Organic Social là gì? Tìm hiểu về sức mạnh của nội dung tự nhiên

Chia sẻ bài viết

Cùng với sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số, social media (phương tiện truyền thông mạng xã hội) là kênh truyền thông không thể thiếu đối với các doanh nghiệp muốn tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình. Trong đó, organic social được coi là mục tiêu quan trọng trong hầu hết mọi bản kế hoạch marketing. Vậy bạn đã thực sự hiểu “organic social là gì?” chưa? Để tìm hiểu sâu hơn về organic social và sức mạnh của nội dung tự nhiên mời bạn tham khảo bài viết dưới dây.   

1. Organic Social là gì?

Organic social là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Marketing. Organic social thường được hiểu trong hai ngữ cảnh dưới đây: 

  • Organic social trong GA4: Là một nguồn traffic (lưu lượng truy cập) đến website của bạn, cụ thể là từ các nền tảng mạng xã hội mà bạn không phải trả tiền quảng cáo. Ví dụ: Khi người dùng thấy bài đăng trên Facebook, Instagram, LinkedIn… về sản phẩm/dịch vụ và click vào link để đến website, đó chính là traffic organic social.
  • Organic social là một hình thức marketing: Việc bạn sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tạo ra và chia sẻ nội dung giá trị, nhằm thu hút và tương tác với đối tượng khách hàng mục tiêu và không cần trả bất kỳ khoản phí nào. Ví dụ: Bạn đang kinh doanh một cửa hàng quần áo. Bạn có thể sử dụng organic social bằng cách tạo một fanpage trên Facebook và ăng những hình ảnh sản phẩm mới, chia sẻ các tips mix đồ, tổ chức các minigame để tặng voucher giảm giá.

Organic social là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Marketing

Đối với chiến lược marketing hiện đại, organic social không chỉ giúp tăng cường tương tác với khách hàng mà còn là yếu tố cốt lõi để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và bền vững. Cụ thể: 

  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Việc đầu tư xây dựng nội dung chất lượng và tương tác với cộng đồng một cách tự nhiên giúp thương hiệu tạo được ấn tượng với khách hàng nhằm tạo dựng lòng trung thành và tin tưởng
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Nội dung chất lượng giúp tăng khả năng tiếp cận tự nhiên của thương hiệu đến đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó giúp tăng độ phủ sóng của thương hiệu và nâng cao độ nhận diện.
  • Tăng lưu lượng truy cập website: Nội dung không trả phí thường được đánh giá cao hơn so với quảng cáo trả phí. Khi người dùng thấy nhiều người khác chia sẻ và tương tác với nội dung này, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và muốn tìm hiểu thêm. Từ đó, tăng khả năng truy cập website của bạn.
  • Tối ưu hóa SEO: Việc chia sẻ nội dung trên mạng xã hội và nhận được nhiều lượt tương tác có thể giúp cải thiện thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.
  • Tiết kiệm chi phí: Bằng cách tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng và tương tác với khách hàng, doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả cao mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào quảng cáo.

Nếu đã hiểu cơ bản organic social là gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về các hình thức cũng như cách thức thực hiện organic social nhé!

2. Các hình thức Organic Social phổ biến

Organic social là những hoạt động tập trung vào việc xây dựng cộng đồng và tương tác với khách hàng một cách tự nhiên. Dưới đây là một số hình thức organic social phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng:

  • Nội dung trên các nền tảng xã hội: Bao gồm các bài đăng trên Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn dưới dạng bài viết; reels (video ngắn); stories; phát sóng trực tiếp (live stream).
  • Tương tác với cộng đồng: Bao gồm các hoạt động tổ chức và kết nối cộng đồng như trả lời bình luận, tin nhắn; tham gia các nhóm, diễn đàn; tổ chức các cuộc thi, sự kiện.

Các hình thức Organic Social phổ biến

3. Phân biệt Organic Social và Paid Social 

Organic Social và Paid Social (truyền thông mạng xã hội trả phí) dù cùng hướng đến mục tiêu tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu, nhưng hai hình thức này lại có những đặc điểm và lợi ích khác nhau. Cùng theo dõi bảng so sánh chi tiết dưới đây:

 

Tiêu chí/Hình thức  Organic social Paid social 
Hình thức triển khai  – Đăng bài viết, hình ảnh, video lên trang mạng xã hội mà không trả phí.

– Tương tác với người dùng qua bình luận, chia sẻ, like, follow.

– Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội, bao gồm bài viết được tài trợ, quảng cáo hiển thị, video ads…

– Định hướng quảng cáo đến các nhóm đối tượng cụ thể dựa trên sở thích, hành vi, địa lý, nhân khẩu học.

Nội dung  Thường chân thực, ít có tính thương mại. Thường được đánh bóng hơn nhằm tăng sự thu hút với khách hàng. Nội dung quảng cáo được điều chỉnh phù hợp với các mục tiêu cụ thể. 
Lợi ích  – Tăng tính gắn kết tự nhiên với khách hàng.

– Xây dựng thương hiệu và niềm tin lâu dài mà không cần tốn chi phí quảng cáo.

– Phát triển cộng đồng và tương tác một cách tự nhiên, có thể mang lại giá trị lâu dài.

– Tăng khả năng tiếp cận ngay lập tức đến đối tượng mục tiêu rõ ràng và nhanh chóng.

– Đo lường chính xác hiệu quả (ROI), dễ dàng thử nghiệm A/B để tối ưu chiến dịch.

– Đẩy nhanh quá trình thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu ngay lập tức.

Độ phủ Hạn chế bởi thuật toán và sự phù hợp của nội dung. Không giới hạn với khả năng nhắm mục tiêu và ngân sách quảng cáo.
Thương hiệu Xây dựng danh tiếng thương hiệu theo thời gian thông qua việc làm nội dung organic. Có thể tăng cường độ nhận diện và nhận thức về thương hiệu thông qua quảng cáo trên mạng xã hội.
Chi phí  Không mất phí trực tiếp. Tuy nhiên, cần đầu tư thời gian và nguồn lực để xây dựng và duy trì nội dung. Chi phí trả cho các nền tảng quảng cáo theo mô hình CPC, CPM, CPA, thường phải chi tiêu hàng tháng.

Dựa theo những phân tích trên, có thể thấy: 

  • Organic Social phù hợp cho việc xây dựng thương hiệu lâu dài, phát triển mối quan hệ với khách hàng mà không cần chi tiêu trực tiếp cho quảng cáo, nhưng đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức và sáng tạo nội dung liên tục.
  • Paid Social giúp tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là với các chiến dịch tăng trưởng hoặc bán hàng ngắn hạn, nhưng cần một ngân sách quảng cáo rõ ràng.

4. Cách thực hiện Organic Social hiệu quả

Để thực hiện Organic Social hiệu quả, bạn cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số cách thực hiện cụ thể:

  • Xây dựng kế hoạch nội dung: Trước hết, bạn cần xác định tần suất đăng bài phù hợp với từng nền tảng và đối tượng khách hàng. Kết hợp đa dạng nội dung như bài viết, hình ảnh, video, infographic,… tăng tính sáng tạo trên trang và xây dựng một câu chuyện thương hiệu nhất quán, hấp dẫn.
  • Tối ưu hoá bài đăng:  Xây dựng nội dung mang lại giá trị cho người đọc, đồng thời phải khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và truyền tải thông điệp một cách hấp dẫn. Một vài mẹo nhỏ giúp bạn tối ưu bài đăng của mình là sử dụng hình ảnh, video ấn tượng, viết nội dung ngắn gọn, súc tích và sử dụng các hashtag phù hợp. 
  • Tương tác với cộng đồng: Bạn cần nâng cao tiêu chí phản hồi nhanh chóng bình luận và tin nhắn để hỗ trợ nhanh nhất cho khách hàng, giúp khách hàng thêm tin tưởng và đánh giá cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia các cuộc thảo luận nhằm xây dựng cộng đồng sôi động. 
  • Phân tích hiệu quả: Sử dụng công cụ phân tích Audience Insights để đo lường hiệu quả của bài đăng hoặc công cụ từ bên thứ ba như Google Analytics kết hợp với các thẻ tracking để theo dõi lưu lượng truy cập từ mạng xã hội về website. Từ các dữ liệu thu thập được có thể điều chỉnh chiến lược organic social phù hợp và hiệu quả.

Cách thực hiện Organic Social hiệu quả

5. Kết hợp organic và paid vào chiến lược social media 

Việc kết hợp Organic Social và Paid Social là một chiến lược thông minh để đạt được hiệu quả tối đa trong hoạt động marketing trên mạng xã hội. Sự kết hợp này giúp bạn có một chiến dịch hiệu quả, tăng khả năng tiếp cận, tương tác và chuyển đổi khách hàng.

5.1. Đầu tư nội dung organic chất lượng

Nội dung chất lượng được coi là yếu tố nền tảng. Việc đầu tư vào nội dung hữu ích, hấp dẫn sẽ giúp xây dựng cộng đồng và tạo ra sự tương tác tự nhiên với khách hàng. Khi đã có một lượng tương tác nhất định việc sử dụng quảng cáo trả phí giúp bạn tiếp cận nhiều người hơn.

Đó được gọi là quảng cáo dựa trên thành công của nội dung organic. Thay vì chạy quảng cáo cho mọi bài đăng, hãy tập trung vào những bài đăng đã được chứng minh là hiệu quả. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí và tối đa hóa hiệu quả của chiến dịch.

Ví dụ: Bạn có một bài đăng về một sản phẩm mới trên trang Facebook của mình. Bài đăng này nhận được rất nhiều lượt tương tác và chia sẻ. Thay vì dừng lại ở đó, bạn có thể sử dụng một phần ngân sách quảng cáo để tiếp cận thêm nhiều người hơn với bài đăng này.

5.2. Tối ưu hoá nội dung quảng cáo bằng cách sử dụng A/B testing

Thay vì đổ hết ngân sách vào một chiến dịch quảng cáo ngay từ đầu, bạn hãy thử nghiệm với các phiên bản quảng cáo khác nhau trên một nhóm khách hàng nhỏ để đánh giá hiệu quả. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh nhiều yếu tố như:

  • Nội dung quảng cáo: Thay đổi lời kêu gọi hành động (CTA), cách viết, tone giọng.
  • Hình ảnh: Sử dụng các hình ảnh khác nhau để xem hình ảnh nào thu hút hơn.
  • Đối tượng: Nhắm mục tiêu đến các nhóm khách hàng khác nhau (tuổi, giới tính, sở thích) để xem nhóm nào phản ứng tốt nhất.
  • Vị trí quảng cáo: Thử nghiệm các vị trí hiển thị khác nhau trên nền tảng mạng xã hội.

Việc thử nghiệm này giúp bạn tìm ra công thức quảng cáo hiệu quả nhất, từ đó tối ưu hóa ngân sách và đạt được kết quả tốt hơn. Lợi ích của việc này là giúp bạn tạo ra một quảng cáo hấp dẫn và hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí.

Tối ưu hoá nội dung quảng cáo bằng cách sử dụng A/B testing

5.3. Đặt mục tiêu tiếp cận của quảng cáo giống với organic audience

Tương tác nhiều trên mạng xã hội sẽ giúp bạn tìm hiểu khách hàng kỹ hơn. Nhờ đó, bạn có thể tạo ra những quảng cáo “đúng gu” của họ, tăng khả năng thành công của chiến dịch.

Để nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng của việc hiểu khách hàng và tạo ra nội dung phù hợp, bạn có thể thêm vào một vài ví dụ thực tế:

  • Ví dụ 1: Nếu bạn biết khách hàng của mình thường xuyên tìm kiếm các công thức nấu ăn lành mạnh, bạn có thể tạo ra những bài đăng chia sẻ công thức và kèm theo những sản phẩm liên quan như gia vị, dụng cụ nhà bếp.
  • Ví dụ 2: Nếu bạn biết khách hàng của mình quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, bạn có thể tạo ra những chiến dịch quảng cáo nhấn mạnh tính bền vững của sản phẩm.

5.4. Sử dụng retargeting ads để kết nối với organic audience

Retargeting giống như một cách để “bám đuôi” những khách hàng tiềm năng. Khi ai đó đã từng vào website hoặc fanpage của bạn, hệ thống sẽ tự động hiển thị quảng cáo sản phẩm mà họ đã xem trước đó. Điều này giúp họ nhớ lại và quay lại mua hàng dễ dàng hơn, mà bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí để tìm kiếm khách hàng mới.

Ví dụ: Bạn đã từng vào một trang fanpage về cửa hàng quần áo và thích một chiếc áo sơ mi, nhưng bạn lại ra về mà không mua. Sau đó, bất cứ khi nào bạn lướt Facebook, bạn lại thấy quảng cáo về chiếc áo sơ mi đó. Đó chính là retargeting.

5.5. Đánh giá data và đo lường kết quả

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, và LinkedIn đều cung cấp công cụ phân tích tích hợp. Bạn có thể theo dõi các chỉ số như:

  • Lượt tiếp cận (Reach): Số người đã thấy bài đăng.
  • Tương tác (Engagement): Bao gồm lượt like, share, comment, và click vào bài viết.
  • Chuyển đổi (Conversions): Số người thực hiện hành động mong muốn (ví dụ: đăng ký, mua hàng).

Nếu bạn muốn đo lường chuyển đổi cụ thể như doanh số, đăng ký, hoặc tải tài liệu, hãy thiết lập công cụ theo dõi như Facebook Pixel hoặc Google Analytics để biết người dùng từ quảng cáo đã thực hiện hành động gì sau khi tiếp cận nội dung của bạn.

Từ dữ liệu trên, bạn có thể dễ dàng đo lường được hiệu quả và tiếp tục đưa ra các phương pháp cải thiện hiệu quả.

5.6. Ưu tiên sự tự động hoá

Sự kết hợp giữa nội dung organic và quảng cáo trả phí đòi hỏi nhiều ngân sách, thời gian, nội dung và tần suất đăng bài. Dù bạn có một đội ngũ hay làm việc độc lập, điều quan trọng là giảm bớt công việc không cần thiết để có thể tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn. Để làm được điều này, hãy tự động hóa càng nhiều quy trình hàng ngày càng tốt:

  • Lên lịch trước cho các bài đăng organic.
  • Đơn giản hóa quy trình phê duyệt và chỉnh sửa nội dung.
  • Thiết lập trình kích hoạt tự động cho các bài đăng quảng cáo.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết giúp giải đáp toàn bộ thắc mắc về “organic social là gì?”. Hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn về thuật ngữ này, nếu vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ nhanh tới SEONGON để được giải đáp nhanh nhất nhé!

SEONGON – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực digital marketing tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hàng trăm dự án đã triển khai thành công, SEONGON cam kết hoàn thành mọi chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả, giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng bền vững. 

Xem ngay dịch vụ chạy quảng cáo Facebook.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN