Cập nhật mới nhất bảng giá chạy quảng cáo Google Ads, chi tiết từng ngành nghề

Chia sẻ bài viết

Bạn đang tìm kiếm bảng giá chạy quảng cáo Google Ads cụ thể theo từng ngành nghề được cập nhật mới nhất, chính xác nhất? Việc nắm rõ chi phí quảng cáo là yếu tố quan trọng để tối ưu ngân sách và đạt hiệu quả kinh doanh. Theo dõi bài viết dưới đây của SEONGON để khám phá bảng giá chi tiết theo từng dịch vụ, ngành nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí Google Ads.

1. Bảng giá chạy quảng cáo Google Ads cập nhật mới nhất

Để giúp bạn dễ dàng hình dung chi phí chạy quảng cáo Google Ads, SEONGON cung cấp bảng giá chi tiết được cập nhật mới nhất, chia theo gói dịch vụ và ngành nghề. Tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược cụ thể của từng chiến dịch, bảng giá chi tiết có thể thay đổi và có sự chênh lệch so với bảng giá tham khảo SEONGON cung cấp dưới đây.

1.1. Bảng giá chia theo gói dịch vụ

Dưới đây là bảng giá dịch vụ Google Ads của SEONGON, được thiết kế để đáp ứng đa dạng nhu cầu của doanh nghiệp:

Gói dịch vụ* Standard Advance Expert Professional Platinum
Ngân sách (chưa gồm 5% thuế nền tảng và phí quản lý agency) Từ <= 15 triệu VNĐ/tháng Từ trên 15 – 20 triệu VNĐ/tháng Từ trên 20 – 30 triệu VNĐ/tháng Từ trên 30 – 100 triệu VNĐ/tháng Từ trên 100 – 800 triệu VNĐ/tháng Từ trên 800 triệu
SETUP tối ưu
Phí quản lý Agency Cho hợp đồng đăng kí từ 3 tháng trở lên

Phí quản lý cho 3 tháng là 9 triệu, thanh toán 100% trước khi triển khai

5,000,000đ/tháng 6,000,000đ/tháng 20% Ngân sách quảng cáo Chia theo mức lũy tiến phi quảng cáo, biểu phí quản lý giảm dần. – 100 triệu đầu tiên: 20%

– Tinh từ 101-200 triệu tiếp theo: 17%

– Tinh từ 201 triệu tiếp theo: 15%

Tương tự biểu phi Prosesional. Phần chênh lên trên 800 triệu nhận mức 12%
Báo cáo Đầy đủ Đầy đủ Đầy đủ Đầy đủ Đầy đủ

Bảng giá chia theo gói dịch vụ

1.2. Bảng giá chia theo ngành nghề

Chi phí chạy quảng cáo Google Ads giữa các ngành nghề với mức độ cạnh tranh khác nhau cũng có sự khác biệt với các mức giá thầu từ khóa khác nhau. Dưới đây là bảng giá chạy quảng cáo chia theo ngành nghề phổ biến, bạn có thể tham khảo nếu muốn dùng dịch vụ chạy Google Ads tại SEONGON:

Phân loại ngành hàng NSQC tối thiểu 1 ngày NSQC tối thiểu 1 tháng
Bất động sản 495.000 đ 14.850.000 đ
Luật 330.000 đ 9.900.000 đ
Nội thất – Bán lẻ 495.000 đ 14.850.000 đ
Ô tô 165.000 đ 4.950.000 đ
Quà tặng 440.000 đ 13.200.000 đ
Spa – Thẩm mỹ 275.000 đ 8.250.000 đ
Tài chính 220.000 đ 6.600.000 đ
Xây dựng 385.000 đ 11.550.000 đ
Vận chuyển hàng hóa 275.000 đ 8.250.000 đ

Bảng giá chia theo ngành nghề

Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể tăng/giảm tùy vào mục đích, phạm vi chiến dịch và mức độ cạnh tranh của từng ngành.

2. Các hình thức tính chi phí quảng cáo

Hiểu rõ các hình thức tính chi phí là bước quan trọng để kiểm soát ngân sách và tối ưu hiệu quả chạy quảng cáo Google Ads. Tùy vào mục tiêu chiến dịch của riêng mình, bạn có thể lựa chọn phương án tính phí Google Ads phù hợp.

Google Ads áp dụng 4 hình thức tính chi phí chính:

  • CPC (Cost Per Click) – Trả tiền theo lượt nhấp chuột: Khi người dùng thực sự quan tâm đến quảng cáo và click vào quảng cáo của bạn, truy cập đó của người dùng mới được tính phí. CPC là hình thức tính phí được áp dụng phổ biến nhất, tập trung vào việc thu hút traffic về website.
  • CPM (Cost Per Thousand Impressions) – Trả tiền theo 1.000 lần hiển thị: Hình thức này phù hợp với chiến dịch quảng cáo video hoặc banner, nhằm tăng nhận diện thương hiệu. Bạn sẽ trả tiền cho mỗi 1.000 lần quảng cáo được hiển thị mà không phụ thuộc vào việc có ai click vào quảng cáo của bạn hay không.
  • CPV (Cost Per View) – Trả tiền theo lượt xem: CPV thường được sử dụng cho quảng cáo video trên YouTube. Bạn chỉ phải trả phí khi lượt xem của người dùng thỏa mãn mốt số tiêu chí nhất định (ví dụ: xem ít nhất 30 giây, xem hết,…).
  • CPA (Cost Per Acquisition) – Trả tiền khi có chuyển đổi: Hình thức này tập trung vào hiệu quả cuối cùng, bạn chỉ trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, điền form, v.v… CPA đòi hỏi tối ưu hóa landing page và chiến lược target audience chính xác.

Chi phí quảng cáo sẽ dao động tùy thuộc vào hình thức tính phí bạn chọn, mức độ cạnh tranh của từ khóa, ngành nghề và chất lượng quảng cáo. Để tối ưu ngân sách chi phí quảng cáo Google Ads, việc tìm hiểu kĩ và chọn riêng cho từng chiến dịch một hình thức tính phí hợp lý là điều cần thiết.

Hiểu rõ các hình thức tính chi phí giúp kiểm soát ngân sách và tối ưu hiệu quả Google Ads
Hiểu rõ các hình thức tính chi phí giúp kiểm soát ngân sách và tối ưu hiệu quả Google Ads

3. 5 yếu tố ảnh hưởng lớn đến bảng giá Google Ads

Bảng giá chạy quảng cáo Google Ads chịu tác động bởi nhiều yếu tố chứ không có một mức giá cố định. Nắm rõ những yếu tố tác động đến chi phí Google Ads sẽ giúp bạn kiểm soát chi phí chạy quảng cáo hiệu quả hơn. Chi phí của một chiến dịch Google Ads được quyết định bởi sự kết hợp của các yếu tố phổ biến bao gồm:

