Bài viết tham khảo nội dung từ nhóm tác giả và Ed Crain – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Kingstar Media và là người có thâm niên 26 năm trong ngành tiếp thị và truyền thông.
“Hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông, tôi đã chứng kiến khá nhiều lần suy thoái thị trường. Khoảng thời gian đó đã dạy tôi rằng suy thoái rõ ràng là một chuyện luôn luôn có thể xảy ra, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường toàn cầu ngày càng biến động. Suy thoái thường không xảy ra bất ngờ nhưng lại âm ỉ, khiến các thương hiệu đôi khi không kịp phản ứng. Điều đó làm cho các thương hiệu phải đưa ra những quyết định quan trọng cho chiến lược kinh doanh và hoạt động Marketing.
Với tư cách là một chuyên gia về truyền thông, trách nhiệm của chúng tôi là áp dụng các kiến thức và bài học kinh nghiệm để giúp cho các thương hiệu đi đúng hướng trong thời kỳ khủng hoảng này. Các chủ doanh nghiệp thường quyết định cắt giảm chi phí Marketing, Quảng cáo và Truyền thông khi tình hình kinh tế không còn ổn định, nhưng đó thực sự là một sai lầm. Hãy nhớ rằng đi chậm lại không có nghĩa là dừng hẳn, thay vào đó, hãy coi đây là cơ hội để tinh chỉnh lại mọi thứ và chờ cơ hội trở lại một cách mạnh mẽ hơn. Đó mới là giải pháp đúng đắn.”
Các thương hiệu nên phản ứng thế nào trước thời kỳ suy thoái?
“Trong nguy có cơ”
Thời gian suy thoái kinh tế chỉ là một “khoảng chững” nhất định trong suốt chặng đường xây dựng giá trị thương hiệu và niềm tin dài hạn. Theo phản xạ tự nhiên, nhiều thương hiệu có xu hướng lựa chọn cắt giảm ngân sách cho Quảng cáo, Marketing trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, việc tiếp tục đầu tư vào Marketing nói chung và Quảng cáo nói riêng có thể sẽ mang lại lợi ích. Việc chớp lấy thời cơ lúc truyền thông ít lộn xộn hơn sẽ giúp các thương hiệu dễ dàng giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh ít hung hãn hơn.
Trong lịch sử trước đây, chúng ta có thể tham khảo những trường hợp nổi bật như Lululemon (1998), WestJet (1996), SkipTheDishes (2012) và Shopify (2006) – tất cả đều ra mắt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc nổi lên trong môi trường phục hồi kinh tế. Tất nhiên là trong thời điểm đó, họ không có các kênh trực tuyến như chúng ta hiện tại mà chỉ có thể đầu tư hoàn toàn vào đài truyền hình và phát thanh, thế nhưng điều đó cũng cho thấy rằng doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể thúc đẩy độ phủ thương hiệu trong thời kỳ suy thoái.
Bất chấp tình hình hình kinh tế đầy bất ổn, những thương hiệu trên vẫn duy trì thậm chí tăng khoản chi tiêu cho quảng cáo. Kết quả là họ nổi lên mạnh mẽ hơn, chiếm được thị phần lớn hơn trong khi các đối thủ cạnh tranh thì tụt lại phía sau. Logic đơn giản để giải thích cho việc này chính là khả năng hiển thị. Trên thị trường có ít nhà quảng cáo hơn, đồng nghĩa với việc thông điệp của họ sẽ nổi bật hơn, dẫn đến giá trị thu hồi cao hơn, đảm bảo rằng khi người tiêu dùng có khả năng chi tiêu trở lại thì họ sẽ ưu tiên cho những thương hiệu này đầu tiên.
Tuy nhiên, “trong nguy có cơ” không phải là chi tiêu một cách mù quáng trong thời kỳ suy thoái kinh tế mà chính là việc đặt ra một chiến lược rộng hơn và dài hạn hơn. Đó là sự kết hợp giữa năm bắt cơ hội, đảm bảo cân bằng giữa dòng tiền doanh nghiệp và khả năng chi trả để đầu tư cho thương hiệu trong thời gian dài. Nếu bạn đang cần tìm kiếm một chiến lược Marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, hãy liên hệ với SEONGON để được tư vấn 1-1 miễn phí.
Nắm bắt được sự thay đổi của khách hàng
Thông điệp truyền thông có hiệu quả tốt trong thời gian kinh tế ổn định sẽ không còn hiệu quả khi kinh tế trở nên khó khăn. Mặc dù bối cảnh và tình hình suy thoái kinh tế ở mỗi thời điểm khác nhau nhưng đều có một điểm chung ở hành vi của người tiêu dùng: họ ít ra ngoài hơn, thay vào đó là dành nhiều thời gian ở nhà và có xu hướng xem tivi, điện thoại, sử dụng internet nhiều hơn. Thông thường, người dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là đối với các loại hàng hóa có giá trị lớn và không quan tâm nhiều đến các thông điệp về sản phẩm đang “hot”, đang bán chạy trên thị trường.
Trong trường hợp người dùng có đủ khả năng tài chính, họ sẽ mong muốn nhiều hơn khi mua một sản phẩm. Báo cáo hành vi người 2023 trong Ebook “Thúc đẩy doanh số bán hàng mùa mua sắm cuối năm 2023” của SEONGON cho thấy người tiêu dùng đang đòi hỏi nhiều hơn trên mỗi đồng chi tiêu và có tới 3 trên 4 người cảm thấy không thoải mái khi không có trải nghiệm cá nhân hóa. Do đó, các thương hiệu nên xem xét và điều chỉnh nội dung của mình để làm nổi bật các giá trị khác như trải nghiệm cá nhân hóa, quà tặng kèm, mã giảm giá và khuyến mại phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Hãy thử nghiệm các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm khác nhau trong thương hiệu và thử nghiệm các ưu đãi hoặc ưu đãi để giúp tìm kiếm đối tượng của bạn và đánh giá mức độ sẵn sàng chi tiêu của họ. Ví dụ: trước COVID, chúng tôi thấy tỷ lệ CPO là 2:1, tuy nhiên trong thời kỳ đại dịch, tỷ lệ này đã tăng lên 4:1 do khán giả phải ở trong nhà vì giãn cách xã hội nên dành nhiều thời gian hơn trên màn hình và thay đổi thói quen chi tiêu để tập trung vào các sản phẩm liên quan đến gia đình.
Người mua sắm đang đòi hỏi nhiều hơn trên mỗi đồng chi tiêu
Đây cũng là thời điểm thích hợp để thương hiệu của bạn tương tác nhiều hơn với khán giả và tạo ra những kết nối cảm xúc có ý nghĩa với họ. Những thương hiệu thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu có xu hướng tạo ra sự liên kết sâu sắc hơn và duy trì được niềm tin lớn hơn với khách hàng trong dài hạn. Bạn có thể nghĩ tới việc tạo dựng giá trị thương hiệu, xây dựng cộng đồng hoặc kể câu chuyện thương hiệu để thu hút khách hàng mục tiêu.
Tận dụng các kênh Digital và phân tích dữ liệu
Các kênh Digital có một lợi thế rất lớn trong thời kỳ kinh tế biến động: sự linh hoạt. Như quảng cáo Google Ads, chúng ta có tăng hoặc giảm quy mô chiến dịch nhanh chóng tùy vào các đo lường có trong thời gian thực. Với lượng dữ liệu lớn, chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của từng chiến dịch, theo dõi chuyển đổi và phân tích hành vi của người tiêu dùng. Cách tiếp cận dựa trên dữ liệu này cho phép chúng ta kịp thời can thiệp vào chiến dịch quảng cáo, tinh chỉnh hợp lý để đảm bảo chất lượng và phân bổ nguồn đầu tư phù hợp cho những thứ cần thiết.
Việc quảng cáo trên các kênh Digital cũng cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu hiệu quả hơn và có cơ hội điều chỉnh các nội dung quảng cáo cho phù hợp nhất với người xem, cho dù bạn nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, hành vi hay sở thích thì vẫn có thể đảm bảo rằng thương hiệu của thông điệp sẽ đến được đúng với đối tượng phù hợp.
Bên cạnh đó, quảng cáo trực tuyến cũng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí sản xuất khá lớn, vì vậy sẽ giúp nhà quảng cáo có thêm lựa chọn, thoải mái sáng tạo và thử nghiệm để tập trung chi tiêu thương hiệu vào các phân khúc có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Sau đó sử dụng những nội dung hiệu quả để sản xuất quảng cáo trên các kênh truyền thống để tối đa hóa phản hồi.
Có một điều quan trọng nữa mà nhiều người thường không chú ý tới: nền tảng kỹ thuật số sẽ thúc đẩy người dùng tương tác. Với cách làm cũ, khi quảng cáo xuất hiện trên tivi hoặc đài radio, bảng biểu ngoài trời, người dùng sẽ chỉ tiếp nhận thông tin một chiều và không thể phản hồi lại các thông điệp quảng cáo thì nền tảng trực tuyến đã khắc phục được điều đó. Ngày nay, họ hoàn toàn có thể bày tỏ thái độ của mình trước thông điệp truyền thông của thương hiệu bằng cách bình luận, chia sẻ và bộc lộ cảm xúc qua các nút biểu cảm. Trong thời kỳ suy thoái, những phản hồi này trở nên cực kỳ quan trọng vì thương hiệu có thể đánh giá cảm xúc theo thời gian thực, thu thập phản hồi để từ đó xây dựng mối quan hệ gắn bó hơn với khách hàng của họ.
Cân đối phân bổ hợp lý
“Đừng bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ” – đây là lời khuyên bất di bất dịch trong giới đầu tư, kinh doanh và nó cũng đúng với Marketing, Truyền thông, Quảng cáo. Nếu như các nhà đầu tư được khuyên nên đa dạng hóa các danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro thì các thương hiệu cũng nên đánh giá lại các phương thức truyền thông của mình trong thời kỳ suy thoái. Bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc kết hợp giữa các kênh trực tuyến và truyền thống và kiểm tra kênh nào đang hoạt động tốt, nơi nào thường được phản hồi và tìm xem khán giả của mình đang ở đâu.
Các kênh truyền thống thường củng cố nhận thức về thương hiệu nhưng trong thời gian suy thoái, bạn nên cân nhắc việc chuyển sang chiến dịch tạo phản hồi. Bạn vẫn có thể triển khai theo cách phối hợp cả hai, nghĩa là vẫn chạy chiến dịch khác song song với việc duy trì hình ảnh thương hiệu và mục tiêu là tạo ra kết nối cảm xúc và thúc đẩy người xem thực hiện hành động sau khi xem được quảng cáo. Để thực hiện được điều này, bạn cần thay đổi chiến dịch quảng cáo và nội dung của chúng, bao gồm thiết kế, đồ họa, kích thước,…. để tạo ra sự khác biệt và thôi thúc hành động.
Ngoài ra, hãy phân tích xem đâu thực sự là kênh đang mang đến hiệu quả về doanh thu cho thương hiệu. Độ phủ thương hiệu rất cần thiết nhưng trong thời kỳ suy thoái thì kết quả kinh doanh thực tế mới là thứ mà doanh nghiệp nên ưu tiên hàng đầu. Cho dù bạn quyết định thế nào thì hãy nhớ mọi thứ sẽ đều phải bắt nguồn từ số liệu cụ thể, đừng cảm tính.
Kết
Mặc dù đây là thời gian đầy thách thức nhưng sự suy thoái của thị trường cũng có thể là cơ hội cho các thương hiệu. Điều quan trọng là duy trì tính chiến lược, linh hoạt và phải luôn lấy người tiêu dùng làm trung tâm khi đưa ra mọi quyết định. Bằng cách áp dụng sự kết hợp giữa tầm nhìn dài hạn, tính linh hoạt và phân bổ sự ưu tiên hợp lý, các thương hiệu không chỉ có thể vượt qua thời kỳ suy thoái mà còn phát triển mạnh mẽ hơn giữa tâm bão. Nếu bạn đang cần tìm một chiến lược Marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình trong mùa suy thoái, liên hệ ngay với SEONGON để được tư vấn miễn phí nhé!
Bài viết tham khảo nội dung từ Martech