SEO Google Maps là quy trình tối ưu cần thiết với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ tại chỗ. Khi kết quả tìm kiếm của doanh nghiệp lọt vào top 3 của SERP, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích như tăng lượng traffic, tăng nhận diện và tăng cơ hội chuyển đổi doanh thu. Trong bài viết này, SEONGON sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhằm giúp bạn SEO Google Maps hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!
1. SEO Google Maps là gì?
SEO Google Maps là quá trình tối ưu hóa hồ sơ trên Google (Google My Business) nhằm giúp doanh nghiệp của bạn xuất hiện ở kết quả đầu trên SERP.
Công cụ tìm kiếm nói chung và Google nói riêng sử dụng dữ liệu vị trí để cung cấp kết quả phù hợp với từ khóa tìm kiếm của người dùng. Bằng cách thực hiện SEO Maps, bạn sẽ cải thiện khả năng xuất hiện của doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm liên quan đến vị trí địa lý, nhất là khi người dùng truy vấn về các sản phẩm, dịch vụ gần vị trí của họ.
SEO Google Maps vô cùng quan trọng và có giá trị, nhất là đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại chỗ của khách hàng như nhà hàng, khách sạn, siêu thị, spa,… Yêu cầu của người dùng khi thực hiện truy vấn này là tìm được kết quả gần họ nhất và tốt nhất.
Khi doanh nghiệp của bạn xuất hiện ở vị trí cao, người dùng thường có niềm tin rằng doanh nghiệp của bạn gần với họ nhất nhất, được cả khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ và Google đánh giá cao.
Local 3-Pack (TOP 3 vị trí GG Maps trên SERP)
Local 3 – Pack hay còn gọi là Google Local Pack, Map Pack 3 doanh nghiệp xuất hiện ở đầu trang SERP kèm theo bản đồ khi ai đó tìm kiếm trên Google Maps.
Local Finder (Danh sách doanh nghiệp mở rộng của Local 3-pack)
Local Finder là danh sách toàn bộ các kết quả phù hợp với từ khóa tìm kiếm trên Google Maps. Danh sách này sẽ xuất hiện khi bạn nhấp vào “các địa điểm khác”.
2. Lợi ích của việc SEO Google Maps
SEO Maps thành công sẽ giúp doanh nghiệp và người dùng nhận được nhiều lợi ích có giá trị. Cùng tìm hiểu chi tiết những lợi ích cụ thể dưới đây:
Đối với Doanh nghiệp:
- Tăng khả năng nhận biết: Google sẽ dựa vào mức độ phù hợp của hồ sơ doanh nghiệp với những gì người dùng tìm kiếm. Do đó, SEO Google Maps là một cách làm nổi bật địa điểm trên Google Map thông qua việc điền đầy đủ thông tin và tối ưu hóa hồ sơ của doanh nghiệp từ đó giúp tăng khả năng hiển thị, tăng cơ hội xuất hiện và ghi dấu ấn trong đầu người dùng.
- Tăng lượt traffic: Mỗi truy vấn về địa điểm đều chỉ hiển thị ba kết quả ngay ở trang đầu nên việc SEO Maps rất quan trọng. Khi tìm kiếm bất cứ nơi nào trên Google, người dùng thường sẽ chọn kết quả đầu tiên mà họ nhìn thấy để tiết kiệm thời gian. Do đó, khi doanh nghiệp của bạn xuất hiện ngay ở vị trí cao, cơ hội khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn có thể lên đến 70%.
- Tăng doanh thu: Khác với truy vấn tìm kiếm thông tin trên Google, truy vấn trên Google Maps sẽ đưa người dùng đến thẳng một địa điểm nào đó. Vì vậy, việc đạt thứ hạng cao trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm (SERP) của Google Maps sẽ trực tiếp tác động đến doanh thu của doanh nghiệp.
- Quảng bá toàn diện: SEO Google Maps sẽ giúp các thông tin quan trọng của doanh nghiệp như địa chỉ, website, số điện thoại và nhất là đánh giá của người dùng trước đó được hiển thị trước mắt khách hàng.
- Xây dựng lòng tin: Một nghiên cứu về SEO địa điểm cho thấy người dùng cảm thấy doanh nghiệp của bạn uy tín hơn 2,7 lần nếu bạn xuất hiện trên SERP của Google Maps.
Theo Google phân tích, 30% lượt tìm kiếm trên các thiết bị di động liên quan đến địa điểm. Trong đó số người tìm kiếm “gần đó” trên điện thoại:
|
Đối với SEOer
Nhiệm vụ của SEOer chính là tối ưu vị trí của thương hiệu trên SERP, từ đó đáp ứng các mục tiêu Marketing bao gồm thương hiệu, traffic – lượt truy cập, conversion rate – tỷ lệ chuyển đổi và cuối cùng là lợi nhuận. SEO địa điểm chính là một thành phần có thể giúp SEOer đơn giản hóa các nhiệm vụ, cải thiện hiệu suất và kết quả làm việc của mình bằng cách đạt được các mục tiêu SEO tổng thể website.
Đối với khách hàng/người dùng
- Tiết kiệm thời gian tìm kiếm: SEO Google Maps giúp người dùng tìm thấy địa điểm gần nhất, với địa chỉ chính xác, thông tin liên hệ đầy đủ và các chỉ dẫn cụ thể đến địa điểm mong muốn một cách nhanh chóng.
- Tăng trải nghiệm địa phương: Thông qua SEO Google Maps, người dùng dễ dàng tham khảo các đánh giá, nhận xét và xếp hạng khách quan từ những người dùng đã trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm tại địa điểm đó. Nhờ đó, người dùng có thể đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn dịch vụ hoặc sản phẩm.
- Cập nhật thông tin tức thời: Google Maps cung cấp thông tin về giờ mở/đóng cửa, tình trạng giao thông, bãi đỗ xe, phù hợp với người khuyết tật, đánh giá mới nhất từ cộng đồng theo thời gian thực, giúp người dùng thuận tiện và chủ động hơn.
3. 3 yếu tố Google đánh giá xếp hạng Google Maps
Cách Google nhận dạng từ khóa người dùng truy vấn trên Google Maps và trả về kết quả tìm kiếm phù hợp nhất:
- Trường hợp 1: Đối với các nội dung từ khóa có chứa tên doanh nghiệp cụ thể, Google Maps sẽ hiển thị danh sách doanh nghiệp ở bên phải, bao gồm vị trí cửa hàng khác nhau, thời gian hoạt động, số điện thoại, đánh giá của người dùng.
- Trường hợp 2: Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa không chứa tên doanh nghiệp, Google Maps sẽ cho ra kết quả Local 3 – Pack, với ba kết quả phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm, bao gồm tên, địa chỉ và xếp hạng doanh nghiệp.
Google đánh giá xếp hạng 3 kết quả đó dựa trên các tiêu chí sau:
- Mức độ liên quan: Google sẽ xem xét hồ sơ doanh nghiệp của bạn và đánh giá độ tương thích của hồ sơ đó với từ khóa tìm kiếm của người dùng.
- Khoảng cách: Google chỉ ra kết quả đối với người dùng dựa trên vị trí được chỉ định trên thanh tìm kiếm. Trong trường hợp người dùng không ghi rõ vị trí, Google sẽ dựa trên khả năng định vị để hiển thị kết quả thích hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng. Trong quá trình này, Google sử dụng thuật toán Local Proximity.
- Nổi bật: Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để doanh nghiệp của bạn có thể xuất hiện trong top 3 trên trang tìm kiếm. Google sẽ đánh giá mức độ nổi bật của bạn thông qua xếp hạng, review của người dùng đã trải nghiệm sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra, Google cũng sẽ dò tìm trên Internet những thông tin, hình ảnh, bài viết có xuất hiện tên doanh nghiệp của bạn để tham khảo.
4. Cách đăng ký Google Maps
Bước 1: Truy cập vào https://www.google.com/maps và nhấp vào biểu tượng ba gạch ngang trên cùng bên trái màn hình.
Bước 2: Chọn mục thêm doanh nghiệp của bạn.
Bước 3: Nhập tên doanh nghiệp và chọn loại hình doanh nghiệp của bạn.
Sau khi thêm xong tên của doanh nghiệp bạn chọn tiếp theo để tiếp tục chọn loại hình doanh nghiệp của bạn.
Bước 4: Chọn danh mục kinh doanh, sau đó chọn địa chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
Tiếp theo bạn hãy chọn địa chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 5: Nhập thông tin liên hệ.
Bước 6: Nhập giờ làm việc.
Bước 7: Nhập mô tả doanh nghiệp.
Bước 8: Đăng tải hình ảnh về doanh nghiệp.
Bước 9: Thông báo xác minh.
Bước 10: Xem lại thông tin và cập nhật nếu chưa đúng.
4. 10+ tuyệt chiêu tối ưu SEO Google Maps lên TOP
4.1. Hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp
Bên cạnh các thông tin đã cung cấp khi đăng ký Google Business, bạn cần hoàn thiện các thông tin mà Google Maps yêu cầu để việc xác minh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tối ưu danh mục kinh doanh bằng cách điền đầy đủ các thông tin như loại hình kinh doanh, danh mục hoạt động bổ sung.
Thêm các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Lưu ý là các thông tin trên mạng xã hội đều phải trùng khớp với thông tin trên Google Maps.
Ngày thành lập công ty.
Thêm ảnh đã geotags (xem chi tiết cách geotags ở phần 3.6)
Cập nhật đầy đủ và chi tiết các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Cách tạo sản phẩm trên Google Maps như sau:
Bước 1: Truy cập vào Google doanh nghiệp.
Bước 2: Nhấp vào tab sản phẩm và chọn thêm sản phẩm.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin bao gồm tên sản phẩm, danh mục sản phẩm, giá, mô tả sản phẩm và chọn nút CTA sau đó xuất bản.
4.2. Sử dụng từ khóa SEO
SEOer cần tối ưu mô tả doanh nghiệp bằng cách sử dụng các từ khóa địa phương mà doanh nghiệp cần tối ưu thứ hạng trên Google Maps vào các thông tin trên Hồ sơ doanh nghiệp ở các mục giới thiệu, danh mục sản phẩm, Q&A. Lưu ý là bạn nên đặt tự khóa trong thông tin doanh nghiệp một cách tự nhiên, logic và tránh nhồi nhét quá nhiều từ hóa bởi Google đánh giá cao nội dung tự nhiên, thân thiện và hữu ích cho người dùng.
4.3. Đăng nội dung về hoạt động của doanh nghiệp
Nội dung là công cụ tiếp cận người dùng hữu ích nhất của một doanh nghiệp. Để tối ưu thứ hạng của mình trên Google Maps, bạn cần thường xuyên cập nhật các tin tức, sự kiện, thông tin ưu đãi mới nhất và đáng chú ý đối với người dùng trên hồ sơ cá nhân.
4.4. Cài đặt dữ liệu cấu trúc (Schema Markup) chèn N.A.P vào website
N.A.P là viết tắt của Name (Tên doanh nghiệp), Address (Địa chỉ), và Phone number (Số điện thoại), việc hiển thị chính xác thông tin này trên website giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn. Khi sử dụng Schema Markup để chèn N.A.P vào website, công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện thông tin của doanh nghiệp.
Khi nội dung này đồng nhất với các thông tin trên GMB, Google xác minh dữ liệu của bạn nhanh hơn và đánh giá doanh nghiệp của bạn có địa chỉ rõ ràng, đáng tin cậy và phù hợp với các tìm kiếm của người dùng.
4.5. Tối ưu hình ảnh và geotags
Những bức ảnh chất lượng cao khẳng định chất lượng của doanh nghiệp, giúp bạn thu hút lòng tin của người dùng trên Internet và nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh:
- Sử dụng hình ảnh chất lượng: Những hình ảnh này cần phải có độ phân giải cao, bố cục rõ ràng để Google nhận diện, đánh giá xếp hạng tốt hơn cũng như nổi bật hơn trong mắt người dùng.
- Đặt tên ảnh: Tên hình ảnh giống như tiêu đề bài viết SEO, giúp Google biết được nội dung của hình ảnh là gì?. Tên ảnh thường bao gồm từ khóa chính hoặc những từ khóa LSI.
- Thêm Details cho hình ảnh: Bạn nhấp chuột phải vào hình sau đó chọn Properties – Details và điền các thông tin như Title, Subject, Rating, Tags, Comments, Origin,… Những thông tin chú thích này sẽ tạo nên tính độc nhất cho hình ảnh, giúp SEOer tối ưu hình ảnh hiệu quả hơn.
- Định dạng ảnh: Đối với ảnh chụp hoặc ảnh có background nhiều chi tiết, JPG được đánh giá là định dạng tốt nhất. Định dạng ảnh này có độ nét cao, mật độ pixel dày, hình ảnh sắc nét và đều màu.
Bên cạnh đó, Geotag ảnh là công việc rất quan trọng để tối ưu SEO Google Maps. Đây là quá trình gắn thông tin định vị địa lý vào các dữ liệu kỹ thuật số như hình ảnh, video hoặc bài đăng trên mạng xã hội. Thông tin này thường bao gồm tọa độ địa lý (kinh độ, vĩ độ) và đôi khi cả độ cao, tương tự như tọa độ trên bản đồ.
Đối với smartphone, việc geotag đã được thực hiện tự động. Khi bạn chụp ảnh bằng điện thoại, thông tin ảnh sẽ được lưu trữ tự động. Nhờ đó, khi đăng tải trên Google Maps, Google sẽ tự động nhận ra vị trí chụp. Dưới đây là các bước kích hoạt tính năng này trên điện thoại.
Đối với điện thoại iOS:
Bạn bật Dịch vụ Vị trí theo các bước sau:
- Mở ứng dụng Cài đặt (Settings) -> chọn Quyền riêng tư & Bảo mật (Privacy & Security) -> chọn Dịch vụ định vị (Location Services).
- Chọn Camera và đảm bảo ứng dụng Camera có quyền truy cập vào vị trí.
- Khi bạn chụp ảnh, thông tin vị trí sẽ tự động được lưu vào ảnh (với điều kiện có kết nối internet hoặc bật GPS).
Đối với điện thoại Android:
- Bạn vào ứng dụng Máy ảnh -> chọn biểu tượng hình răng cưa (Cài đặt)
- Bạn kích hoạt tính năng Tag vị trí. Khi này màn hình thông báo Bật Nâng cao độ chính xác của vị trí sẽ xuất hiện -> nhấn Bật.
- Cuối cùng nhấn chọn OK.
Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần:
- Cập nhật ảnh mới thường xuyên để tạo cảm giác mới mẻ cho người dùng.
- Sử dụng những hình ảnh được gắn Geotag trên hệ sinh thái mạng xã hội của doanh nghiệp. Cách này giúp Google xác định rằng hình ảnh của bạn xuất hiện ở nhiều nơi trên Internet, từ đó tăng độ uy tín của doanh nghiệp.
Tìm hiểu kỹ hơn về cách gắn Geotag ảnh tại bài viết: Geotag ảnh là gì? Cách tối ưu và gắn geotag ảnh hiệu quả |
4.6. Sử dụng backlink
Backlink Google Maps là những liên kết trỏ trực tiếp đến hồ sơ doanh nghiệp của bạn trên Google Maps. Để tạo backlink chất lượng, bạn có thể đăng bài Guest Post, chia sẻ liên kết trên mạng xã hội, hoặc đặt liên kết trên các trang báo uy tín. Những liên kết này giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm địa phương và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
4.7. Nhúng bản đồ vào trang web
Cho phép vị trí doanh nghiệp được hiển thị trên website của có tác dụng gia tăng lưu lượng truy cập và mức độ tương tác của khách hàng đối với trang web của bạn, đồng thời tạo nên cơ hội chuyển đổi, tăng doanh thu. Các vị trí nhúng bản đồ hợp lý bao gồm Footer, Trang chủ, Trang liên hệ. Các bước nhúng bản đồ cụ thể như sau:
Bước 1: Truy cập vào Google Maps, tại ô tìm kiếm bạn hãy nhập tên doanh nghiệp hoặc trỏ chuột vào vị trí mà bạn muốn nhúng.
Bước 2: Chọn biểu tượng chia sẻ sau đó bạn tiếp tục chọn Nhúng bản đồ để sao chép mã HTML.
Chọn chia sẻ để tiến hành việc nhúng bản đồ vào website.
Tiếp đó bạn hãy chọn Sao chép HTML và dán nó vào vị trí bạn muốn nhúng trên website.
Sau khi nhúng xong phần thông tin về địa chỉ của công ty sẽ được liên kết sẵn với bản đồ, người dùng chỉ cần click vào đó thì sẽ được chuyển đến trang Google Maps ngay lập tức.
4.8. Sử dụng seeding, đánh giá để tăng số Local Guide
Các bài review, đánh giá của người dùng từng trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa thứ hạng vì Google luôn ưu tiên những gì khách hàng yêu thích và đánh giá cao.
Thông qua tương tác với tất cả các bài viết, đánh giá, bao gồm tích cực và tiêu cực. Điều này cho thấy doanh nghiệp có thiện chí, quan tâm đến lợi ích của khách hàng, sẵn sàng phản hồi cũng như tiếp thu góp ý, từ đó tăng uy tín và độ nhận diện của doanh nghiệp.
4.9. Tối ưu Question & Answer
Chuyên mục Question & Answer là nơi để doanh nghiệp phản hồi khách hàng một cách trực tiếp. Việc trả lời câu hỏi không chỉ giúp giải đáp kịp thời thắc mắc của khách hàng tiềm năng mà còn thể hiện tính minh bạch, rõ ràng và khách quan của doanh nghiệp.
Chính sách về nội dung hỏi và đáp:
Tìm hiểu chi tiết tại đây! |
Cách để thêm câu hỏi trên Google Maps:
Đầu tiên, bạn cần mở ứng dụng Google Maps trên thiết bị của bạn và tiến hành tìm kiếm một địa điểm hoặc thành phố, hoặc chạm vào vị trí mong muốn trên bản đồ. Sau đó bạn hãy kéo xuống dưới để tìm đến mục Hỏi và đáp.
Trong mục Hỏi và đáp, bạn có thể:
- Xem câu hỏi có sẵn: Nhấn Xem tất cả câu hỏi để kiểm tra xem câu hỏi của bạn đã được người khác đặt trước đó.
- Đặt câu hỏi mới: Nhấp vào phần Hỏi cộng đồng để đặt câu hỏi của bạn.
Để đặt câu hỏi mới cho doanh nghiệp hoặc một địa điểm bất kỳ bọn hãy chọn mục Đặt câu hỏi.
4.10. Xây dựng các trích dẫn có thẩm quyền
Citation (trích dẫn) bao gồm các thông tin tên doanh nghiệp – địa chỉ – số điện thoại, gọi tắt là (NAP) sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin cần hơn để họ có thể tham khảo và liên hệ với bạn. Tác dụng của Citation là cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến của doanh nghiệp và trở thành một backlink tự nhiên giúp tăng cường lưu lượng truy cập.
Lưu ý là tất cả các Citation trên mọi website đều phải nhất quán về thông tin để đảm bảo độ tin cậy cho doanh nghiệp.
4.11. Ứng dụng Google Street View
Google Street View cung cấp chế độ xem toàn cảnh 360 độ nên sử dụng công cụ này giúp SEO Google Maps dễ dàng hơn nhờ tính trực quan cũng như tối ưu hóa về Entity. Hơn nữa, Google đánh giá cao hình ảnh 360 độ so với hình ảnh thông thường và tấm ảnh này có giá trị tối ưu thứ hạng tốt hơn so với review đánh giá trên Google.
Xem chi tiết checklist tổng quan về SEO Google Maps.
5. 4 lỗi Google Maps thường gặp và cách xử lý
5.1. Không tạo được địa điểm doanh nghiệp
Nguyên nhân của lỗi không tạo được địa điểm là do bạn thao tác sai khi cập nhật thông tin doanh nghiệp. Các bước để khắc phục lỗi này là: Phóng to bản đồ -> trỏ chuột vào vị trí có chấm đỏ -> nhấp vào ô áp dụng. Trong trường hợp không tìm thấy địa chỉ chính xác, bạn ghim Trang doanh nghiệp ngay trên bản đồ.
5.2. Tên doanh nghiệp >100 ký tự
Đây là lỗi thường xuyên gặp phải do SEOer nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào tên doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tuân thủ quy định đặt tên doanh nghiệp của Google Maps. Một số quy tắc bạn cần chú tâm là không được thêm dòng tiếp thị, mã công ty, nhãn hiệu đăng ký vào tên doanh nghiệp.
5.3. Địa điểm doanh nghiệp bị tạm ngưng
Đối với tình trạng này, bạn cần truy cập vào trình quản lý doanh nghiệp, sau đó chọn map đang bị tạm ngưng để chuyển tiếp đến giao diện kháng nghị. Bạn nhấp vào mục hỗ trợ -> gửi phản hồi -> gửi.
5.4. Một số lỗi khác sau khi đăng ký được 1 thời gian
- Vô hiệu hóa: Lỗi vô hiệu hóa xuất hiện khi địa chỉ của bạn vi phạm các điều khoản của Google. Để tránh lỗi này, bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin từ Google để khắc phục kịp thời. Trong trường hợp vi phạm, bạn tiến hành liên hệ với bộ phận hỗ trợ và điền các trường thông tin theo yêu cầu.
- Xem lại thông tin: Lỗi này thường xảy ra do đối thủ cạnh tranh sửa địa điểm của bạn thành của họ. Để khắc phục, bạn chỉ cần cập nhật chính xác địa chỉ của mình. Ngoài ra, bạn nên lưu ý dành thời gian theo dõi địa chỉ của mình để kịp thời sửa lỗi.
- Xác minh lại: Lỗi xác minh lại thường xuất hiện sau khi bạn chỉnh sửa, cập nhật địa chỉ hoặc lĩnh vực. Cách khắc phục lỗi này rất đơn giản, bạn chỉ cần theo dõi yêu cầu xác minh từ Google và tiến hành theo hướng dẫn.
Trên đây là thông tin chi tiết về SEO Google Maps. Hy vọng với hướng dẫn SEO Google Maps trên, bạn đã có thể hiểu SEO Maps là gì và các thức để thực hiện nhiệm vụ tối ưu thứ hạng của doanh nghiệp trên Google Maps.
Nếu bạn đang cần tìm một chuyên gia tư vấn dịch vụ SEO, hãy để SEONGON được đồng hành cùng bạn ngay hôm nay. Liên hệ tới SEONGON để được hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm 12 năm thực chiến cho doanh nghiệp lớn như BIDV, Viettel, SunGroup,…