  • Ngành hàng và mức độ cạnh tranh: Giá thầu cho dự án Google Ads sẽ phụ thuộc chủ yếu tố vào ngành hàng và mức độ cạnh tranh của từ khóa bạn cần chạy. Các ngành “hot” như tài chính, độ cạnh tranh cao như thương mại điện tử hay luôn được săn đón như bất động sản, sẽ có giá thầu cao hơn, tốn nhiều chi phí để thực hiện hơn.
  • Vị trí quảng cáo: Vị trí địa lý bạn muốn nhắm mục tiêu cũng tác động đến chi phí. Nếu khu vực phân bổ ads được đặt tại các thành phố lớn hay chạy quảng cáo tiếp cận các khu vực phát triển kinh tế, giá thầu quảng cáo sẽ cao hơn so với các vùng khác.
  • Độ lớn và chất lượng của tệp khách hàng: Nhắm mục tiêu càng cụ thể, chi phí càng có thể tăng lên. Ví dụ, chiến dịch remarketing (quảng cáo lại cho những người đã tương tác với website) thường đắt hơn so với chiến dịch hướng đến đối tượng rộng. Tuy nhiên, nhắm mục tiêu chính xác giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu hiệu quả chi tiêu.
  • Xu hướng mua hàng: Thị trường biến động nhu cầu theo mùa vụ và hay xu hướng tăng/giảm vào các sự kiện đặc biệt, dịp lễ, Tết, hoặc khi có sản phẩm/dịch vụ “hot trend” sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh, kéo theo giá thầu quảng cáo tăng.
  • Kỹ thuật quản lý tài khoản của nhà quảng cáo: Kinh nghiệm và kỹ năng của người quản lý chiến dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu chi phí. Việc tối ưu điểm chất lượng từ khóa, điều chỉnh ngân sách linh hoạt, A/B testing quảng cáo… giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả chiến dịch.

Việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố trên sẽ giúp bạn lên kế hoạch ngân sách chi tiêu phù hợp cho chiến dịch Google Ads của mình một cách chính xác và hiệu quả.

Có nhiều yếu tố cộng hưởng ảnh hưởng đến chi phí Google Ads
Có nhiều yếu tố cộng hưởng ảnh hưởng đến chi phí Google Ads

4. Bạn nên chi bao nhiêu tiền cho Google Ads?

Một câu hỏi quan trọng mà nhiều doanh nghiệp đặt ra là: Nên chi bao nhiêu tiền cho Google Ads để đạt hiệu quả tối ưu? Không có con số cụ thể nào áp dụng cho tất cả, ngân sách bảng giá chạy quảng cáo Google Ads phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là mục tiêu và quy mô doanh nghiệp.

Dưới đây là một số gợi ý về ngân sách quảng cáo, giúp bạn có cái nhìn tổng quan:

  • Doanh nghiệp nhỏ: Ngân sách thường dao động từ 1.500 – 8.000 USD/tháng. Đối với chiến dịch tập trung vào cuộc gọi điện thoại, ngân sách có thể bắt đầu từ 500 USD/tuần để đo lường hiệu quả ban đầu.
  • Doanh nghiệp vừa: Ngân sách thường nằm trong khoảng 7.000 – 30.000 USD/tháng. Với quy mô lớn hơn, doanh nghiệp vừa có thể đầu tư mạnh hơn vào Google Ads để mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh số.
  • Doanh nghiệp lớn: Ngân sách có thể lên đến 50.000 – 250.000 USD/tháng, thậm chí hơn. Doanh nghiệp lớn thường có mục tiêu tiếp cận đối tượng rộng, đa dạng kênh quảng cáo và cần ngân sách lớn để tối đa hóa kết quả.

Tuy nhiên, mức chi ngân sách quảng cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Điều quan trọng là xác định rõ mục tiêu kinh doanh, ngành nghề, mức độ cạnh tranh và đo lường hiệu quả liên tục để điều chỉnh ngân sách chạy quảng cáo Google Ads phù hợp.

Google Ads được đánh giá là kênh quảng cáo mang lại ROI (Return on Investment – tỷ lệ hoàn vốn) cao. Trung bình, cứ mỗi 1 USD chi tiêu, doanh nghiệp có thể thu về 2 USD lợi nhuận (số liệu từ Google). Yếu tố cốt lõi để nâng cao hiệu quả chiến dịch là việc chú tâm vào khâu quản lý, theo dõi thường xuyên và tối ưu chiến dịch liên tục nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ ngân sách quảng cáo.

5. 5 bước tính chi phí quảng cáo trên Google Ads

Để xây dựng bảng kinh phí chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả, bạn cần biết cách tính toán chi phí dự kiến. Chi tiết 5 bước tính chi phí quảng cáo trên Google Ads bằng Google Keyword Planner, SEONGON sẽ hướng dẫn sau đây!

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads

  • Truy cập web Google Ads. Đăng nhập tài khoản có sẵn. Nếu chưa sở hữu tài khoản Google Ads, bạn cần tạo mới.
  • Sau khi đăng nhập, trong giao diện Google Ads, tìm và chọn “Công cụ & Cài đặt” (Tools & Settings), sau đó chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa” (Keyword Planner).
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads

Bước 2: Chọn mục tiêu

Keyword Planner cung cấp hai lựa chọn:

  • Khám phá các từ khóa mới: Đây là lựa chọn dành cho mục tiêu muốn tìm kiếm các từ khóa tiềm năng liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
  • Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm: Đây là lựa chọn dành cho chiến dịch đã có danh sách từ khóa và hướng đến mục tiêu dự đoán về lượng tìm kiếm cũng như chi phí cho chiến dịch.
Chọn mục tiêu phù hợp với chiến dịch
Chọn mục tiêu phù hợp với chiến dịch

Bước 3: Nhập từ khóa

Nhập từ khóa tìm kiếm hoặc cụm từ liên quan đến sản phẩm/dịch vụ (có thể nhập nhiều từ khóa cùng lúc, phân tách các từ bởi dấu phẩy).

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Nhập từ khóa cần tìm kiếm

Bước 4: Chọn vị trí

Xác định mục tiêu vị trí địa lý mà bạn muốn tìm kiếm (quốc gia, khu vực, thành phố).

Chọn vị trí mục tiêu
Chọn vị trí mục tiêu

Bước 5: Nhận kết quả

Kết quả được hiển thìn bởi Google Keyword Planner sẽ chỉ ra chỉ số quan trọng trong quá trình tìm kiếm của bạn, bao gồm:

  • Từ khóa gợi ý: Giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận bằng danh sách các từ khóa liên quan đến từ khóa mục tiêu.
  • Volume search trung bình: Xác định được tần suất từ khóa được tìm kiếm 1 tháng, dễ dàng tìm kiếm được tệp từ khóa tiềm năng để thực hiện chiến dịch chạy quảng cáo.
  • Cạnh tranh: Biết được mức độ cạnh tranh của từ khóa theo 3 khung gồm: thấp, trung bình, cao.
  • Giá thầu đầu trang (phạm vi mức giá cao/thấp): Mức giá cao nhất để quảng cáo của bạn có thể xuất hiện ở vị trí trang đầu tiên trong danh sách kết quả tìm kiếm.
Bước 5: Nhận kết quả
Bước 5: Nhận kết quả

Các chỉ số cần đặc biệt quan tâm khi xây dựng bảng giá chạy quảng cáo Google Ads:

  • CPC trung bình: Chi phí trung bình cho mỗi lượt người dùng click vào quảng cáo.
  • Lượng tìm kiếm: Lượng tìm kiếm cao cho thấy tiềm năng tiếp cận khách hàng lớn, nhưng thường đi kèm với CPC cao hơn.
  • Cạnh tranh: Cạnh tranh càng cao thì CPC càng cao.

Phân tích kỹ các chỉ số này sẽ giúp bạn ước tính bảng giá chạy quảng cáo Google Ads và đưa ra quyết định ngân sách phù hợp.

6. Một số câu hỏi thường gặp

Để giải đáp những thắc mắc thường gặp về bảng giá chạy quảng cáo Google Ads, SEONGON tổng hợp một số câu hỏi quan trọng dưới đây, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn.

6.1. Ngân sách tối thiểu có thể chạy quảng cáo Google Ads?

Google Ads không có quy định mức ngân sách tối thiểu bắt buộc để chạy quảng cáo. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, ngân sách nên dao động từ vài trăm đến vài nghìn USD mỗi tháng, tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu và mức độ cạnh tranh của ngành. Đối với doanh nghiệp nhỏ, ngân sách khởi điểm khoảng 500 USD/tuần là hợp lý để thử nghiệm và đánh giá hiệu quả ban đầu.

6.2. Có thể kiểm soát chi phí quảng cáo hàng ngày không?

Có. Ngân sách có thể được điều chỉnh và thiết lập lại theo từng ngày, hệ thống của Goggle sẽ tự động tối ưu hóa chi tiêu trong ngân sách bạn đã giới hạn. Dựa trên sự theo dõi sát sao về hiệu suất chiến dịch, bạn có thể liên tục điều chỉnh giới hạn ngân sách cho phù hợp với từng thời kỳ.

6.3. Làm thế nào để tối ưu hóa chi phí quảng cáo Google Ads?

Vài cách tiết kiệm chi chi phí quảng cáo Google Ad, bạn có thể tham khảo như:

  • Cải thiện điểm chất lượng từ khóa
  • Nhắm mục tiêu khách hàng chính xác
  • Theo dõi và đo lường hiệu suất thường xuyên
  • Sử dụng các công cụ tự động hóa

6.4. Mất bao lâu để thấy rõ kết quả quảng cáo Google Ads?

Thời gian thấy kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu chiến dịch, ngành nghề, mức độ cạnh tranh và chiến lược tối ưu. Thông thường, quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) mang lại kết quả nhanh hơn so với các chiến dịch quảng cáo hiển thị hình ảnh (Display Ads) hoặc video. Các chiến dịch nhắm mục tiêu chuyển đổi hoặc xây dựng thương hiệu thường cần thời gian dài hơn để đạt hiệu quả tối ưu.

6.5. Có nên thuê dịch vụ quảng cáo Google Ads?

Quyết định có nên thuê dịch vụ quảng cáo Google Ads hay không cần được xem xét bởi cả những ưu và nhược điểm của phương án này:

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm thời gian: Đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhiệm việc thiết lập, quản lý và tối ưu chiến dịch.
  • Nâng cao hiệu quả: Kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu giúp tối ưu chiến dịch, đạt hiệu quả cao hơn.
  • Đưa ra chiến lược phù hợp: Chuyên gia am hiểu về thuật toán và chính sách của Google, giúp xây dựng chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Nhược điểm:

  • Chi phí dịch vụ: Bạn cần trả phí cho dịch vụ quản lý quảng cáo.
  • Ít kiểm soát trực tiếp: Bạn sẽ không trực tiếp thao tác trên tài khoản quảng cáo.

Việc lựa chọn tự chạy quảng cáo hay thuê dịch vụ phụ thuộc vào nguồn lực, ngân sách và mục tiêu của doanh nghiệp.

Việc thuê dịch vụ quảng cáo Google Ads có cả ưu và nhược điểm cần được tham khảo
Việc thuê dịch vụ quảng cáo Google Ads có cả ưu và nhược điểm cần được tham khảo

Hiểu rõ bảng giá chạy quảng cáo Google Ads là bước đầu tiên để xây dựng chiến dịch marketing thành công. Hy vọng bài viết trên của SEONGON đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bảng giá chạy quảng cáo Google Ads, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và cách tính toán ngân sách hiệu quả. Tiếp tục theo dõi và khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích từ SEONGON để cùng chinh phục thị trường bằng Digital Marketing!

Với hơn mười hai năm kinh nghiệm và một loạt các phương pháp triển khai quảng cáo độc quyền, dịch vụ quảng cáo Google của SEONGON giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng, giảm chi phí và đạt được hiệu quả thực với dịch vụ quảng cáo Google Adwords. Liên hệ SEONGON ngay nhé!

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Với tôi, SEO không chỉ là 1 nghề mà SEO là một niềm đam mê. Đam mê nghiên cứu hành trình khách hàng, đam mê phân tích chuyển đổi dựa trên số liệu, đam mê Digital Marketing tổng thể.v.v.v. Và hơn hết, đam mê chia sẻ kiến thức đó tới tất cả mọi người.

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN