Chính sách quảng cáo Facebook mới nhất – 39 nội dung – mọi ngành nghề

Chia sẻ bài viết

Theo Statista, chi tiêu quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam dự báo sẽ đạt 442,64 triệu USD vào năm 2025, trong đó Facebook chiếm phần lớn. Điều này phản ánh rõ xu hướng tiêu dùng số và vai trò của nền tảng này trong các chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, việc hiểu rõ chính sách quảng cáo của Facebook sẽ giúp bạn khai thác hiệu quả hơn. Bài viết sau sẽ chia sẻ chi tiết các chính sách và nội dung quan trọng khi quảng cáo trên Facebook.

1. Chính sách quảng cáo Facebook mới nhất 2025

Facebook Ads là công cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để duy trì môi trường an toàn và minh bạch, Facebook đặt ra những quy định riêng cho hoạt động quảng cáo. Sau đây là tổng hợp các chính sách mới của Facebook Ads bạn cần nắm rõ:

1.1. Những nội dung bị cấm trong quảng cáo Facebook

Tiêu chuẩn cộng đồng của Meta được áp dụng cho tất cả người dùng trên toàn thế giới, bao gồm cả nội dung do AI tạo ra và tất cả định dạng quảng cáo. Qua đó giúp xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh và công bằng.

Xem chi tiết tiêu chuẩn cộng đồng của Meta tại đây!

1.1. Nội dung gây hiểu lầm, sai sự thật hoặc giật gân

Các nội dung gây hiểu lầm, sai sự thật hoặc giật gân sẽ nằm trong danh mục cấm quảng cáo của Facebook. Cụ thể:

  • Nội dung quảng cáo “Before – After”: Meta không cho phép quảng cáo sử dụng hình ảnh so sánh “trước – sau” để thể hiện hiệu quả sản phẩm, đặc biệt là trong ngành làm đẹp, giảm cân hay y tế. Lý do là dạng thông tin này thường phóng đại hoặc không có căn cứ rõ ràng, dễ tạo kỳ vọng không thực tế về hiệu quả sản phẩm.
  • Nội dung có ý nghĩa cam kết: Nghiêm cấm các cam kết mang tính tuyệt đối, đảm bảo hiệu quả 100%. Ví dụ: “Giảm 10kg trong 1 tuần”, “Chắc chắn khỏi bệnh sau 3 ngày”. Những nội dung này thường thiếu cơ sở khoa học và dễ gây hiểu nhầm nghiêm trọng về hiệu quả sản phẩm/dịch vụ.
  • Nội dung giật gân, gây sốc: Quảng cáo chứa hình ảnh đẫm máu, bạo lực hoặc gây ám ảnh tâm lý đều bị từ chối. Điều này có thể gây lo lắng thái quá, ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.
Quảng cáo chứa nội dung “Before - After” sẽ không được chấp nhận
Quảng cáo chứa nội dung “Before – After” sẽ không được chấp nhận
  • Gây nhầm lẫn, bạo lực hay thù ghét: Nội dung chứa ngôn từ/hình ảnh gây nhầm lẫn, thù ghét hay có các yếu tố bạo lực sẽ bị cấm. Lý do là vì nhằm tránh lan truyền tư tưởng cực đoan, kích động và chia rẽ cộng đồng.
  • Không có mặt hàng để bán: Cấm các mẫu quảng cáo dạng câu view, chỉ dẫn về website mơ hồ mà không rõ ràng hàng hóa/dịch vụ. Nguyên nhân là bởi những quảng cáo này sẽ gây phiền toái cho người đọc, không đáp ứng tiêu chí minh bạch thông tin trong quảng cáo.
  • Gói đăng ký và sản phẩm kỹ thuật số: Facebook nghiêm cấm quảng cáo các sản phẩm kỹ thuật số thiếu minh bạch như khóa học, phần mềm, các gói đăng ký,…. Những gói/sản phẩm này có thể gây hiểu nhầm, vi phạm quyền lợi người dùng.
Những quảng cáo có tính thù địch, kích động hay không có mặt hàng cụ thể cũng không được chấp nhận
Những quảng cáo có tính thù địch, kích động hay không có mặt hàng cụ thể cũng không được chấp nhận

1.2. Nội dung vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục

Mọi nội dung vi phạm đạo đức xã hội, văn hóa hoặc thể hiện sự phản cảm đều bị Facebook cấm quảng cáo. Cụ thể:

  • Quảng cáo chứa nội dung phản cảm: Gồm các hình ảnh người mẫu ăn mặc hở hang quá mức, tư thế gợi cảm không phù hợp với sản phẩm. Lý do là gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, vi phạm tính thân thiện và an toàn trên không gian mạng.
  • Hình ảnh nhạy cảm 18+: Quảng cáo có liên quan đến tình dục, kích thích hoặc gợi dục bằng hình ảnh/lời nói. Những quảng cáo này vi phạm nguyên tắc về nội dung giới hạn độ tuổi và không phù hợp với phần lớn đối tượng người dùng.
  • Nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục: Gồm các nội dung phản cảm, trái thuần phong mỹ tục, văn hóa cộng đồng. Lý do là bởi truyền bá thông tin sai, gây nhầm lẫn và ảnh hưởng đến văn hóa cộng đồng.
Các quảng cáo phản cảm, chứa yếu tố 18+ hay vi phạm thuần phong mỹ tục đều bị cấm
Các quảng cáo phản cảm, chứa yếu tố 18+ hay vi phạm thuần phong mỹ tục đều bị cấm
  • Nội dung liên quan đến bộ phận và dịch cơ thể: Các nội dung mô tả chi tiết chất thải, dịch tiết, hình ảnh giải phẫu, hình ảnh vết thương, bệnh lý…. Lý do là bởi nội dung gây phản cảm, khó chịu, ảnh hưởng đến trải nghiệm cộng đồng.
  • Bóc lột con người và dịch vụ tình dục: Nghiêm cấm quảng cáo mại dâm, buôn bán người, hoặc dịch vụ hẹn hò trá hình. Lý do vì nội dung quảng cáo vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội và luật pháp tại nhiều quốc gia.
  • Mỹ phẩm đã qua sử dụng: Cấm quảng cáo các sản phẩm đã qua sử dụng gồm mỹ phẩm, chăm sóc da, sức khỏe. Những quảng cáo này có thể gây rủi ro về sức khỏe người tiêu dùng và không đảm bảo vệ sinh, chất lượng sản phẩm.
Những quảng cáo về mỹ phẩm, sản phẩm liên quan đến sức khỏe đã qua sử dụng cũng nằm trong danh sách cấm của Meta
Những quảng cáo về mỹ phẩm, sản phẩm liên quan đến sức khỏe đã qua sử dụng cũng nằm trong danh sách cấm của Meta

1.3. Nội dung liên quan đến bạo lực, phân biệt đối xử, thù hận

Meta có chính sách nghiêm cấm mọi nội dung quảng cáo mang yếu tố bạo lực, phân biệt hoặc kích động thù hận. Điều này nhằm xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và không phân biệt cho tất cả người dùng trên toàn cầu. Cụ thể:

  • Hình ảnh bạo lực: Các hình ảnh bị cấm gồm hình ảnh máu me, thương tích, hành vi đánh nhau, tội phạm, chiến tranh, vũ khí, tra tấn hoặc các hành vi gây đau đớn rõ ràng cho con người/động vật. Lý do là những hình ảnh này có thể gây sốc, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người xem và vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
  • Nội dung phân biệt đối xử: Các nội dung thể hiện sự ưu tiên hay loại trừ dựa trên chủng tộc, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tính dục, quốc tịch, tình trạng sức khỏe, tuổi tác hoặc khuyết tật. Đây là những nội dung vi phạm nguyên tắc công bằng, không thân thiện và dễ gây tranh cãi.
  • Hành vi phân biệt đối xử: Cách trình bày, hình ảnh minh họa hay ngôn ngữ ám chỉ cũng có thể bị coi là hành vi phân biệt đối xử. Những điều này bị cấm vì vi phạm nguyên tắc cộng đồng và dễ tạo ra tranh cãi.
Các quảng cáo có tính bạo lực hay phân biệt đối xử sẽ bị cấm
Các quảng cáo có tính bạo lực hay phân biệt đối xử sẽ bị cấm

1.4. Nội dung vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc thương hiệu

Meta tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tất cả cá nhân và tổ chức. Do đó, bất kỳ hình thức sử dụng sai, lạm dụng thương hiệu hoặc tài sản trí tuệ của bên thứ ba trong quảng cáo đều bị nghiêm cấm.

  • Sử dụng sai định dạng từ “Facebook”: Không được phép thay đổi viết hoa/thường, viết sai chính tả, thêm ký tự lạ hoặc sử dụng trong tên miền không chính thức. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho người dùng, vi phạm thương hiệu đã được đăng ký của Meta.
  • Vi phạm bản quyền thương hiệu của Facebook: Không được sử dụng logo, biểu tượng, giao diện hoặc tài sản trực quan của Facebook/Meta khi chưa được cấp phép rõ ràng. Lý do vì dễ khiến người xem hiểu sai về mối quan hệ giữa nhà quảng cáo và Meta.
  • Sử dụng hình ảnh người nổi tiếng: Nghiêm cấm dùng hình ảnh, tên, giọng nói hoặc hình ảnh đại diện của người nổi tiếng mà không có giấy phép hoặc hợp đồng sử dụng hình ảnh. Điều này vi phạm quyền cá nhân, quyền công khai hình ảnh và có thể gây hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
  • Xâm phạm quyền của bên thứ 3: Gồm sử dụng hình ảnh, video, âm nhạc, tài liệu được bảo hộ bản quyền mà không có sự đồng ý từ chủ sở hữu. Đây là hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ quốc tế và chính sách bản quyền của Meta.
Những quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay thương hiệu đều không được duyệt
Những quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay thương hiệu đều không được duyệt

1.5. Nội dung liên quan đến sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế

Facebook nghiêm cấm quảng cáo các sản phẩm/dịch vụ có khả năng gây hại, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới sức khỏe, đạo đức cộng đồng,…. Cụ thể chính sách như sau:

  • Thuốc lá, thuốc lá điện tử và các sản phẩm liên quan: Cấm toàn phần mọi hình thức quảng cáo thuốc lá truyền thống, vape, thiết bị hóa hơi, ống hút thuốc, phụ kiện đi kèm…. Lý do vì những sản phẩm này gây hại sức khỏe, đã bị cấm hoặc hạn chế ở nhiều quốc gia.
  • Nội dung về đồ uống có cồn: Có thể được quảng cáo có điều kiện, tùy theo luật quốc gia, độ tuổi mục tiêu và chính sách riêng từng khu vực. Chính sách này giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phù hợp với chính sách của từng quốc gia.
  • Nội dung về chứng từ, tiền và công cụ tài chính: Cấm quảng cáo: tiền giả, chứng chỉ giả, giấy tờ giả mạo. Hành vi này được xem là vi phạm pháp luật và có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.
Không được quảng cáo thuốc lá điện tử hay đồ uống có cồn nếu không được phép
Không được quảng cáo thuốc lá điện tử hay đồ uống có cồn nếu không được phép
  • Nội dung về đánh bạc, cá cược: Cấm tuyệt đối quảng cáo dịch vụ cá cược, xổ số trái phép hoặc cổ vũ hành vi đánh bạc. Lý do vì có thể gây tổn hại kinh tế, vi phạm pháp luật.
  • Các loại hàng hoá, vật liệu nguy hiểm: Cấm quảng cáo: chất dễ cháy, hóa chất độc hại, chất gây nổ, axit công nghiệp,…. Lý do vì có thể gây nguy hiểm tính mạng và có khả năng bị sử dụng cho mục đích xấu.
  • Chất cấm, dụng cụ hút/chích chất cấm, sản phẩm kê đơn: Gồm ma túy, chất hướng thần, cần sa, nấm ảo giác, thuốc kê đơn mà không có chứng nhận y tế hợp pháp. Lý do vì điều này có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dùng.
Cấm mọi hình thức quảng cáo đánh bạc, cá cược
Cấm mọi hình thức quảng cáo đánh bạc, cá cược
  • Sản phẩm bị thu hồi: Không được phép quảng cáo bất kỳ sản phẩm nào đã bị thu hồi bởi nhà sản xuất, cơ quan y tế, hoặc cơ quan quản lý tiêu dùng. Bởi đây là các sản phẩm vi phạm chất lượng hoặc quyền sở hữu, có thể gây ảnh hưởng đến người dùng.
  • Vũ khí, đạn dược, chất nổ: Cấm quảng cáo các loại súng, dao, đạn, phụ kiện vũ khí, súng bắn điện, vũ khí tự chế, thiết bị quân dụng. Lý do vì nội dung có thể chứa yếu tố bạo lực và vi phạm pháp luật quốc gia, khu vực.
  • Hàng trộm cắp: Cấm rao bán hoặc quảng bá hàng hóa bị đánh cắp, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Bởi đây là những mặt hàng không được kiểm định, không đảm bảo tiêu chuẩn, có thể gây ảnh hưởng đến người dùng và vi phạm pháp luật.
Cấm mọi quảng cáo liên quan đến vũ khí, đạn dược, chất nổ
Cấm mọi quảng cáo liên quan đến vũ khí, đạn dược, chất nổ

1.6. Nội dung và sản phẩm bị kiểm duyệt nghiêm ngặt

Một số nội dung vẫn được phép quảng cáo, nhưng Meta sẽ yêu cầu kiểm duyệt kỹ hơn vì có liên quan đến vấn đề pháp lý, y tế hoặc đạo đức công chúng.

  • Sản phẩm y tế và chăm sóc sức khoẻ: Các sản phẩm như thực phẩm chức năng, thiết bị y tế, thuốc không kê đơn, mỹ phẩm điều trị…. sẽ bị cấm và kiểm duyệt nghiêm ngặt. Lý do là vi bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chất lượng sản phẩm.
  • Thiết bị điện tử và phương tiện kỹ thuật số: Cấm quảng cáo điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tử, kỹ thuật số không tem kiểm định. Điều này nhằm tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, đảm bảo an toàn quyền lợi người dùng.
  • Linh kiện và phụ tùng xe: Cấm các loại quảng cáo phụ kiện, linh kiện, phụ tùng xe không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Lý do nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho người dùng.
  • Đất đai, động vật và sản phẩm từ động vật: Cấm quảng cáo buôn bán trái phép đất đai, động vật hay các sản phẩm từ động vật. Điều này nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng và pháp luật.
Cấm quảng cáo các sản phẩm y tế, sức khỏe giả, kém chất lượng
Cấm quảng cáo các sản phẩm y tế, sức khỏe giả, kém chất lượng

1.7. Trải nghiệm người dùng và kỹ thuật

Facebook sẽ từ chối hoặc chặn quảng cáo nếu:

  • Link đích bị lỗi, không truy cập được
  • Website chứa phần mềm độc hại
  • Website không liên quan đến nội dung quảng cáo

Lý do vì nhằm đảm bảo thông tin minh bạch và phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng.

1.8. Chủ đề về việc làm

Facebook không chấp nhận những quảng cáo về cơ hội việc làm với thông tin không rõ ràng về thu nhập, địa điểm và yêu cầu công việc. Bên cạnh đó quảng cáo việc làm ảo, lừa đảo hoặc phân biệt giới tính/tôn giáo cũng bị cấm. Lý do vì để tránh người dùng dính bẫy lừa đảo, bảo vệ quyền lợi.

Facebook khoogn chấp nhận các quảng cáo việc làm không rõ thông tin, lừa đảo, phân biệt đối xử
Facebook khoogn chấp nhận các quảng cáo việc làm không rõ thông tin, lừa đảo, phân biệt đối xử

2. Những nội dung bị hạn chế khi quảng cáo Facebook

Facebook áp dụng một loạt chính sách chặt chẽ nhằm mang đến môi trường quảng cáo an toàn, lành mạnh cho người dùng. Một số nội dung sẽ không bị cấm tuyệt đối nhưng sẽ bị hạn chế. Có nghĩa là bạn có thể quảng cáo khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Dưới đây là những nội dung bị hạn chế khi quảng cáo Facebook:

Vé sự kiện: Facebook hạn chế quảng cáo các sự kiện có nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, chẳng hạn:

  • Sự kiện liên quan đến bạo lực, kích động thù hận, hoặc nội dung người lớn (18+).
  • Sự kiện tổ chức các hoạt động bất hợp pháp (đánh bạc, buôn lậu).
  • Sự kiện không cung cấp đủ thông tin minh bạch về địa điểm, thời gian, hoặc tổ chức.

Voucher quà tặng và giảm giá: Hạn chế các quảng cáo liên quan đến thẻ quà tặng, phiếu giảm giá nếu:

  • Liên quan đến hàng hóa thuộc danh mục cấm (thuốc lá, rượu, vũ khí).
  • Phiếu giảm giá có điều kiện sử dụng không rõ ràng hoặc mang tính lừa đảo.
  • Thẻ quà tặng của các doanh nghiệp không được xác minh hoặc có lịch sử vi phạm chính sách Facebook.
  • Thẻ quà tặng giả mạo hoặc không rõ nguồn gốc.
  • Cấm các hình thức “câu tương tác” để nhận mã giảm giá (like, share, comment để nhận mã).
Các quảng cáo về phiếu giảm giá, thẻ quà tặng giả mạo, không rõ thông tin sẽ bị hạn chế
Các quảng cáo về phiếu giảm giá, thẻ quà tặng giả mạo, không rõ thông tin sẽ bị hạn chế

Dịch vụ kết nối và nhận nuôi thú cưng: Facebook cấm quảng cáo mua bán động vật sống như chó, mèo và các loại thú cưng khác. Tuy nhiên, dịch vụ kết nối và nhận nuôi thú cưng có thể được phép nếu:

  • Không thu lợi nhuận từ việc chuyển giao thú cưng.
  • Có sự hợp tác với tổ chức bảo vệ động vật, trại cứu hộ hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
  • Không có yếu tố ép buộc, giao dịch tài chính không minh bạch.

Các loại hình dịch vụ: Facebook cũng hạn chế quảng cáo về các loại hình dịch vụ đặc biệt do tính nhạy cảm hoặc rủi ro vi phạm pháp luật. Cụ thể:

  • Dịch vụ tài chính: Cho vay lãi suất cao, đòi nợ, đầu tư không minh bạch.
  • Dịch vụ y tế: Thuốc không rõ nguồn gốc, thực phẩm chức năng chưa được kiểm định, phòng khám “chữa bách bệnh”.
  • Dịch vụ hẹn hò trực tuyến: Bắt buộc phải có sự chấp thuận trước của Facebook, đồng thời đảm bảo không chứa nội dung 18+ hay gây phản cảm.
  • Dịch vụ giám sát: Camera an ninh, phần mềm nghe lén.
  • Dịch vụ cá cược, xổ số: Phải có giấy phép hợp pháp tại quốc gia đang nhắm đến và được sự cho phép đặc biệt từ Facebook.
Các loại hình kết nối nhận nuôi thú cưng trái phép hay dịch vụ nhạy cảm sẽ bị hạn chế
Các loại hình kết nối nhận nuôi thú cưng trái phép hay dịch vụ nhạy cảm sẽ bị hạn chế

3. Hiểu rõ về chính sách quảng cáo Facebook

Để có thể áp dụng đúng các chính sách quảng cáo của Facebook, trước tiên bạn cần hiểu rõ về ý nghĩa và quy trình duyệt chính sách Facebook thế nào. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về chính sách quảng cáo Facebook:

3.1. Chính sách quảng cáo Facebook là gì?

Chính sách quảng cáo Facebook là hệ thống các quy định, nguyên tắc và tiêu chuẩn do Meta thiết lập. Các chính sách này nhằm kiểm soát nội dung, hình thức, đối tượng tiếp cận và cách thức triển khai quảng cáo trên nền tảng này. Đây là “luật chơi” bắt buộc mà mọi đơn vị phải tuân thủ nếu muốn chạy ads hiệu quả, tránh bị lỗi.

Mục tiêu chính:

  • Bảo vệ người dùng: Ngăn chặn các nội dung quảng cáo lừa đảo, gây hại, sai lệch thông tin hoặc gây khó chịu cho người xem.
  • Mang lại môi trường minh bạch và an toàn: Đảm bảo mọi nhà quảng cáo đều cạnh tranh công bằng, không sử dụng chiêu trò gian lận hoặc nội dung không trung thực.
  • Tuân thủ pháp luật địa phương: Các quảng cáo phải phù hợp với các chính sách pháp lý của từng quốc gia / khu vực nơi chúng được phân phối.
Các chính sách quảng cáo của Facebook giúp bảo vệ người dùng và mọi nhà quảng cáo cần tuân thủ
Các chính sách quảng cáo của Facebook giúp bảo vệ người dùng và mọi nhà quảng cáo cần tuân thủ

Nói một cách đơn giản, nếu bạn muốn treo poster quảng cáo cửa hàng mới của mình trong thành phố, bạn không thể dán tùy tiện ở mọi nơi. Thành phố sẽ có những quy định rõ ràng như không dán lên cột điện, không che chắn biển báo giao thông, nội dung quảng cáo phải lịch sự, không ảnh hưởng đến cộng đồng.

Tương tự, khi quảng cáo trên Facebook, bạn cũng phải tuân thủ những quy định được Meta đưa ra, để nội dung của bạn được xét duyệt và hiển thị đúng cách. Nếu quảng cáo vi phạm chính sách, Facebook có thể từ chối duyệt, gỡ bỏ nội dung, hạn chế tài khoản quảng cáo. Nghiêm trọng hơn có thể khiến tài khoản bị vô hiệu hóa vĩnh viễn.

3.2. Quy trình duyệt quảng cáo của Facebook như thế nào?

Quy trình duyệt quảng cáo trên Facebook gồm 3 bước chính nhằm đảm bảo quảng cáo tuân thủ các chính sách của nền tảng và phù hợp với người dùng. Cụ thể như sau:

Bước 1: Kiểm duyệt tự động

Sau khi gửi quảng cáo, Facebook sẽ dùng hệ thống AI để tự động quét và kiểm tra nội dung (văn bản, hình ảnh, video, trang đích) dựa trên chính sách nền tảng. Quá trình này thường chỉ mất vài phút đến vài giờ.

Bước 2: Kiểm duyệt thủ công (nếu cần)

Trường hợp nếu quảng cáo:

  • Thuộc ngành nghề nhạy cảm (ví dụ: y tế, tài chính,…).
  • Có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm chính sách
  • Hệ thống tự động đánh giá chưa đủ tiêu chuẩn.

Lúc này, Facebook Facebook sẽ chuyển sang kiểm duyệt thủ công. Chuyên gia sẽ trực tiếp xem xét toàn bộ nội dung, với thời gian xử lý từ 24–72 giờ tùy theo độ phức tạp.

Facebook sẽ tự động chuyển sang kiểm duyệt thủ công nếu quảng cáo của bạn thuộc ngành nhạy cảm hoặc không đủ tiêu chuẩn
Facebook sẽ tự động chuyển sang kiểm duyệt thủ công nếu quảng cáo của bạn thuộc ngành nhạy cảm hoặc không đủ tiêu chuẩn

Bước 3: Trả kết quả

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm duyệt (tự động hoặc thủ công), Facebook sẽ trả kết quả cho quảng cáo của bạn gồm các trường hợp sau:

  • Được phê duyệt: Quảng cáo sẽ bắt đầu chạy.
  • Bị từ chối: Vi phạm quy định của Facebook, cần chỉnh sửa và gửi xét duyệt lại.
  • Bị gắn cờ: Vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm, có thể bị hạn chế quyền quảng cáo hoặc vô hiệu hóa tài khoản.

Lưu ý:

Ngay cả sau khi được phê duyệt và chạy, quảng cáo vẫn có thể bị Facebook kiểm tra lại bất kỳ lúc nào. Nếu hệ thống phát hiện vi phạm mới, quảng cáo có thể bị gỡ bỏ và áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng.

Quảng cáo của bạn có thể được phê duyệt nếu đủ điều hoặc hoặc bị từ chối/gắn cờ
Quảng cáo của bạn có thể được phê duyệt nếu đủ điều hoặc hoặc bị từ chối/gắn cờ

4. Trường hợp quảng cáo bị từ chối, bạn cần làm gì?

Trường hợp quảng cáo của bạn bị Facebook từ chối, bạn nên thực hiện tuần tự các bước sau để xử lý hiệu quả:

Kiểm tra lý do bị từ chối

Đầu tiên, bạn mở Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager), tìm quảng cáo bị từ chối và click vào mục thông báo lỗi chi tiết. Facebook sẽ cung cấp thông tin về phần nào trong quảng cáo vi phạm: nội dung văn bản, hình ảnh, video hay liên kết trang đích. Điều này sẽ giúp bạn chỉnh sửa quảng cáo hiệu quả, tránh sửa sai lệch hoặc tiếp tục vi phạm.

Chỉnh sửa quảng cáo

Sau khi xác định lỗi, hãy chỉnh sửa lại nội dung Ads cho phù hợp với chính sách:

  • Cập nhật văn bản, tránh các từ ngữ cấm hay không phù hợp.
  • Thay đổi hình ảnh hoặc video, hình ảnh không được gây sốc, phản cảm hay vi phạm chuẩn mực cộng đồng.
  • Chỉnh sửa tiêu đề, mô tả để không gây hiểu lầm, kích động.
  • Kiểm tra lại trang đích, đảm bảo liên kết đúng, không chứa nội dung bị cấm hoặc gây hiểu nhầm.
Cần chỉnh sửa cáo trước khi gửi yêu cầu xét duyệt lại
Cần chỉnh sửa cáo trước khi gửi yêu cầu xét duyệt lại

Gửi yêu cầu xét duyệt lại

Sau khi đã chỉnh sửa, bạn có thể gửi yêu cầu xét duyệt lại quảng cáo. Bạn truy cập mục “Chất lượng tài khoản” (Account Quality), chọn quảng cáo bị từ chối và nhấn “Yêu cầu xem xét” (Request Review). Nếu quảng cáo bị từ chối nhầm, bạn cũng có thể gửi kháng nghị kèm giải thích cụ thể. Thông thường, yêu cầu xét duyệt lại sẽ được xử lý trong vòng 24–48 giờ.

Đánh giá toàn bộ tài khoản quảng cáo

Nếu bạn liên tục gặp tình trạng quảng cáo bị từ chối, hãy:

  • Rà soát toàn bộ chiến dịch từ nội dung, hình ảnh, thông điệp để liên kết trang đích.
  • Đánh giá lại quy trình tạo quảng cáo, đảm bảo đội ngũ marketing hiểu rõ và áp dụng đúng chính sách quảng cáo của Facebook.
  • Chủ động chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ quảng cáo vi phạm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến điểm chất lượng tài khoản.

Nếu để tình trạng vi phạm kéo dài, tài khoản quảng cáo của bạn có thể bị hạn chế, đình chỉ hoặc thậm chí khóa vĩnh viễn.

Như vậy, có thể thấy việc đáp ứng các chính sách quảng cáo của Facebook là điều rất quan trọng và cần thiết. Nếu chưa hiểu rõ hoặc chưa có kinh nghiệm, bạn hãy tham khảo ngay dịch vụ Quảng cáo Facebook của SEONGON. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm chuyên môn lẫn thực tế, chúng tôi tự tin có thể mang đến giải pháp marketing Ads hiệu quả nhất cho mọi doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với SEONGON để được hỗ trợ.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

SEONGON là Google Marketing Agency – đơn vị chuyên tư vấn và triển khai hoạt động Marketing số với nền tảng Google làm trọng tâm

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN