khách nhau: thành viên hạng Bạc, thành viên hạng Vàng và thành viên hạng Kim cương và có các mức giảm phù hợp. Ngoài ra, cá nhân hóa mã giảm giá dựa trên sở thích của khách hàng cũng không phải là một ý tồi. Theo Deloitte, có tới 49% người dùng luôn hào hứng và mong đợi các thương hiệu tổ chức chương trình khuyến mại được cá nhân hóa và phù hợp với sở thích của họ. Đặc biệt, báo cáo hành vi người dùng năm 2023 trong ebook “Thúc đẩy doanh số bán hàng mùa mua sắm cuối năm 2023” của SEONGON cũng chỉ ra rằng có tới 3 trong 4 người tiêu dùng sẽ thất vọng nếu họ không có trải nghiệm cá nhân hóa.
Có tới 3 trong 4 người tiêu dùng sẽ thất vọng nếu họ không có trải nghiệm cá nhân hóa
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về mã giảm giá được cá nhân hóa dưới đây:
– Tạo mã giảm giá riêng cho các sản phẩm được khách hàng lưu lại, yêu thích hoặc cho vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán.
– Tạo chương trình giảm giá dựa trên cấp bậc khách hàng thân thiết.
– Tạo mã giảm giá dựa trên vị trí địa lý của khách hàng.
– Giảm giá đặc biệt cho các đơn hàng mua lại nhiều lần.
– Tặng quà cho khách hàng khi mức chi tiêu đạt đến các giới hạn khác nhau.
Ngoài ra, thẻ giảm giá cũng là một lựa chọn phù hợp cho thời điểm hiện tại. Bạn có thể tặng các thẻ quà tặng trị giá 20.000đ khi khách hàng mua sắm với đơn hàng trên 200.000đ,… Shopee và các sàn thương mại điện tử khác ở Việt Nam đang áp dụng rất hiệu quả cách thức này. Đây không chỉ là một cách tuyệt vời để tăng doanh số bán hàng mà còn giúp bạn truyền thông thương hiệu rộng rãi hơn.
Tạo cảm giác cấp bách
Những chiếc đồng hồ được cài đặt thời gian đếm ngược luôn mang đến cho người tiêu dùng cảm giác FOMO – hội chứng sợ bị bỏ lại phía sau. Chúng ta sẽ cảm thấy thời hạn của chương trình đó sắp kết thúc và rất khan hiếm, khiến bộ não muốn sở hữu và bắt kịp sản phẩm/dịch vụ đó ngay lập tức.
Các nghiên cứu cho rằng, khi thời gian bị giới hạn thì chúng ta sẽ tự động cảm thấy sản phẩm đang được bán hấp dẫn hơn bình thường, điều này cũng lý giải cho việc tại sao những thứ được cho là hiếm thì thường có giá cả cao hơn. Bạn có thể áp dụng điều đó vào chiến dịch bán hàng của mình bằng một trong các cách thức sau:
– Sử dụng đồng hồ đếm ngược trong các email để giới hạn thời gian ưu đãi cho các sản phẩm đặc trưng, có giá trị cao. Việc giới hạn thời gian giảm giá sẽ giúp thương hiệu giữ nguyên được giá trị và chiến lược giá ban đầu.
– Với các sản phẩm có lượt mua nhiều nhất (hoặc bạn muốn điều hướng người dùng đến với sản phẩm đó nhiều nhất), hãy đặt nó ở vị trí nổi bật trên website cùng hiệu ứng đồng hồ đếm ngược. Việc đặt đồng hồ bên cạnh sẽ báo hiệu cho khách hàng rằng thời gian ưu đãi dành cho sản phẩm này sắp kết thúc và sẽ thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm luôn thay vì cho vào giỏ hàng và quên lãng chúng.
Tìm ra lý do để “kéo” người dùng quay lại
Sau khi thu hút được các khách hàng tiềm năng mới, làm sao để có thể giữ chân và “kéo” họ quay trở lại với thương hiệu của bạn giữa hàng nghìn nhà bán lẻ trên thị trường?
Đưa họ vào danh sách khách hàng thân thiết
Như đã nói ở trên, cảm giác thân thiết giữa khách hàng và thương hiệu sẽ kích thích họ mua sắm nhiều hơn và tăng tỷ lệ quay lại với doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo ra các mã giảm giá cho lần mua tiếp theo để khách hàng có động lực tiếp tục đồng hành cùng thương hiệu trong những lần lựa chọn kế tiếp.
Đưa ra các gói sản phẩm định kỳ
Với một số sản phẩm đặc thù như thực phẩm, tạp chí, quà tặng,… bạn có thể nghĩ tới việc tạo ra các gói sản phẩm định kỳ trong 3 – 6 – 12 tháng với mức giá ưu đãi để kích thích khách hàng lựa chọn chúng. Điều này sẽ vô hình gắn kết khách hàng với thương hiệu của bạn và biến họ thành những người khách trung thành.
Chỉnh chu ở khâu vận chuyển
Trải nghiệm khách hàng ở bước vận chuyển là một trong số các yếu tố vô cùng quan trọng quyết định việc khách hàng có muốn quay trở lại với thương hiệu của bạn nữa không. Vì thế, hãy kiểm tra chiến lược vận chuyển của bạn trước mỗi dịp giảm giá, ưu đãi lớn để đảm bảo rằng mọi đơn hàng sẽ được đến nơi kịp thời. Điều này sẽ giúp gia tăng đáng kể trải nghiệm tích cực của khách hàng và thôi thúc họ trở lại với doanh nghiệp của bạn.
Trên đây là gợi ý về 4 chiến lược tăng doanh số bán hàng cuối năm cho website mà SEONGON gửi đến bạn. Hy vọng rằng các thông tin trên sẽ giúp bạn chọn được lối đi phù hợp cho thương hiệu của mình. Nếu bạn cần tư vấn triển khai chiến lược Digital Marketing cuối năm, hãy liên hệ ngay với SEONGON – Google Marketing Agency với hơn 10 năm kinh nghiệm để được tư vấn miễn phí.
Bài viết được dịch từ: Bigcommerce