Quảng cáo Gmail: Tổng quan & Hướng dẫn cách tạo chiến dịch

Chia sẻ bài viết

Quảng cáo gmail là quảng cáo hiển thị trong tab Quảng cáo và xã hội trong hộp thư đến của gmail. Quy trình thiết lập quảng cáo gmail sẽ được trình bày từng bước ngay sau đây:

1. Quảng cáo gmail là gì

Quảng cáo gmail

Khái niệm quảng cáo gmail

Quảng cáo gmail là quảng cáo hiển thị trong các tab Quảng cáo và Xã hội thuộc phần hộp thư đến của bạn. Các quảng cáo này thường có phần mở rộng khi khách hàng nhấp, giao diện hiển thị lên sẽ tương tự như một email bình thường.

Quảng cáo Gmail hiển thị trong các tab Quảng cáo và Xã hội

Tuy nhiên, quảng cáo mở rộng này có thể chứa hình ảnh, video hoặc một biểu mẫu cho khách hàng điền. Ưu điểm lớn nhất của loại quảng cáo này là nhà quảng cáo có thể kết nối đến từng đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó giúp nhắm mục tiêu quảng cáo tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Các loại hình quảng cáo Google hiện nay

Cách thức hoạt động của quảng cáo gmail:

Đầu tiên, quảng cáo gmail hiển thị ở dạng thu gọn trên điện thoại di động:

Dạng thu gọn của quảng cáo gmail

Và trên máy tính:

quảng cáo gmail trên máy tính

Khi khách hàng nhấp vào đó, quảng cáo sẽ đưa khách hàng đến một trang đích hoặc mở rộng ra kích thước bằng một email bình thường. Từ 2 cách này nhà quảng cáo có thể tùy biến sử dụng để đáp ứng hàng loạt mục tiêu khách hàng khác nhau.

Mở rộng trên máy tính:

phần mở rộng trên máy tính của quảng cáo gmail

Mở rộng trên điện thoại di động:

phần mở rộng trên điện thoại di động của quảng cáo gmail

Về phía khách hàng, họ có thể tương tác với quảng cáo của bạn theo một trong hai cách trên. Nhưng mục đích cuối cùng của nhà quảng cáo vẫn mong muốn khách hàng xem video, điền vào biểu mẫu, nhấp vào gọi điện thoại hoặc đơn giản chỉ là truy cập vào trang web hay ứng dụng của họ mà thôi.

Ứng dụng của quảng cáo gmail:

  • Tạo nhận diện và dấu ấn thương hiệu lên khách hàng
  • Nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng đặc thù, đặc biệt là dân văn phòng hay sử dụng Gmail.
  • Áp dụng đối với những khách hàng tiềm năng đã biết từ trước, sử dụng trong nhiều chiến dịch Remarketing
    • Ví dụ: Bạn là nhà quảng cáo muốn bán khóa học Tiếng anh. Tặng tài liệu cho mọi người và yêu cầu mọi người để lại gmail hoặc số điện thoại để nhận quà.

2. 4 ưu điểm của quảng cáo gmail

2.1. Gmail phổ biến, đặc biệt là trên các thiết bị di động

Tiềm năng mà gmail mang lại:

Gmail là một dịch vụ email miễn phí do Google phát hành. Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 1 tỷ người dùng dịch vụ này. Nó phổ biến tới mức, tại Bỉ có tới 30-50% lượng khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ này của Google.

Qua đó có thể thấy được khả năng rất cao là khách hàng tiềm năng của bạn cũng đang sử dụng nền tảng này trong cuộc sống cũng như công việc của họ.

Tương thích với nền tảng di động:

Trong thời đại bùng nổ của các thiết bị cầm tay nói chung và điện thoại di động nói riêng thì gmail được xem là ứng dụng mặc định của một chiếc điện thoại. Từ đó, quảng cáo gmail lại càng có cơ hội phát triển.

Thật vậy, theo báo cáo của Litmus Email Analytics, gần một nửa số tài khoản email được mở trên điện thoại di động và máy tính bảng.

biểu đồ quảng cáo gmail được mở trên điện thoại di động và máy tính bảng

2.2. Quảng cáo gmail có tỷ lệ nhấp cao

Bên cạnh những số liệu mà chúng tôi vừa đề cập ở trên thì thực tế quảng cáo gmail còn mang lại cho bạn những thế mạnh còn lớn hơn thế. Mà cụ thể ở đây là quảng cáo gmail sẽ giúp bạn tác động trực tiếp đến từng đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.

Điều đó được minh chứng thông qua việc quy trình làm việc của nhà quảng cáo. Mà ở đây là bạn có thể nhắm mục tiêu khách hàng một cách chi tiết trước khi “quảng cáo thu gọn” được phân bổ tới hộp thư đến của từng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Nếu quảng cáo của bạn đủ hấp dẫn người dùng, khiến họ quan tâm đến thông báo từ quảng cáo, họ có thể nhấp vào đó và trang web của bạn sẽ được hiển thị lên. Vì vậy mà tỉ lệ nhấp của khách hàng tăng lên một cách đáng kể so với các loại quảng cáo khác.

nhấp quảng cáo gmail

Hình ảnh mà bạn thấy ở trên là ví dụ cụ thể về cách mà loại quảng cáo hoạt động trên gmail của khách hàng. Bạn có thể thấy, tỉ lệ nhấp vào quảng cáo để “xem nội dung bên trong thư là gì?” rất cao, đôi khi có thể lên tới 100%. Từ đó nếu mục đích của bạn là quảng bá thương hiệu thì loại quảng cáo này gần như là tốt nhất để làm điều đó.

Ngoài ra, ngay cả khi nếu quảng bá thương hiệu không phải là mục đích của bạn thì quảng cáo gmail vẫn tỏ ra là một công cụ hữu hiệu thu thập thông tin từ khách hàng.

Bởi vì những khách hàng đến trang web của bạn từ chiến dịch quảng cáo gmail đều có xu hướng thể hiện hành vi người dùng thực sự chất lượng. Thậm chí họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai của bạn.

2.3. Có nhiều tùy chọn, thoải mái sáng tạo

Quảng cáo gmail cung cấp các tùy chọn sáng tạo và rất thú vị. Quảng cáo loại này không chỉ hiển thị hình ảnh quảng cáo đơn lẻ. Tùy thuộc vào mục tiêu của nhà quảng cáo, họ sẽ có nhiều lựa chọn để cân nhắc như: hiển thị hình ảnh tiêu chuẩn, mẫu quảng cáo đơn lẻ, mẫu quảng cáo đa sản phẩm hay mẫu quảng cáo theo danh mục.

tùy chọn trong quảng cáo gmail

Và nếu những lựa chọn trên vẫn chưa đủ để làm hài lòng bạn thì bạn vẫn có thể sáng tạo tùy ý bằng việc cài thêm mã HTML.

2.4. Tính năng nhắm mục tiêu tốt, tối ưu chi phí

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, một trong những lợi thế chính của quảng cáo gmail là các tùy chọn nhắm mục tiêu tùy chỉnh. Khi chạy các chiến dịch trên gmail, bạn có thể nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các mục như: Sở thích người dùng, Thị trường hoặc Các mối quan hệ xã hội mà Google tiếp nhận được từ hành vi người dùng.

Nhưng điều thú vị ở đây là Google cho phép nhà quảng cáo quét qua chủ đề những email của người dùng. Từ đó giúp nhắm mục tiêu người dùng dựa trên loại email mà họ nhận được và đặc biệt là email đó được gửi từ ai. Điều này mở ra một triển vọng rất lớn trong việc tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Thật vậy, giờ đây bạn có thể nhắm mục tiêu là những người dùng đang nhận email quảng cáo của đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra những quảng cáo gmail thể hiện được sự ưu đãi / sản phẩm / dịch vụ tốt hơn của đối thủ. Nhằm mục đích đưa khách hàng về với sản phẩm / dịch vụ của mình.

Ví dụ: Hãy tưởng tượng một người đàn ông nhận được email quảng cáo về đôi giày chạy bộ từ đối thủ cạnh tranh của bạn. Nhờ chọn mục tiêu theo ngữ cảnh, bạn có thể xác định và nhắm mục tiêu người đàn ông này với những sản phẩm cụ thể hoặc danh mục sản phẩm tốt hơn của đối thủ nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.

Một chiến lược quảng cáo khác cũng không kém phần thú vị chính là nhắm mục tiêu vào những “khoảnh khắc thay đổi cuộc sống”. Cụ thể như vào đầu năm học mới ở trường đại học, một bạn sinh viên có thể sẽ có nhu cầu chuyển nhà, học ngoại ngữ,… Từ đó, khả năng cao là sinh viên này sẽ nhận được một email quảng cáo về dịch vụ của một trung tâm anh ngữ hoặc dịch vụ chuyển nhà.

Cuối cùng, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng quảng cáo gmail với một tính năng hoàn toàn mới gần đây, đó là Đối sánh khách hàng AdWords. Chức năng này cho phép bạn nhắm mục tiêu khách hàng từ cơ sở dữ liệu mà bạn có từ quảng cáo AdWords trước đây.

3. 8 Tính năng nhắm mục tiêu của quảng cáo trên gmail

3.1. Đối tượng chung sở thích

Nhắm mục tiêu những người có sở thích phù hợp với quảng cáo của bạn có tác dụng to lớn trong việc định hình sản phẩm và dịch vụ của bạn trong lòng khách hàng, làm cho họ biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: Bạn có thể nhắm mục tiêu những người quan tâm đến sắc đẹp và sức khỏe, du lịch, tài chính ngân hàng và thậm chí cả những người đọc tin tức. Và nếu những lựa chọn mặc định đó của Google không đủ làm bạn hài lòng, bạn có thể sử dụng đối tượng chung sở thích tùy chỉnh để nhắm mục tiêu những người gồm có:

  1. Khách hàng đã tìm kiếm một từ khóa liên quan đến sở thích tùy chỉnh mà bạn chọn.
  2. Các ứng dụng mà khách hàng tải xuống và cài đặt trong máy có liên quan đến sở thích mà bạn cài đặt cho chiến dịch của mình
  3. Những khách hàng đã thể hiện sự quan tâm đến dịch vụ của bạn trước đây
  4. Các trang web mà khách hàng truy cập có liên quan đến danh mục sở thích mà bạn nhắm mục tiêu.

3.2. Đối tượng có mục đích tùy chỉnh

Mặc dù việc sử dụng dữ liệu về tần suất tìm kiếm và số lần nhấp chuột để nhắm mục tiêu khách hàng bằng từ khóa là rất tốt nhưng Google còn có thêm tùy chọn về lịch sử trình duyệt Chrome, YouTube và các dữ liệu cài đặt ứng dụng của khách hàng. Để từ các dữ liệu đó có thể khai thác được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.

Ví dụ: Một khách hàng có lịch sử duyệt web là: “cách lập tài khoản ngân hàng A” thì Google sẽ xếp họ vào danh sách những đối tượng có tiềm năng cho ngành ngân hàng. Và việc của nhà quảng cáo là phân phát những quảng cáo trong gmail có nội dung dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Với quảng cáo gmail này, hệ thống sẽ tự động tạo ra danh sách các đối tượng có mục đích muốn mua hàng và phân phát quảng cáo của bạn đến những đối tượng đó. Nhưng chúng tôi thực sự vẫn muốn khuyên bạn nên xem xét kỹ lưỡng để tiếp cận được đối tượng khách hàng có tác động nhiều nhất đến doanh nghiệp của bạn.

3.3. Nhắm mục tiêu tự động

Nhắm mục tiêu tự động có tác dụng tối ưu hóa việc nhắm mục tiêu khách hàng của bạn trên gmail. Việc làm này cho phép bạn tự động tiếp cận 1 đối tượng khách hàng cụ thể với một chi phí thấp hơn so với những phương thức quảng cáo khác.

Nhắm mục tiêu tự động này được phát triển bởi Google để phù hợp với mục đích đẩy mạnh tự động hóa càng nhiều càng tốt. Với những nhà quảng cáo khi mới tạo chiến dịch thì hệ thống sẽ tự động đặt nhắm mục tiêu là “tự động hóa thận trọng”.

Đây có thể là một lựa chọn an toàn cho những nhà quảng cáo mới bắt đầu, nhưng cách tốt nhất là bạn nên tắt tính năng này đi và tự xác định đối tượng khách hàng riêng của mình.

Tính năng nhắm mục tiêu của quảng cáo trên gmail

3.4. Đối sánh khách hàng

Như đã nói ở trên thì đối sánh khách hàng sử dụng thông tin mà khách hàng đã chia sẻ với bạn để hệ thống tự động nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người và nhóm người có nhu cầu giống như họ.

Ví dụ: Một trung tâm tiếng anh tạo ra một chiến dịch thu thập thông tin liên hệ của sinh viên bằng cách yêu cầu để lại email để nhận các gói quà như thẻ quà tặng, phiếu mua hàng, gói giảm giá,… thì từ những email này nhà quảng cáo sẽ cung cấp cho Google.

Kết hợp với việc lên chiến dịch quảng cáo thì chỉ cần những sinh viên này sử dụng tài khoản của họ và lướt trên YouTube, Mạng tìm kiếm Google,… có thể thấy được quảng cáo dịch vụ tiếng anh của doanh nghiệp này.

3.5. Nhân khẩu học

Cho phép nhà quảng cáo tiếp cận tới những đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Google với một nhân khẩu học xác định như: giới tính, độ tuổi hoặc thông tin về gia đình họ.

Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn bán sữa non cho trẻ em thì đối tượng mua hàng mà họ nhắm đến là những bà mẹ đang có con nhỏ với độ tuổi trung bình từ 25-34 tuổi.

3.6. Đối tượng đang cân nhắc mua hàng

Nhà quảng cáo sẽ lọc ra những đối tượng khách hàng đang phân vân, cân nhắc mua dịch vụ hoặc sản phẩm tương tự như của bạn hay không. Từ đó chủ động tiếp cận và đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nhằm chiếm ưu thế trước đối thủ.

Ví dụ: Dựa vào độ tương tác của khách hàng với trang web của mình mà nhà quảng cáo sẽ lọc ra những người thực sự có quan tâm và đang cân nhắc mua hàng hoặc dịch vụ của bạn. Từ đó chủ động tiếp cận họ bằng quảng cáo hấp dẫn và từ từ đưa họ đến hành động mua hàng.

3.7. Sự kiện trong đời

Ai trong chúng ta cũng đều trân quý khoảnh khắc trọng đại của đời mình. Việc đó có thể là bình thường với người khác nhưng mang một ý nghĩa lớn lao với bạn như vào được một trường đại học mà bạn mơ ước, mua được một căn nhà mới, kết hôn hay chỉ đơn giản là chuyển đến ở một khu phố ít ồn ào hơn mà thôi. Bất kể đó là gì nó đều ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta mãi mãi.

Và với mỗi khoảnh khắc trọng đại đó, có những doanh nghiệp có thể giúp khách hàng tận hưởng tối đa giây phút đó. Và Google cung cấp các tùy chọn quảng cáo nhắm đến mục tiêu là những người đã, đang hoặc sẽ trải qua giây phút đó. Vì vậy ở vị trí của một nhà quảng cáo bạn nên tận dụng cách nhắm mục tiêu này nếu thấy phù hợp nhé. Những sự kiện trong đời này bao gồm:

? Sắp tốt nghiệp đại học
? Sắp kết hôn
? Mới kết hôn gần đây
? Chuyển nhà
? Gần đây mới mua nhà
….

Ví dụ: Bạn là một nhà quảng cáo muốn giới thiệu dịch vụ áo cưới đến khách hàng của mình thì sử dụng cách nhắm mục tiêu “Sự kiện trong đời” là một lựa chọn không thể bỏ qua.

3.8. Tiếp thị lại

Bạn cũng có thể tiếp cận những khách hàng đã từng tương tác với sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn, bao gồm: khách hàng truy cập trong quá khứ vào trang web, ứng dụng, video hay danh sách mà bạn có trước đây.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý về danh sách tiếp thị lại quảng cáo bằng gmail cần phải có tối thiểu 100 khách truy cập hoặc người dùng hoạt động trong vòng 30 ngày gần đây để quảng cáo của bạn có thể đủ điều kiện hiển thị.

4. Hướng dẫn chạy quảng cáo email (gmail)

Những điều cần ghi nhớ trước khi chạy quảng cáo email:

  • Mục tiêu: Để tạo một chiến dịch gmail thì điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là cần chọn mục tiêu chiến dịch phù hợp với mục đích chạy quảng cáo của bạn. Và các mục tiêu thường được các nhà quảng cáo lựa chọn là: Doanh số, Khách hàng tiềm năng, Lượng truy cập, Gia tăng nhận thức về thương hiệu và phạm vi tiếp cận, Đánh giá thương hiệu và sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt không có mục tiêu quảng cáo nếu thấy các lựa chọn trên không phù hợp.
  • Loại chiến dịch: Bạn cần chọn Mạng hiển thị sau đó nhấp vào chọn loại chiến dịch là quảng cáo gmail.
  • Nhắm mục tiêu không tương thích: Bạn không thể sử dụng các phương pháp nhắm mục tiêu sau đây cho quảng cáo gmail:
    • Nhắm mục tiêu theo vị trí
    • Nhắm mục tiêu theo chủ đề
    • Đối tượng chung sở thích tùy chỉnh
    • Lĩnh vực quan tâm
    • Từ khóa nội dung (trong phiên bản trước đây được gọi là “Từ khóa có lựa chọn hiển thị”)
  • Giới hạn tần suất: Quảng cáo gmail không hỗ trợ tính năng giới hạn tần suất.
  • Bên thứ 3: Quảng cáo gmail không hỗ trợ pixel hiển thị hay phân phát quảng cáo từ bên thứ ba. Tuy nhiên, nhà quảng cáo có thể sử dụng trình theo dõi nhấp chuột của bên thứ ba vào trong quảng cáo của mình.
  • URL cuối cùng: Ngoại trừ HTML tùy chỉnh, các quảng cáo gmail được chỉnh sửa hoặc tạo mới đều tương thích với URL cuối cùng và mẫu theo dõi của bạn.

4.1. Cách tạo chiến dịch quảng cáo gmail

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Google Ads của bạn

Bước 2: Nhấn vào Chiến dịch trong menu trang.

Tạo chiến dịch quảng cáo gmail
Tạo chiến dịch quảng cáo Email

Bước 3: Nhấp vào nút dấu cộng, sau đó chọn Chiến dịch mới.

tạo chiến dịch trong quảng cáo gmail
Tạo chiến dịch quảng cáo Email mới
chọn mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo gmail
Bước 4 – chọn mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo Email

Bước 4: Chọn một trong các mục tiêu sau: Doanh số, Khách hàng tiềm năng hoặc Lưu lượng truy cập trang web. Hoặc chọn không sử dụng mục tiêu.

Bước 5: Chọn loại chiến dịch Hiển thị.

Bước 6: Chọn Chiến dịch quảng cáo Email, sau đó hoàn tất quá trình tạo chiến dịch của bạn.

Hoàn tất quá trình tạo chiến dịch gmail
Hoàn tất việc tạo chiến dịch quảng cáo Email

4.2. Cách tạo quảng cáo Email (Gmail)

Hiện nay, Google cho phép bạn tạo và tải chiến dịch quảng cáo gmail lên hệ thống của họ theo các bước như sau:

4.2.1. Tạo quảng cáo gmail

Đầu tiên, bạn có thể tải lên nội dung chiến dịch quảng cáo gmail của bạn dưới hình thức văn bản, hình ảnh hoặc video, sau đó hệ thống của Google sẽ tự động tối ưu quảng cáo đó cho bạn.

4.2.2 Cách tải lên quảng cáo gmail

Tiếp theo, bạn có thể tải quảng cáo gmail lên hệ thống bằng cách:

  • Tải một quảng cáo hình ảnh duy nhất hoặc tải từng quảng cáo lần lượt lên hệ thống.
  • Tạo quảng cáo HTML hoàn chỉnh và tải quảng cáo này lên dưới dạng tệp zip hoặc tệp teaser.txt chứa tệp html, hình ảnh, hình ảnh quảng cáo được thu gọn lên hệ thống.

Trước khi quảng cáo của bạn được hiển thị tới khách hàng thì nó sẽ được hệ thống xem xét để đảm bảo quảng cáo đó đáp ứng được các chính sách quảng cáo mà Google đề ra. Bình thường thì quảng cáo của bạn sẽ được chấp thuận trong vòng 2 ngày làm việc.

Xem thêm chi tiết: Cách tạo quảng cáo Email (Gmail) trong Google Ads 

5. Lưu ý 2 thông số của quảng cáo gmail cần phải nhớ

Bất kể nhà quảng cáo nào khi chạy quảng cáo gmail đều cần hiểu về chính sách của Google. Các chính sách này bao gồm: Tất cả các mục trong quảng cáo của bạn đều phải được liên kết tới cùng 1 nhà quảng cáo (chính là bạn đó) và phải liên quan đến cùng 1 sản phẩm mà bạn đang triển khai.

5.1. Thông số kỹ thuật của quảng cáo thu gọn

thiết lập thông số kĩ thuật cho quảng cáo gmail thu gọn
Thông số kỹ thuật cho quản cáo gmail – Email thu gọn

Với các quảng cáo thu gọn mà bạn tải lên cần có các thông số kỹ thuật phù hợp với những tiêu chuẩn sau:

Ảnh tiêu đề (tải lên): kích thước tối thiểu: 144 pixel x 144 pixel, dung lượng tối đa: 150KB, tỷ lệ cỡ ảnh 1:1

  • Hiển thị trên thiết bị di động ở trạng thái thu gọn của quảng cáo
  • Hiển thị trên máy tính, bên cạnh quảng cáo được mở rộng, sau khi khách hàng nhấp vào quảng cáo được thu gọn của bạn sẽ được kích hoạt.

Tên doanh nghiệp: tối đa 20 ký tự

  • Phải là tên đã được chấp thuận của nhà quảng cáo
  • Đối với quảng cáo gmail thuộc dạng “nhấn để tải xuống”, tên người gửi phải là tên được công nhận của nhà quảng cáo hoặc tên của ứng dụng cho phép tải xuống được quảng cáo đó.

Dòng tiêu đề: tối đa 25 ký tự

  • Có thể bao gồm ưu đãi, tỷ lệ giảm giá hoặc thông báo hấp dẫn để thu hút khách hàng

Mô tả: tối đa 90 ký tự

  • Có thể bao gồm nội dung tóm tắt ngắn hoặc lời kêu gọi hành động mang tính thuyết phục

URL hiển thị: tối đa 255 ký tự

  • Đó là URL mà mọi người nhìn thấy trong quảng cáo của bạn, chẳng hạn như www.google.com (Lưu ý: URL cuối cùng có thể dài hơn URL hiển thị trước khách hàng)

URL cuối cùng hoặc URL đích: Không giới hạn ký tự

  • Được sử dụng làm URL cuối cùng hoặc URL đích khi người dùng nhấp vào URL hiển thị hoặc nút gọi hành động trong Quảng cáo được mở rộng
  • Bạn có thể thêm URL theo dõi nhấp chuột tĩnh, nhưng không thể thêm pixel theo dõi lần hiển thị hoặc URL theo dõi động

5.2. Thông số kỹ thuật của quảng cáo Gmail mở rộng

Dưới đây là thông số kỹ thuật của quảng cáo mở rộng đã được chúng tôi hệ thống hóa theo từng loại như sau:

thiết lập thông số kĩ thuật cho quảng cáo gmail mở rộng
Thông số kỹ thuật của quảng cáo Gmail mở rộng

Tải lên quảng cáo gmail

Đối với quảng cáo hình ảnh:

  • Hình ảnh (tải lên): [300 pixel đến 650 pixel] x [300 pixel đến 1000 pixel]
  • Các định dạng hình ảnh được chấp nhận: JPEG, JPG, PNG, GIF (không động)
  • Kích thước hình ảnh tối đa: 1MB

HTML tùy chỉnh

  • Để thiết kế quảng cáo gmail một cách linh hoạt nhất, hãy sử dụng HTML tùy chỉnh.

Tạo quảng cáo gmail mới

  • Dòng tiêu đề: tối đa 25 ký tự
  • Mô tả: tối đa 90 ký tự
  • Tên doanh nghiệp: tối đa 20 ký tự
  • Nút kêu gọi hành động: tối đa 15 ký tự
  • Kích thước hình ảnh logo: Hình vuông: 1200×1200 (yêu cầu kích thước tối thiểu: 144×144). Tỷ lệ cỡ ảnh phải là 1:1.
  • Kích thước tệp tối đa của logo: 150KB (1MB đối với hình ảnh tiêu đề và hình ảnh tiếp thị)
  • Hình ảnh tiếp thị:
    • ​Ngang (1,91:1): 1200×628 (kích thước yêu cầu tối thiểu: 600×314).
    • Hình vuông: 1200×1200 (kích thước yêu cầu tối thiểu: 300×300).
  • Hình ảnh tiêu đề (tùy chọn): 1200×400 (kích thước yêu cầu tối thiểu: 600×200).

Để thêm danh mục sản phẩm:

  • Kích thước tối thiểu của hình ảnh (tải lên):
    • Hình ảnh tiếp thị:
      • Ngang (1,91:1): 1200×628 (kích thước yêu cầu tối thiểu: 600×314).
      • Hình vuông: 1200×1200 (kích thước yêu cầu tối thiểu: 300×300).
    • Hình ảnh tiêu đề (tùy chọn): 1200×400 (kích thước yêu cầu tối thiểu: 600×200).
    • Liên kết video trên YouTube (kích thước hình thu nhỏ của video): 324×183. Tỷ lệ cỡ ảnh phải là 1:1.
  • Kích thước hình ảnh tối đa: 150KB
  • Nút gọi hành động: tối đa 15 ký tự
  • URL của nút kêu gọi hành động: liên kết với trang đích của bạn
  • Có thêm tối đa 3 mục bổ sung bên dưới (tùy chọn):
    1. Hình ảnh: tối đa 15 hình ảnh, kích thước tối thiểu là 300×300 hoặc liên kết video trên YouTube (kích thước hình thu nhỏ của video là 324 x 183).
    2. Nút gọi hành động: tối đa 20 ký tự
    3. URL nút gọi hành động
  • Các định dạng hình ảnh được chấp nhận: JPEG, JPG, PNG, GIF (không phải động)

6. 4 Mẹo quan trọng để chạy quảng cáo gmail hiệu quả

6.1. Không nên quá tập trung vào việc bán hàng

Thông thường, những khách hàng lần đầu tiên nhìn thấy quảng cáo gmail của bạn sẽ ở trong giai đoạn nhận thức hoặc đánh giá sản phẩm xem có nên mua gói hàng đó hay không. Để thu hút họ, việc đầu tiên bạn cần làm là giúp khách hàng biết sản phẩm của mình có tồn tại và dần dần quen với nó.

Hơn nữa, vì khách hàng chưa tìm kiếm sản phẩm của bạn như trường hợp của quảng cáo tìm kiếm có tính phí nên khách hàng lại càng không có ý định sẽ mua hàng.

Chính vì lý do trên mà khách hàng tiềm năng của bạn chưa sẵn sàng mua hàng, vậy thì quảng cáo gmail nên tập trung vào điều gì? Câu trả lời chính là phải cung cấp nội dung miễn phí hoặc phải thu thập được thông tin của khách hàng tiềm năng như: email, số điện thoại,…

6.2. Tận dụng lợi thế từ đối thủ

Một trong những thách thức lớn nhất đối với quảng cáo gmail là liệu bạn có biết chính xác mình đang nhắm mục tiêu đến đúng đối tượng khách hàng hay không? Và các nhà quảng cáo lão luyện luôn có cách để biến điểm bất lợi thành có lợi cho mình.

Mà cụ thể ở đây, việc sử dụng chiến lược nhắm mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh để tham khảo cho chiến dịch của mình chính là cách tận dụng lợi thế sẵn. Cách này cho phép quảng cáo của bạn hiển thị ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào người dùng gmail nhận được một email từ một trong các đối thủ cạnh tranh của bạn.

Ví dụ: Bạn sử dụng tên miền mà các đối thủ cạnh tranh đang sử dụng có tỷ lệ nhấp cao tới tận 33% làm các tên miền trong chiến dịch của mình. Sau đó, sử dụng phương pháp nhắm mục tiêu đối thủ và người dùng gmail sẽ nhận được quảng cáo của bạn bất cứ khi nào họ nhận được gmail của đối thủ.

6.3. Thiết kế quảng cáo mở rộng tương tự như trang đích

Để làm được điều đó, bạn phải tập trung vào một số yếu tố chính và sáng tạo ra các hướng đi mới của mình, cụ thể như:

  • Tạo bản sao: Bản sao từ quảng cáo thu gọn của bạn phải làm sao nổi bật hơn các quảng cáo khác trên quảng cáo mở rộng. Nó phải cụ thể và đi vào trọng tâm vấn đề khách hàng quan tâm để người xem biết chính xác lợi ích khi mua hàng của bạn là gì và họ nhận được gì khi nhấp vào quảng cáo đó.
  • Màu CTA: CTA của bạn phải “nổi bật” trên nền quảng cáo để thu hút sự chú ý của người dùng và thuyết phục họ nhấn vào chuyển đổi. Điều này có nghĩa là nút CTA của bạn phải tương phản với phần còn lại của quảng cáo .
  • Sáng tạo CTA: Thay vì viết nội dung mơ hồ như “Gửi đi”, “Đăng ký ngay” hoặc “Tải xuống”, hãy sử dụng CTA được cá nhân hóa, hấp dẫn, chẳng hạn như “Cải thiện ROI của tôi” hoặc “Tôi muốn biết các Mẹo khi chạy Google Ads”.
  • Hình ảnh: Tránh sử dụng ảnh cổ trang sến súa, ảnh quá nhỏ để hiểu ngữ cảnh hoặc ảnh quá sặc sỡ. Thay vào đó, hãy chọn ảnh chụp nét và phù hợp được hệ thống Google chấp thuận. Điều đó sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn những gì họ nhận được tiếp theo sau khi nhấn vào quảng cáo của bạn.

6.4. Tập trung thật tốt vào phần tiêu đề

Dòng tiêu đề là một phần không thể thiếu trong quảng cáo gmail và những dòng tiêu đề phù hợp sẽ tạo ra đột phá cho quảng cáo gmail của bạn.

Thật vậy, tiêu đề là những dòng đầu tiên mà khách hàng đọc trong quảng cáo của bạn. Nếu tiêu đề đó không phù hợp thì không thể giữ chân khách hàng ở lại đọc tiếp và càng không thể thúc đẩy họ nhấp vào quảng cáo của bạn được.

Nói như vậy nhưng không phải điều gì bạn cũng bê hết vào tiêu đề được. Lý do thứ nhất là vì bản thân dòng tiêu đề tối đa cho phép 25 ký tự và mô tả chỉ được 90 ký tự. Chính vì vậy, bạn không có nhiều chỗ để giải thích cho khách hàng tất tần tật về sản phẩm của mình nên phải chắt lọc và tập trung vào ý chính.

Ngoài ra, dòng tiêu đề và mô tả của bạn phải giống như dòng tiêu đề email và nội dung mà bạn mô tả trong quảng cáo của mình. Ví dụ: dưới đây là ảnh chụp màn hình của một quảng cáo gmail với một tiêu đề tuyệt vời. Bạn có thể hiểu tiêu đề này là: Bảo hiểm Chữ thập xanh – Chỉ 99$/tháng.

tiêu đề quảng cáo email
Tiêu đề quyết định phần lớn sự thành công của quảng cáo Gmail – Email

Dòng tiêu đề này rất hay bởi vì nó có vẻ giống như một email bình thường mà bạn có thể nhận được từ bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào. Tiêu đề này bao gồm một lời đề nghị gây thu hút sự chú ý, sẽ khiến khách hàng tò mò muốn xem họ có thể nhận được loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào chỉ với giá 99 đô la / tháng.

Và cách cuối cùng để tối đa hóa sự chú ý của khách hàng vào tiêu đề của bạn là sử dụng các biểu tượng cảm xúc. Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng biểu tượng cảm xúc đã được chứng minh là giúp tăng tỷ lệ click vào quảng cáo lên đến 254%.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng biểu tượng cảm xúc hoạt động tốt nhất khi chúng thực sự có liên quan đến nội dung quảng cáo của bạn. Ví dụ: biểu tượng một cặp vợ chồng trên quảng cáo của một công ty áo cưới.

Với vai trò là một Google Marketing Agency, SEONGON luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của bạn về quảng cáo Google. Liên hệ tư vấn dịch vụ quảng cáo Google Ads của SEONGON hoặc bạn có thể tham gia khóa học Google Ads của SEONGON để được tiếp cận kiến thức tổng quan và có hệ thống hóa nhất về Google Ads.

Xem thêm:

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN