I. Thông tin chung về doanh nghiệp
Doanh nghiệp X… kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế & thi công nội thất.
Trải qua 6 năm hình thành và phát triển, X… là một trong những đơn vị thi công thiết kế nội thất có tiếng tại Hồ Chí Minh, cung cấp và đáp ứng dịch vụ cho hàng ngàn dự án căn hộ, khách sạn, cao ốc văn phòng, biệt thự, nhà phố.
II. Vấn đề và mong muốn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp X… đã tự triển khai quảng cáo Google trong khoảng thời gian khá dài, áp dụng nhiều phương án tối ưu nhưng hiệu suất không đạt được như kỳ vọng, cụ thể là chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng cao kéo theo đó là số lượng chuyển đổi đơn hàng rất thấp.
Nhận ra được tiềm năng ở thị trường Google, đặc biệt là Google Shopping với ngành nội thất bán lẻ, tuy nhiên chưa tìm ra cách khai thác tối ưu. Vì vậy, Doanh nghiệp X… tìm đến SEONGON với mong muốn tối ưu chi phí quảng cáo Google, đặc biệt là Google Shopping để mở rộng tệp khách hàng tiềm năng trên Online với chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng nhỏ hơn 250.000đ.
III. Phân tích vấn đề & Giải pháp của SEONGON
1. Chiến dịch Shopping chưa được cấu trúc và phân nhóm phù hợp
Khi tiến hành nghiên cứu tài khoản quảng cáo của Doanh nghiệp X, SEONGON nhận thấy toàn bộ sản phẩm (~15400 sản phẩm) thuộc gần 30 nhóm sản phẩm khác nhau đều được gộp chung vào 1 chiến dịch duy nhất.
Việc này sẽ gây khó khăn trong việc quản lý hiệu suất chiến dịch do ngân sách không được sử dụng tối ưu với từng nhóm sản phẩm theo chiến lược cụ thể, khó kiểm soát được đâu là các nhóm/mã sản phẩm đang có hiệu suất tốt/không tốt gây khó khăn cho các quyết định tối ưu chiến dịch. Đặc biệt công tác quản lý từ offline tới online cũng gặp rào cản vì mỗi khi sản phẩm/nhóm sản phẩm hết hàng thì cần tìm kiếm & tắt/bật sản phẩm trên tài khoản quảng cáo rất thủ công, thậm chí nếu phức tạp có thể dễ dẫn tới nhầm lẫn
Phương pháp: Với kinh nghiệm triển khai & tối ưu chiến dịch Shopping trên nhiều dự án thương mại điện tử, SEONGON đã tái cấu trúc lại toàn bộ chiến dịch Shopping với tư duy phân chia chiến dịch theo các tiêu chí như sau:
– Chia theo dòng sản phẩm. Ví dụ: Bàn ăn, Tủ giày, Bàn làm việc,…
– Chia chiến dịch theo hiệu suất quảng cáo: CPA/ROAS cao/thấp
– Tách riêng chiến dịch cho các sản phẩm có lợi nhuận cao/trung bình/thấp
– Tách riêng chiến dịch cho các sản phẩm bán chạy/trung bình/thấp
Việc phân chia chiến dịch theo tiêu chí nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp ở từng giai đoạn.
Sau khi thấu hiểu mục tiêu, đặc thù kinh doanh của Doanh nghiệp X…, SEONGON đã tiến hành chia chiến dịch theo dòng sản phẩm và tách các sản phẩm có hiệu suất kém hơn ra một chiến dịch riêng biệt với chiến lược phân bổ 90% ngân sách cho nhóm ưu tiên (dòng sản phẩm chủ lực & các sản phẩm bán chạy) và 10% ngân sách còn lại cho chiến dịch bao gồm các mã sản phẩm có hiệu suất kém hơn, hoặc mã sản phẩm không ưu tiên
Các chiến dịch sau khi được tái cấu trúc lại theo đúng mục tiêu trên tài khoản quảng cáo
2. Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (Shopping Feed) chưa tối ưu
Khi tiếp cận với nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của doanh nghiệp, team SEONGON nhận thấy nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của Doanh nghiệp X… là nguồn cấp dữ liệu tự động được trích xuất trực tiếp từ trang sản phẩm trên website. Tuy nhiên trang sản phẩm chưa được tối ưu nên thông tin trên nguồn cấp dữ liệu cũng không đáp ứng tiêu chí tối ưu theo đề xuất của Google. Khó khăn hơn khi website của X… được code trên một nền tảng không thể tùy chỉnh về cấu trúc và thông tin linh hoạt nên việc chỉnh sửa trang sản phẩm không khả thi.
Phương pháp: Với các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải về nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, SEONGON đã nghiên cứu và áp dụng triển khai với các giải pháp cụ thể:
– Thay vì dùng nguồn cấp thủ công, SEONGON đã tạo nguồn cấp bổ sung và trực tiếp tối ưu trên nguồn cấp dữ liệu bổ sung này. Đặc biệt, team gắn thêm nhãn tùy chỉnh để dễ dàng tối ưu và kiểm soát hiệu suất
Gắn nhãn tùy chỉnh theo hiệu suất và dòng sản phẩm
Do khối lượng sản phẩm rất lớn (~14000 sản phẩm) nên team SEONGON đã phân bổ sản phẩm theo thứ tự ưu tiên để chỉnh sửa và tối ưu theo các tiêu chí như sau:
Tối ưu tiêu đề sản phẩm:
– Nên chứa từ khóa hotkey (từ khóa có volume lớn)
– Thêm đặc điểm màu sắc kích thước
– Tối đa 150 ký tự, ưu tiên 70 lý tự đầu chứa hotkey, đặc tính sản phẩm nổi bật
– Không nên thêm các văn bản như miễn phí vận chuyển, giá ưu đãi, ngày giảm giá,…
– Tránh viết hoa tiêu đề sản phẩm
– Cấu trúc tối ưu: Loại sản phẩm + Kích thước + Màu sắc + Tính năng + Thương hiệu
Ví dụ mẫu tối ưu tiêu đề sản phẩm:
- Kệ tivi hiện đại thiết kế tiện dụng bằng gỗ KTV-14
- Tủ giày có móc treo đồ 4 cánh gỗ công nghiệp KG-06
Tối ưu hình ảnh sản phẩm:
– Không chứa lớp phủ văn bản
– Hình ảnh tập trung vào sản phẩm cần quảng cáo, hạn chế tối đa các phối cảnh phụ
– Hình ảnh đúng với Tiêu đề sản phẩm (màu sắc, số lượng, đặc điểm,…)
3. Xuất hiện nhiều từ khoá rác
Khi nghiên cứu tài khoản quảng cáo của khách hàng, team SEONGON nhận thấy trên tài khoản xuất hiện rất nhiều từ khoá rác và chưa được phủ định cũng như chưa có phương án xử lý gây lãng phí rất nhiều ngân sách.
Phương pháp: Team đã tiến hành nghiên cứu bộ từ khóa phủ định (dựa trên công cụ nghiên cứu từ khoá & dữ liệu lịch sử từ tài khoản) để bổ sung vào tài khoản. Quảng cáo Google Shopping hiển thị dựa trên việc bắt các từ khóa trong tiêu đề và mô tả sản phẩm. Do đó, phần tiêu đề và mô tả chỉ đưa lên các thông tin cần thiết (như cấu trúc đã hướng dẫn phần 2). Trường hợp, từ khoá rác vẫn quá nhiều thì nội dung mô tả cũng chỉ nên để giống như tiêu đề.
Tuy nhiên, cho dù có tối ưu tốt cỡ nào thì từ khoá rác vẫn luôn xuất hiện. Vì vậy, team SEONGON đã đặt lịch để phủ định từ khoá thường xuyên trong thời gian đầu. Càng về sau, các truy vấn tìm kiếm của tài khoản sẽ càng chất lượng và không cần phủ định nhiều nữa.
4. Đề xuất tối ưu thêm từ SEONGON
Để phát huy tối đa hiệu suất của quảng cáo Google Shopping, team SEONGON triển khai song song với chiến dịch Dynamic Remarketing để tiếp thị lại các khách hàng bằng chính nguồn cấp sản phẩm nhằm cá nhân hoá thông tin tiếp cận lại. Đồng thời cài đặt tệp khách hàng vào web nhỏ 3s để loại bỏ được tệp đối tượng không tiềm năng.
Ngoài ra, team chỉ cài đặt chuyển đổi chính với các hành động có giá trị với Doanh nghiệp X… như: zalo, hotline và đặt hàng thành công. Đồng thời đưa hành động nhắn tin Facebook về chuyển đổi phụ để theo dõi vì dữ liệu lịch sử cho thấy hành động này không mang nhiều giá trị và tỷ lệ ảo khá cao.
IV. Kết quả
Chỉ sau 1 tháng triển khai, Tài khoản quảng cáo đã nâng ngân sách lên 150% với chi phí trên mỗi chuyển đổi khách hàng tiềm năng < 200.000đ (Vượt 20% so với kỳ vọng so với mục tiêu ban đầu). Đặc biệt chất lượng chuyển đổi được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ qualify lead đạt 66% (thời gian trước chỉ đạt ~34%)
Kết quả chi phí trên mỗi chuyển đổi của tài khoản sau 1 tháng triển khai
Thống kê chuyển đổi thực tế so với chuyển đổi trên tài khoản quảng cáo sau 1 tháng
Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ ràng tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng Google Shopping trong chiến lược quảng cáo cho ngành nội thất bán lẻ. Qua sự kết hợp giữa cấu trúc tài khoản chính xác, tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, và kết hợp hình thức quảng cáo phù hợp, dự án của chúng tôi đã chứng minh được khả năng tối ưu chi phí quảng cáo và tăng cường hiệu suất bán hàng.
Nếu bạn đang tìm một đơn vị chạy quảng cáo hiệu quả, tăng hiệu quả kinh doanh thông qua quảng cáo Google, bạn có thể tìm đến chúng tôi, SEONGON tự tin là chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam, đảm bảo từng đồng chi tiêu quảng cáo của bạn được sử dụng hợp lý và hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng hơn nhé.