PBN là kỹ thuật giúp các SEOer triển khai chiến lược xây dựng liên kết hiệu quả. Bằng việc tận dụng các tên miền cũ hoặc từ những website 2.0, PBN tạo nên một mạng lưới web chất lượng hướng về website chính góp phần tăng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm cho web. Tuy nhiên, quá trình này cần sự cẩn trọng nếu không website có khả năng cao sẽ không thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Để hiểu rõ hơn về PBN là gì và những lưu ý quan trọng, bạn đọc có thể tham khảo những thông tin, kinh nghiệm từ các chuyên gia qua bài viết sau!
1. Tìm hiểu về PBN
1.1. PBN là gì?
PBN là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Private Blog Network, hay theo cách gọi khác là những mạng lưới blog cá nhân. Một cách dễ hiểu hơn, PBN là mạng lưới gồm các trang web được tạo ra với mục đích chính là xây dựng các liên kết (backlink) đảm bảo đủ các yếu tố mạnh, sạch và chất lượng trỏ về một website cụ thể.
PBN thường được SEOer xây dựng từ những tên miền cũ, không còn sử dụng hoặc những website 2.0 vẫn được Google nhận dạng và lập chỉ mục. Mục đích chính là giúp nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là bảng so sánh giữa PBN – Báo – Guest post với từng tính năng cụ thể:
Tính năng | PBN (Mạng lưới blog riêng tư) | Báo | Guest post (Bài viết khách) |
Khái niệm | Hệ thống các trang web do bạn sở hữu, được tạo ra để xây dựng backlink cho website chính. | Cơ quan truyền thông đại chúng, cung cấp thông tin nhiều lĩnh vực đến công chúng. | Bài viết do bạn viết và đăng trên một website khác, thường là các blog hoặc tạp chí. |
Mục tiêu chính | Xây dựng backlink chất lượng để cải thiện thứ hạng SEO cho website chính. | Truyền tải thông tin đến công chúng mục tiêu, xây dựng thương hiệu. | Tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng backlink, tiếp cận đối tượng khách hàng mới. |
Độ kiểm soát | Hoàn toàn kiểm soát nội dung, thiết kế, liên kết. | Hạn chế, phải tuân thủ quy định của báo. | Khá cao, nhưng phải phù hợp với chủ đề và tiêu chuẩn của website đăng bài. |
Chi phí | Cao (mua tên miền, hosting, xây dựng và duy trì website,…) | Tùy vào độ phổ biến của báo, vị trí đăng bài. | Thường miễn phí hoặc có phí đăng bài, tuỳ vào tên miền. |
Thời gian | Dài hạn (xây dựng và duy trì nhiều website). | Tùy thuộc vào quy trình làm việc của báo. | Tùy thuộc vào quá trình viết bài và đàm phán với website đăng bài. |
Rủi ro | Rất cao nếu bị Google phát hiện (phạt hoặc xóa khỏi kết quả tìm kiếm). | Ít rủi ro hơn, nhưng vẫn có thể bị từ chối bài viết. | Ít rủi ro nhất, nhưng hiệu quả có thể không bằng PBN hoặc báo. |
Độ bền vững | Không bền vững nếu Google thay đổi thuật toán. | Tương đối bền vững nếu báo uy tín và nội dung chất lượng. | Tương đối bền vững nếu website đăng bài uy tín và nội dung chất lượng. |
Thích hợp cho | Các doanh nghiệp muốn cải thiện thứ hạng SEO nhanh chóng. | Các doanh nghiệp muốn tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp. | Các doanh nghiệp muốn tiếp cận đối tượng khách hàng mới, xây dựng backlink chất lượng. |
Tổng kết: Từ những tiêu chí so sánh trên, có thể kết luận những ý chính như sau:
- PBN: Đạt hiệu quả tối ưu đối với việc cải thiện xếp hạng SEO, tuy nhiên rủi ro đem lại lớn hơn cả.
- Báo: Nâng cao uy tín, độ tin cậy của thương hiệu nhưng đòi hỏi chi phí lớn và độ kiểm soát không cao.
- Guest post: Phương pháp cân bằng giữa hai vấn đề hiệu quả – rủi ro nên phù hợp và được nhiều doanh nghiệp hướng đến.
Do đó, để đạt được hiệu quả SEO tối ưu, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp xây dựng backlink khác nhau, tránh phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống PBN. Bên cạnh đó, hãy chú trọng vào việc tạo ra nội dung chất lượng, xây dựng mối liên kết với các website đáng tin cậy và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của Google.
1.2. Những kiến thức cần biết xoay quanh PBN
Hiểu đúng về tên miền cũ:
Tên miền cũ là tên miền hết hạn hoặc tên miền không còn được gia hạn từ chủ sở hữu cũ nên có thể được một người nào đó mua lại sử dụng. Giá trị của tên miền cũ phụ thuộc vào:
- Backlink có số lượng và chất lượng ra sao?
- Tên miền trước đây có lịch sử hoạt động ổn định hay không, đã từng bị phạt hay chưa?
- Tên miền có liên quan đến lĩnh vực hoặc ngành hoạt động mà website bạn hướng đến không?
Ví dụ về PBN:
- Bạn mua lại tên miền cũ của doanh nghiệp A sau khi nó hết hạn, vì tên miền này đã có lịch sử tốt, nhận nhiều backlink chất lượng và uy tín.
- Ứng dụng: Bạn xây dựng một website mới trên tên miền A, đăng các nội dung có giá trị và chèn các liên kết trỏ về website chính (moneysite) của mình.
- Kết quả: Website chính của bạn được hưởng lợi từ sức mạnh và uy tín của backlink từ tên miền cũ, cải thiện thứ hạng SEO.
Vòng đời của một domain
Chu kỳ của một domain có thể miêu tả ngắn gọn qua 06 ý sau đây:
- Đăng ký: Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện việc đăng ký domain để sử dụng cho website của họ.
- Sử dụng: Domain được kích hoạt và hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.
- Hết hạn: Domain sẽ ngừng hoạt động cho Khi đến ngày hết hạn mà chủ sở hữu không gia hạn, domain sẽ bị ngừng hoạt động cho đến ngày gia hạn, nếu chủ sở hữu không gia hạn.
- Giai đoạn grace: Sau khi domain hết hạn, nó sẽ bước vào thời gian gia hạn (grace period). Trong khoảng thời gian này, chủ sở hữu vẫn có cơ hội gia hạn lại domain.
- Đấu giá: Trong giai đoạn grace, nếu domain vẫn không được chủ sở hữu trước gia hạn sẽ được đem đi đấu giá.
- Expired: Một domain sẽ trở thành expired domain nếu không được đấu giá thành công. Trong trường hợp này, có thể domain sẽ được sử dụng khi các nhà cung cấp tên miền trực tiếp mua lại.
Ví dụ: Giả sử bạn có một website bán hàng online với tên miền “sieuthigiaoduc.com” và bạn đã đăng ký domain này vào năm 2010. Sau 8 năm kinh doanh, vì một lý do nào đó, bạn quyết định ngừng kinh doanh và không muốn gia hạn domain nữa.
- Hết hạn: Đến ngày gia hạn vào năm 2018, nếu bạn không gia hạn, domain “sieuthigiaoduc.com” sẽ hết hạn.
- Giai đoạn grace: Trong vòng 30 ngày (hoặc thời gian grace cụ thể do nhà cung cấp quy định), bạn vẫn có thể gia hạn lại domain. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn không gia hạn, domain sẽ bước sang giai đoạn tiếp theo.
- Đấu giá: Sau giai đoạn grace, domain “sieuthigiaoduc.com” sẽ được đưa ra đấu giá. Những người quan tâm đến domain này có thể tham gia đấu giá để trở thành chủ sở hữu mới.
- Expired: Nếu không có ai đấu giá thành công, domain sẽ trở thành expired domain và có thể được mua lại trực tiếp từ nhà cung cấp tên miền.
Lúc này, bạn A là một người đang muốn kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục. Bạn A biết rằng “sieuthigiaoduc.com” là một domain rất tiềm năng vì nó đã được xây dựng thương hiệu trong nhiều năm và có thể đã có một lượng backlink nhất định. Vì vậy, bạn A sẽ tìm kiếm domain này và có thể mua lại nó với một mức giá hợp lý.
Tại sao nên chọn Auction Domain (tên miền đấu giá) thay vì Expired Domain (tên miền hết hạn)?
- Hiểu đúng về Auction Domain được xem là những tên miền đang được đem đi đấu giá với mục đích tìm người sở hữu mới bởi nó đã hết hạn từ trước.
- Expired Domain giống Auction Domain ở điểm cùng là những domain đã hết hạn. Tuy nhiên, trong khi Auction Domain tìm được người sở hữu mới, tức đã đấu giá thành công thì Expired Domain không có ai đấu giá thành công và không tìm được người sở hữu mới.
Những lý do nên lựa chọn Auction Domain thay vì Expired Domain:
- Chất lượng cao hơn: Giá trị SEO, hệ thống backlink có được từ Auction Domain thường có giá trị và đáng tin cậy hơn so với Expired Domain.
- Tuổi đời được giữ nguyên: Khi đấu giá thành công, tuổi đời của Expired Domain sẽ bị nhà cung cấp reset về con số không, tuy nhiên với Auction Domain, bạn sẽ được bảo toàn tuổi đời (ví dụ: 14 năm) khi trở thành chủ sở hữu mới.
- Giảm Footprint: Auction Domain có thể giảm thiểu rủi ro bị Google phát hiện nếu xây dựng hệ thống PBN bởi tính chất ít trùng ngày đăng ký (ngày “sinh”).
- Bảo toàn backlink: Backlink của Auction Domain thường được bảo toàn tốt hơn, ít bị mất so với Expired Domain.
1.3. Có nên sử dụng PBN trong SEO?
PBN có thể giúp các SEOer đạt hiệu quả tối ưu trong SEO, tuy nhiên cũng có thể đem đến những rủi ro lớn, khiến website không thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Vậy có nên sử dụng PBN không? Khi sử dụng PBN, bạn có thể đạt được những điều sau:
- Xây dựng hệ thống backlink chất lượng: Nhờ có PBN, website có thể nâng cao độ uy tín cũng như thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Điều này được xuất phát từ việc PBN tạo ra những liên kết ngược tự nhiên, có chủ đề liên quan đến chủ đề website hướng đến.
- Quản lý backlink hiệu quả: Các SEOer có thể dễ dàng kiểm soát toàn bộ chất lượng, số lượng và nội dung đa dạng của những backlink có trên web, đảm bảo tương thích với mục tiêu và mục đích của chiến lược SEO với PBN.
- Đáp ứng nhu cầu về nguồn tài nguyên SEO: Khi nguồn tài nguyên SEO truyền thống ngày càng trở nên hữu hạn, PBN đã trở thành một lựa chọn thay thế tối ưu và hiệu quả được nhiều SEOer hướng đến.
2. Lưu ý khi lựa chọn tên miền cũ làm PBN để không bị phạt
PBN bị Google phạt là trường hợp rủi ro các SEOer cần cẩn trọng trong quá trình triển khai. Cụ thể dưới đây là 04 lưu ý quan trọng nên nắm rõ:
2.1. Các chỉ số cho thấy tên miền chất lượng
Tên miền chất lượng có có giá trị quan trọng, giúp website có khả năng tránh bị phạt cao. Để đánh giá một tên miền có chất lượng hay không, bạn có thể theo dõi qua các chỉ số sau:
Tuổi đời của tên miền (Domain Age):
- Tên miền càng cũ càng tốt: Những tên miền đã hoạt động và tồn tại qua nhiều năm thường được Google đánh giá cao về sự uy tín, độ tin cậy bởi thường có chứa nội dung chất lượng, đã có được lòng tin từ người tìm kiếm trước đó.
- Kiểm tra lịch sử: Để kiểm tra lịch sử của tên miền, SEOer có thể dùng công cụ như Wayback Machine – công cụ cho phép bạn xem lại giao diện của một website trong các thời điểm khác nhau, từ đó làm cơ sở để đưa ra những đánh giá về sự ổn định, phát triển của tên miền trước đây.
Domain Rating (DR) và URL Rating (UR):
- DR và UR của Ahrefs: Đây là hai chỉ số đánh giá mức độ uy tín của một domain dựa trên chất lượng cùng số lượng của những backlink trỏ về. Tiêu chí cụ thể cho hai chỉ số là DR>20 và UR>9.
- DR/UR cao: Những domain có DR và UR cao thường đồng nghĩa với việc website đó có thể sẽ được nhiều website khác link đến, cho thấy sự đánh giá cao từ cộng đồng. Ngoài ra, DR/UR cao cho thấy website dễ đạt được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm, đặc biệt đối với những từ khóa cạnh tranh.
Trust Flow (TF) và Citation Flow (CF):
- TF và CF của Majestic: Trust Flow (TF) và Citation Flow (CF) là hai chỉ số quan trọng được cung cấp bởi Majestic SEO, giúp bạn đánh giá một cách khách quan về chất lượng và số lượng backlink trỏ về một domain, cụ thể TF đánh giá về chất lượng và CF đánh giá về số lượng. Trong đó:
- Trust Flow phải lớn hơn 9
- Tỉ lệ Citation Flow (CF) không lớn hơn 2 lần tỷ lệ so với Tỉ lệ Trust Flow (TF)
- TF cao, CF hợp lý: Tên miền có TF cao cho thấy chất lượng backlink tốt, trong khi CF hợp lý đảm bảo rằng domain không bị spam. Đây là dấu hiệu cho thấy trang web của bạn đang được xây dựng ổn định, chất lượng, website có độ uy tín nhất định.
Referring Domains: Là tổng số các trang web độc lập liên kết đến địa chỉ của một web cụ thể. Do đó, Referring Domains còn được gọi là những Domain liên kết. Với Referring Domains, chất lượng thể hiện các tiêu chí sau:
- Số lượng domain liên kết: Số lượng domain khác liên kết đến càng nhiều, thì uy tín của tên miền càng cao do được Google đánh giá tốt. Cụ thể trong vòng 90 ngày đổ lại thì tối đa nên là 400-500 vì lớn hơn số này chắc chắn đến 90% là dùng tools.
- Chất lượng domain liên kết: Ngoài số lượng, chất lượng của các website liên kết cũng rất quan trọng. Các domain liên kết đến từ các website uy tín, có liên quan đến lĩnh vực của bạn sẽ có giá trị hơn nhiều so với các domain liên kết đến từ các website kém chất lượng hoặc không liên quan.
Anchor Text: Anchor Text là đoạn văn bản có màu xanh và được gạch chân khi bạn nhấp vào một liên kết. Đây là yếu tố quan trọng giúp Google hiểu nội dung của trang liên kết trỏ đến. Tên miền có anchor text chất lượng khi:
- Đa dạng anchor text: Tránh sử dụng quá nhiều anchor text giống nhau để không bị Google đánh giá là spam.
- Liên quan đến chủ đề: SEOer nên chọn lọc và sử dụng những anchor text liên quan đến nội dung hướng đến của website.
Lịch sử hoạt động của website:
- Nội dung chất lượng: Kiểm tra xem tên miền có từng đăng tải nội dung chất lượng hay không. Lịch sử cập nhật nội dung thường xuyên và chất lượng cao giúp Google đánh giá cao website đó.
- Traffic: Lượng traffic ổn định cho thấy website trong thời gian hoạt động đã thu hút được sự quan tâm của người dùng.
2.2. Đánh giá tính liên quan ngành nghề
Trong quá trình xây dựng PBN, để lựa chọn được những domain chất lượng, giảm thiểu tối ưu rủi ro bị phạt, bạn nên lưu tâm đến mức độ liên quan đến ngành nghề website bạn hướng đến.
Lựa chọn tên miền liên quan: Khi chọn tên miền liên quan, không chỉ chọn miền có từ khóa liên quan đến ngành nghề mà còn là những tên miền có lịch sử chứa nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của website. Bởi điều này giúp Google đánh giá cao hơn sự liên quan, sự tự nhiên giữa tên miền và nội dung mới mà bạn sẽ xây dựng với PBN.
2.3. Kiểm tra tính pháp lý hoạt động chuyển nhượng
Xem xét khả năng chuyển nhượng là công việc quan trọng trong quá trình lựa chọn và quyết định mua domain. Khi mua tên miền cũ, hãy chắc chắn rằng bạn có thể chuyển nhượng và sở hữu nó lâu dài mà không gặp phải các vấn đề pháp lý, đặc biệt cần kiểm tra kỹ các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng để tránh rủi ro sau này. Bên cạnh đó, nếu có thể hãy tìm hiểu về chủ sở hữu tên miền trước đây để đánh giá mức độ uy tín cũng như tìm hiểu lý do họ bán đi.
2.4. Không chọn tên miền đã hết hạn lâu
Thời gian hết hạn là vấn đề cần xem xét khi mua tên miền. Bởi một tên miền đã hết hạn quá lâu (trên 1 năm) có thể bị Google đánh giá là không dùng đến và giảm đi nhiều giá trị SEO.
Quá trình để phục hồi hoàn thiện cho một tên miền đã hết hạn từ lâu thường tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, nếu không có lịch sử rõ ràng tên miền hết hạn cũng có khả năng cao bị Google phạt. Chính vì vậy hãy chọn tên miền đã hết hạn trong khoảng thời gian ngắn để đảm bảo duy trì giá trị của nó.
3. Những vấn đề thường gặp khi xây dựng PBN
Trong quá trình xây dựng PBN, SEOer có thể sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến domain, backlink, website vệ tinh hay traffic. Cụ thể, dưới đây là 04 vấn đề phổ biến:
Domain bị mất hết các backlink trước đó
Một tên miền trước đây đã từng hoạt động và hết hạn bị mất hết các backlink trước có thể do:
- Domain từng bị phạt và Google đã gỡ bỏ các backlink: Điều này có thể xuất phát từ việc domain này trước đây đã từng bị Google phạt do vi phạm một thuật toán nào đó. Do đó, domain như vậy có thể đem đến rủi ro cao.
- Domain đã được làm sạch backlink trước khi bạn mua: Một số chủ sở hữu cũ có thể cố tình làm sạch backlink xấu trước khi bán cho người sở hữu mới. Tuy nhiên, quá trình làm sạch nếu không được thực hiện cẩn thận có thể vẫn sẽ tồn đọng nhiều vấn đề về backlink.
- Các website liên kết đến đã ngừng hoạt động: Những website liên kết đến domain một khi đều ngừng hoạt động là dấu hiệu cho thấy chất lượng của backlink sẽ giảm đi đáng kể, điều này đồng nghĩa với việc bạn cần xây dựng lại backlink mới.
Hàng loạt hệ thống website vệ tinh bị chết
Chất lượng của các website vệ tinh trong PBN cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch SEO. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp liên quan đến chất lượng website:
- Hosting kém chất lượng, gây ra tình trạng website bị down: Nếu hosting của website vệ tinh không ổn định, website sẽ thường xuyên bị down hoặc load chậm, ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng và sự đánh giá của Google dành cho trang.
- Không cập nhật nội dung thường xuyên: Nội dung không được đổi mới và cập nhật cho thấy chất lượng không cao và đối với Google, đó sẽ là trang web không có giá trị.
- Bị hacker tấn công: Các website vệ tinh có thể bị hacker tấn công, dẫn đến việc tiêm mã độc hoặc bị thay đổi nội dung, điều này có thể gây nguy hiểm đến toàn bộ các PBN.
- Khó xây dựng nội dung chất lượng khi không biết domain đã bán loại sản phẩm gì do những website vệ tinh không còn hoạt động.
PBN không có traffic về các website vệ tinh
Một trong những vấn đề thường gặp nhất khi xây dựng PBN là việc các website vệ tinh không thu hút được traffic. Tình trạng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân:
- Nội dung không hấp dẫn: Nội dung trên các trang vệ tinh không đủ chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của người dùng, hoặc không được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.
- Từ khóa không được tối ưu: Dẫn đến việc website khó nâng cao thứ hạng khi tìm kiếm, khó khăn để tiếp cận và xuất hiện trước người tìm kiếm.
- Liên kết nội bộ không hợp lý: Đây là một lý do khiến công cụ tìm kiếm gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập, index nội dung cho website.
4. Lời khuyên từ chuyên gia: Thay vì đầu tư vào PBN hãy đầu tư vào SEO Branding
Dẫu có thể đem đến hiệu quả cao nếu thực thi thành công, tuy nhiên nếu không cẩn trọng PBN có thể đem đến rủi ro không lường trước. Giữa PBN và SEO branding, đâu là lựa chọn tiềm năng mà các SEOer nên đầu tư? Dưới đây là những lý do chính và lời khuyên chi tiết từ các chuyên gia cho câu hỏi này:
4.1. Những rủi ro PBN có thể mang lại
Trong trường hợp xây dựng PBN không hiệu quả, dưới đây là những rủi ro các SEOer có thể sẽ gặp phải:
- Bị Google phát hiện và phạt: Google ngày càng tinh vi trong việc phát hiện các hoạt động gian lận SEO. Nếu bị phát hiện sử dụng PBN, website của bạn có thể bị giảm thứ hạng, thậm chí bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm.
- Không bền vững: Hiệu quả của PBN mang tính tạm thời, do đó xét trong tương lai đây có thể là phương pháp không bền vững. Khi bị Google phát hiện, website có thể sẽ bị vô hiệu hóa các backlink từ PBN bất cứ lúc nào, điều này ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của website.
- Tốn kém thời gian và công sức: Xây dựng và quản lý PBN bao gồm nhiều đầu việc khác nhau như tạo nội dung chất lượng, tạo backlink và SEOer luôn phải theo dõi, cập nhật liên tục. Chính vì vậy, quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, có thể làm trì trệ các công việc khác.
- Khó mở rộng: Khi website của bạn ngày càng lớn mạnh, việc quản lý một hệ thống PBN lớn sẽ trở nên khó khăn hơn khi phải đối mặt với nỗi lo bị Google phát hiện.
4.2. Chuyên gia khuyên bạn nên đầu tư vào SEO bền vững
PBN có thể là một chiến thuật SEO nhanh chóng, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể gây hại cho website của bạn trong tương lai. Do đó, thay vì tập trung vào các chiến thuật SEO mũ đen như PBN, các chuyên gia SEO khuyên bạn nên đầu tư vào SEO chính thống, an toàn. Hãy tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, hướng đến việc đáp ứng nhu cầu thực sự của người dùng và khẳng định uy tín của website trên thị trường.
Dưới đây là một số lợi ích SEOer có được khi đầu tư vào phương pháp SEO này:
- Bền vững: Phương pháp này giúp doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu mạnh dựa vào những giá trị thực, nội dung chất lượng, có uy tín và dễ dàng có được sự tin tưởng từ khách hàng. Điều này đem đến hiệu quả bền lâu cho doanh nghiệp khi không phải lo sợ bị Google phạt hoặc thuật toán Google thay đổi.
- Tự nhiên: Các hoạt động SEO đều hướng tới việc tạo ra giá trị thực, tập trung đem đến những nội dung chất lượng, phù hợp và hữu ích cho người tìm kiếm để từ đó xây dựng cũng như thu hút được nhiều liên kết tự nhiên.
- An toàn: SEOer cần tuân thủ đầy đủ và đúng theo các nguyên tắc của Google, điều này giúp bạn tránh được rủi ro bị phạt, bảo toàn website phát triển.
- Hiệu quả cao: Không chỉ giúp cải thiện thứ hạng đáng kể trên kết quả tìm kiếm, phương pháp này còn có khả năng nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu, tạo ra lưu lượng truy cập cao và hướng đến tăng tỷ lệ chuyển đổi.
5. Câu hỏi thường gặp về PBN
Bên cạnh những thông tin được cung cấp trên, để hiểu rõ hơn về PBN, bạn đọc có thể theo dõi qua một số câu hỏi thường gặp sau:
Câu 1: Làm cách nào để bảo vệ website khỏi PBN?
Để bảo vệ website của bạn khỏi những tác động tiêu cực của PBN và các hình thức SEO mũ đen khác, bạn có thể thực hiện theo các phương pháp sau:
- Không nhận liên kết từ nguồn không rõ ràng, cẩn trọng khi nhận những liên kết từ trang web lạ, có chất lượng không cao.
- Đặt backlink tự nhiên, tập trung vào việc tạo nên những liên kết từ các web có liên quan.
- Kiểm tra Footprints để phát hiện kịp thời những liên kết lạ trỏ về trang web.
- Giám sát hồ sơ liên kết thường xuyên để nhanh chóng phát hiện và loại bỏ kịp thời những liên kết xấu, ảnh hưởng đến chất lượng trang web.
Câu 2: Có thể mua tên miền cũ từ đâu?
Để mua tên miền cũ, bạn có thể tham khảo tại các nền tảng như GoDaddy Auctions, Namecheap, hoặc các dịch vụ chuyên cung cấp expired domains.
Câu 3: PBN có an toàn không?
PBN là một chiến thuật SEO tiềm ẩn rủi ro và không thực sự được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là với các website bị Google phạt hoặc bị phát hiện sử dụng phương pháp SEO không tự nhiên. Để an toàn, bạn cần quản lý footprint và xây dựng hệ thống một cách cẩn thận với nội dung chất lượng, on-page được tối ưu,…
Câu 4: Sử dụng PBN có mang lại hiệu quả dài hạn không?
Về mặt ngắn hạn, PBN có thể mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, xem xét về lâu dài, nếu bị Google phát hiện, hiệu quả có thể giảm nhanh chóng và gây thiệt hại lâu dài. Vì vậy, nếu triển khai hệ thống PBN, SEOer cần kết hợp với chiến lược SEO bền vững (white-hat) để đảm bảo an toàn, tăng uy tín và tạo ra hiệu quả ổn định, bền vững cho website của bạn.
Câu 5: Cách tránh bị Google phát hiện khi sử dụng PBN?
Hiện nay, Google phát hiện và xử lý các mạng lưới PBN ngày càng trở nên tinh vi. Để giảm thiểu rủi ro khi bị phát hiện, việc quản lý footprint cẩn thận là yếu tố quan trọng. Theo đó, bạn có thể sử dụng hosting và IP khác nhau, nội dung độc đáo, và tránh liên kết quá nhiều giữa các website trong PBN để tránh bị Google nhận diện là cùng một mạng lưới. Hãy làm cho hệ thống PBN trông tự nhiên và không bị nhận diện.
Câu 6: PBN có hiệu quả trong SEO không?
PBN có thể mang lại hiệu quả SEO nhanh chóng nếu xây dựng đúng cách, đặc biệt là trong việc tăng thứ hạng cho các từ khóa cạnh tranh. Tuy nhiên, sự hiệu quả này có thể không bền vững và có nguy cơ bị Google phạt nếu không được duy trì cẩn thận. Như vậy, hiệu quả của PBN chỉ mang tính tạm thời và có thể bị mất đi bất cứ lúc nào.
Như vậy, PBN là một chiến thuật xây dựng link có hiệu quả nhưng không mang tính chất dài hạn, trường hợp gặp rủi ro có thể đem đến tổn thất và ảnh hưởng lớn cho website. Do đó, thực tế đây không phải sự đầu tư các chuyên gia khuyên dùng.
Hy vọng rằng, bạn đọc sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp với kế hoạch SEO qua những thông tin được cung cấp trong bài viết. Nếu còn nhiều băn khoăn và chưa tìm được hướng giải quyết, dịch vụ SEO của SEONGON sẽ là một lựa chọn hoàn hảo hỗ trợ bạn tìm ra lời giải đáp cho “những bài toán khó” trên website.