Knowledge Graph là gì? Cách tạo Knowledge Graph cho website nâng cao uy tín và thứ hạng doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết

Knowledge Graph là một thuật ngữ còn xa lạ với nhiều người làm SEO. Nếu bạn cũng đang chưa rõ về nó, bạn đã bỏ lỡ một giải pháp hiệu quả để tạo ra kết quả ấn tượng trong dự án SEO của mình. Vậy Knowledge Graph là gì? Nó giúp ích gì cho việc nâng cao uy tín và thứ hạng website? SEONGON sẽ giải đáp chi tiết ở bài viết này.

1. Knowledge Graph là gì?

Knowledge Graph được dịch nghĩa là sơ đồ tri thức. Nó là một cấu trúc dữ liệu được sử dụng để tổ chức và hiển thị các mối quan hệ giữa các thực thể (entity) trong thế giới thực. Nó giúp máy tính hiểu được cách các đối tượng, sự kiện và khái niệm liên kết với nhau, tạo ra một “lưới tri thức” với các thực thể và các mối quan hệ giữa chúng.

Giải đáp Knowledge Graph là gì
Giải đáp Knowledge Graph là gì

Một Knowledge Graph có thể bao gồm các đối tượng như con người, địa điểm, tổ chức, sự kiện, sản phẩm, và các mối quan hệ giữa chúng như “làm việc cho”, “thuộc về”, “nằm ở”, “tổ chức bởi”, v.v.

Ví dụ:

  • Thực thể: Albert Einstein, Người đoạt giải Nobel, Vật lý học
  • Mối quan hệ: “Albert Einstein” -> “đoạt giải” -> “Giải Nobel Vật lý”
  • Thực thể: Giải Nobel Vật lý, Albert Einstein
  • Mối quan hệ: “Giải Nobel Vật lý” -> “tổ chức bởi” -> “Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển”

Trong trường hợp này, một knowledge graph sẽ giúp hệ thống biết rằng Albert Einstein là một người đoạt giải Nobel Vật lý và Giải Nobel Vật lý được tổ chức bởi Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển.

Công nghệ này có ứng dụng rộng rãi trong tìm kiếm thông minh (như Google Knowledge Graph), trợ lý ảo, hệ thống đề xuất, và các ứng dụng AI khác.

2. Ưu điểm nổi bật của Knowledge Graph trên công cụ tìm kiếm

Nếu người làm SEO mà không hiểu rõ về ưu điểm của Knowledge Graph là gì, bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội để nâng cao kết quả SEO của mình. Dưới đây là 5 ưu điểm đáng chú ý của Knowledge Graph trên công cụ tìm kiếm.

Knowledge Graph có nhiều ưu điểm trên công cụ tìm kiếm
Knowledge Graph có nhiều ưu điểm trên công cụ tìm kiếm

2.1. Hiểu sâu hơn về ý định tìm kiếm

Với Knowledge Graph, công cụ tìm kiếm có thể hiểu sâu hơn về ý định của người dùng về ngữ cảnh, thậm chí là các truy vấn phức tạp. Từ đó, kết quả tìm kiếm sẽ chính xác hơn, đúng nghĩa và ngữ cảnh. Người dùng có được câu trả lời họ mong muốn.

  • Truy vấn phức tạp: Knowledge Graph giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được những truy vấn phức tạp, bao gồm nhiều từ khóa và mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ, khi bạn tìm kiếm “phim hay nhất về siêu anh hùng năm 2024”, Knowledge Graph sẽ hiểu rõ bạn đang tìm gì và đưa ra kết quả chính xác hơn.
  • Ngữ cảnh: Knowledge Graph có khả năng hiểu ngữ cảnh của một từ khóa, giúp phân biệt các nghĩa khác nhau của cùng một từ. Ví dụ, “Apple” có thể là một loại trái cây hoặc một công ty công nghệ, Knowledge Graph sẽ xác định đúng nghĩa dựa trên ngữ cảnh.

2.2. Cung cấp kết quả tìm kiếm phong phú

Sơ đồ tri thức đem tới sự phong phú cho kết quả tìm kiếm, nhờ vậy, người dùng có thể nhận được nhiều hơn những gì họ kỳ vọng. Nhờ đó, họ có thể tiếp cận thông tin một cách trực quan và toàn diện trong thời gian ngắn.

  • Thông tin bổ sung: Knowledge Graph hiển thị các thông tin bổ sung như bảng kiến thức, hộp thông tin, giúp người dùng tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và trực quan.
  • Kết quả đa dạng: Ngoài các liên kết đến trang web, Knowledge Graph còn hiển thị các kết quả khác như hình ảnh, video, bản đồ, giúp người dùng có cái nhìn toàn diện hơn về chủ đề tìm kiếm.
Nhờ Knowledge Graph, người dùng sở hữu các kết quả tìm kiếm phong phú hơn
Nhờ Knowledge Graph, người dùng sở hữu các kết quả tìm kiếm phong phú hơn

2.3. Tăng cường trải nghiệm người dùng

Người tìm kiếm được nâng cao trải nghiệm khi có Knowledge Graph. Vậy trải nghiệm được nâng cao của người dùng với Knowledge Graph là gì? Đó là sự tìm kiếm nhanh chóng, kết quả liên quan và tương tác tự nhiên. Cụ thể:

  • Tìm kiếm nhanh chóng: Knowledge Graph giúp người dùng tìm thấy thông tin cần thiết trong thời gian ngắn.
  • Kết quả liên quan: Các kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa dựa trên lịch sử người dùng tìm kiếm và sở thích của họ.
  • Tương tác tự nhiên: Knowledge Graph hỗ trợ các tương tác tự nhiên hơn với máy tính, ví dụ như đặt câu hỏi bằng ngôn ngữ hàng ngày.

2.4. Đẩy mạnh SEO

Knowledge Graph là một công cụ hiệu quả giúp SEOer đẩy mạnh dự án SEO của mình, để đạt kết quả tốt, hiển thị tới nhiều người dùng.

  • Hiển thị thông tin phong phú: Các thông tin từ Knowledge Graph được hiển thị trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm, giúp tăng khả năng hiển thị của website.
  • Cải thiện thứ hạng: Một Knowledge Graph được tối ưu hóa tốt sẽ giúp trang web có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Knowledge Graph giúp đẩy mạnh kết quả SEO
Knowledge Graph giúp đẩy mạnh kết quả SEO

3. Cách hoạt động của Knowledge Graph

Để sử dụng Knowledge Graph hiệu quả, người làm SEO phải hiểu rõ được cách hoạt động của nó. Vậy các bước hoạt động của Knowledge Graph là gì? Nó bao gồm 5 bước.

Bước 1: Thu thập và tổng hợp dữ liệu

  • Knowledge Graph thu thập dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ sách vở, bài báo đến các cơ sở dữ liệu trực tuyến.
  • Điều này có nghĩa là dữ liệu có thể đến từ nhiều nguồn và có hình thức khác nhau, nhưng nó được kết hợp trong một biểu đồ tri thức thống nhất. Các lược đồ (schema), danh tính (identity), và ngữ cảnh (context) phối hợp để cung cấp cấu trúc cho dữ liệu này.

Bước 2: Cấu trúc hoá dữ liệu

  • Lược đồ: Các lược đồ (schemas) cung cấp một khuôn khổ chung để tổ chức dữ liệu, xác định các loại thực thể và mối quan hệ giữa chúng.
  • Danh tính: Mỗi thực thể (ví dụ: một người, một địa điểm, một sự kiện) được gán một danh tính duy nhất để phân biệt.
  • Ngữ cảnh: Ngữ cảnh giúp xác định ý nghĩa của một từ hoặc cụm từ trong một bối cảnh cụ thể. Ví dụ, từ “chuột” có thể là một loài động vật hoặc một thiết bị điện tử, tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Cấu trúc dữ liệu là bước thứ hai trong hoạt động của Knowledge Graph
Cấu trúc dữ liệu là bước thứ hai trong hoạt động của Knowledge Graph

Bước 3: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)

  • Làm giàu ngữ nghĩa: NLP được sử dụng để hiểu ý nghĩa của văn bản, xác định các thực thể, thuộc tính và mối quan hệ giữa chúng.
  • Xây dựng đồ thị: Các thông tin được trích xuất từ văn bản được sử dụng để xây dựng một đồ thị, trong đó các thực thể là các nút và các mối quan hệ là các cạnh.

Bước 4: Tổng hợp và xây dựng kiến thức mới

  • Tổng hợp thông tin: Knowledge Graph so sánh và tích hợp thông tin từ các nguồn khác nhau để tạo ra một bức tranh toàn diện về thế giới thực.
  • Tạo kiến thức mới: Bằng cách kết nối các điểm dữ liệu khác nhau, Knowledge Graph có thể khám phá ra những mối quan hệ mới và tạo ra kiến thức mới.

4. Các loại Knowledge Graph trên Google

Trên Google, những loại thường gặp của Knowledge Graph là gì? Dưới đây là 6 loại Google Knowledge Graph SEO quen thuộc: Người, tổ chức, địa điểm, sự kiện, các khái niệm, các sản phẩm.

4.1. Knowledge Graph về người

  • Người nổi tiếng: Diễn viên, ca sĩ, nhà khoa học, chính trị gia, vận động viên,…
  • Nhân vật lịch sử: Các nhân vật có ảnh hưởng trong quá khứ.
  • Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội: Blogger, YouTuber, influencer,…
Minh hoạ Knowledge Graph cho Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ
Minh hoạ Knowledge Graph cho Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ

4.2. Knowledge Graph về tổ chức

  • Doanh nghiệp: Các công ty lớn nhỏ, tổ chức phi lợi nhuận.
  • Tổ chức chính phủ: Những cơ quan nhà nước.
  • Trường học, đại học: Những cơ sở giáo dục.
Minh hoạ Knowledge Graph cho Trường đại học Ngoại Thương
Minh hoạ Knowledge Graph cho Trường đại học Ngoại Thương

4.3. Knowledge Graph về địa điểm

  • Địa điểm nổi tiếng: Các thành phố, quốc gia, địa danh du lịch.
  • Địa điểm kinh doanh: Khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu,…
  • Địa chỉ cụ thể: Tòa nhà, đường phố.
Minh hoạ Knowledge Graph về thành phố Hà Nội
Minh hoạ Knowledge Graph về thành phố Hà Nội

4.4. Knowledge Graph về sự kiện

  • Sự kiện lịch sử: Những sự kiện quá khứ quan trọng.
  • Sự kiện hiện tại: Các sự kiện đang diễn ra.
  • Sự kiện thể thao: Những trận đấu, giải đấu.
Minh hoạ Knowledge Graph cho sự kiện Miss Universe 2024
Minh hoạ Knowledge Graph cho sự kiện Miss Universe 2024

4.5. Knowledge Graph về các khái niệm

  • Khái niệm khoa học: Các khái niệm trong các lĩnh vực khoa học như vật lý, hóa học, sinh học.
  • Khái niệm xã hội: Các khái niệm về văn hóa, xã hội.
Minh hoạ Knowledge Graph cho khái niệm “di sản văn hoá phi vật thể”
Minh hoạ Knowledge Graph cho khái niệm “di sản văn hoá phi vật thể”

4.6. Knowledge Graph về các sản phẩm

  • Sản phẩm tiêu dùng: Điện thoại, máy tính, ô tô,…
  • Sản phẩm dịch vụ: Vé tàu, máy bay, dịch vụ du lịch,…
Minh hoạ Knowledge Graph cho vé Vinwonder Nha Trang
Minh hoạ Knowledge Graph cho vé Vinwonder Nha Trang

5. Knowledge Graph có ảnh hưởng tới SEO như thế nào?

SEOer nên nắm rõ được cách Knowledge Graph ảnh hưởng đến SEO là gì để có thể vận dụng vào dự án và chiến lược cụ thể.

5.1. Tăng khả năng xuất hiện trong Knowledge Panel

Tác động đầu tiên của Knowledge Graph chính là tăng khả năng website hiển thị trong Knowledge Panel của Google.

Website sẽ có khả năng hiển thị trong Knowledge Paner khi tối ưu Knowledge Graph
Website sẽ có khả năng hiển thị trong Knowledge Paner khi tối ưu Knowledge Graph
  • Knowledge Panel là phần thông tin xuất hiện bên phải của trang kết quả tìm kiếm Google khi người dùng tìm kiếm các chủ đề phổ biến, như doanh nghiệp, người nổi tiếng, địa danh, sự kiện.
  • Khi một doanh nghiệp hoặc thương hiệu xuất hiện trong Knowledge Panel, họ có cơ hội nổi bật hơn so với các kết quả tìm kiếm khác, tăng độ tin cậy và cải thiện tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

5.2. Cơ hội xuất hiện ở Top 0

Trang web của bạn có thể hiện thị ở Featured Snippets (Top 0) khi người dùng tìm kiếm từ khoá nhờ Knowledge Graph.

Minh hoạ Featured Snippets
Minh hoạ Featured Snippets
  • Featured Snippets (Đoạn trích nổi bật): Là câu trả lời ngắn gọn ở đầu trang kết quả, thường ở vị trí 0. Đây là tóm tắt từ một trang web mà Google cho là hữu ích nhất cho truy vấn của người dùng.
  • Khi bạn tối ưu Knowledge Graph, Google có thể đề xuất bạn xuất hiện ở vị trí này.

5.3. Hiển thị thông tin chi tiết, thu hút người xem

Tác động đến hiển thị thông tin của Knowledge Graph là gì? Đó chính là việc bổ sung thêm thông tin.

  • Rich snippets: Knowledge Graph cho phép hiển thị các thông tin bổ sung trực tiếp trong kết quả tìm kiếm, như địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc, đánh giá,… Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần mà không cần phải truy cập vào website.
  • Khi bạn tối ưu Knowledge Graph, Google có thể cho xuất hiện những thông tin này.
Knowledge Graph giúp hiển thị thêm thông tin cho tìm kiếm “rank math suite”
Knowledge Graph giúp hiển thị thêm thông tin cho tìm kiếm “rank math suite”

5.4. Tăng uy tín và nhận diện thương hiệu

Khi doanh nghiệp hoặc cá nhân xuất hiện trong Knowledge Graph, đặc biệt là Knowledge Panel, nó tạo dựng uy tín với người dùng vì Google đã công nhận và trích xuất thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.

  • Điều này giúp xây dựng niềm tin của người dùng vào thương hiệu và tăng sự nhận diện thương hiệu trong kết quả tìm kiếm.
  • Sự uy tín là yếu tố cần chú trọng để thăng hạng cho website khi SEO. Vì vậy, sự ảnh hưởng của Knowledge Graph với SEO là rất lớn, góp phần giúp thứ hạng từ khoá được nâng cao, đạt mục tiêu SEO.
Tối ưu Knowledge Graph giúp tăng uy tín và nhận diện thương hiệu 
Tối ưu Knowledge Graph giúp tăng uy tín và nhận diện thương hiệu

5.5. Tăng cơ hội xuất hiện trong tìm kiếm bằng giọng nói

Các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói thường là các câu hỏi cụ thể. Sơ đồ tri thức giúp Google cung cấp các câu trả lời ngắn gọn và chính xác cho các câu hỏi này. Nếu nội dung của bạn được tối ưu hóa tốt và Google hiểu rõ thực thể của bạn, bạn có thể có cơ hội xuất hiện trong câu trả lời của Google Assistant hoặc các thiết bị tìm kiếm bằng giọng nói.

Với sơ đồ tri thức, nội dung website có thể hiển thị trong tìm kiếm giọng nói
Với sơ đồ tri thức, nội dung website có thể hiển thị trong tìm kiếm giọng nói

5.6. Tối ưu hóa cho tìm kiếm ngữ nghĩa và các truy vấn có ngữ cảnh

Knowledge Graph hỗ trợ tìm kiếm ngữ nghĩa, giúp Google hiểu ngữ cảnh và ý nghĩa thực sự của các truy vấn. Khi tối ưu hóa nội dung theo các thực thể và ngữ cảnh, bạn tăng cơ hội được hiển thị cho các truy vấn có liên quan.

Ví dụ: Nếu Google hiểu rõ trang của bạn chuyên về các chủ đề như thiết bị nhà thông minh, nó sẽ hiển thị nội dung của bạn khi người dùng tìm kiếm các truy vấn như “thiết bị nhà thông minh cho phòng khách.”

Google hiển thị trang OLLI khi tìm kiếm “thiết bị nhà thông minh cho phòng khách”
Google hiển thị trang OLLI khi tìm kiếm “thiết bị nhà thông minh cho phòng khách”

5.7. Tăng tỷ lệ click-through rate (CTR)

Cách tăng CTR nhờ Knowledge Graph là gì? Khi tối ưu Knowledge Graph hiệu quả, CTR của website sẽ tăng lên nhờ vào việc kết quả tìm kiếm hấp dẫn, người dùng có trải nghiệm tốt hơn.

  • Kết quả hấp dẫn: Các kết quả tìm kiếm với sơ đồ tri thức thường hấp dẫn hơn, thu hút người dùng click vào nhiều hơn.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Khi người dùng tìm thấy thông tin họ cần một cách nhanh chóng và dễ dàng, họ có nhiều khả năng sẽ click vào website của bạn.
CTR của website được cải thiện nhờ tối ưu Knowledge Graph hiệu quả
CTR của website được cải thiện nhờ tối ưu Knowledge Graph hiệu quả

6. Cách tạo Knowledge Graph cho website chuyên nghiệp

Bạn đã hiểu rõ về sự ảnh hưởng của Knowledge Graph với SEO, tuy nhiên, bạn không biết làm cách nào để tạo sơ đồ tri thức cho trang web một cách hiệu quả, chuyên nghiệp. Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia SEONGON giúp bạn tạo Knowledge Graph nhanh chóng và đạt kết quả cao.

6.1. Nghiên cứu và xác minh thông tin

Bước đầu tiên để tạo sơ đồ tri thức là gì? Đó chính là nghiên cứu và xác minh thông tin.

  • Xác định thực thể: Xác định rõ ràng những gì bạn muốn đưa vào sơ đồ tri thức (ví dụ: doanh nghiệp, sản phẩm, sự kiện).
  • Thu thập dữ liệu: Chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết như số điện thoại, địa chỉ, họ tên, mô tả, hình ảnh,…
  • Lựa chọn loại dữ liệu có cấu trúc: Chọn các loại dữ liệu có cấu trúc phù hợp với thông tin bạn muốn truyền tải (ví dụ: Schema.org).
Nên sử dụng dữ liệu có cấu trúc tại Schema khi tạo Knowledge Graph
Nên sử dụng dữ liệu có cấu trúc tại Schema khi tạo Knowledge Graph

Thêm dữ liệu có cấu trúc vào website:

  • Sử dụng thẻ Schema.org: Thêm các thẻ Schema.org vào code HTML của website để đánh dấu các phần tử như tên, địa chỉ, mô tả,…
  • Kiểm tra dữ liệu: Sử dụng công cụ Structured Data Testing Tool của Google để kiểm tra xem dữ liệu có cấu trúc đã được thêm vào đúng cách chưa.

Ví dụ về 1 đoạn code Schema.org:

HTML

<script type=”application/ld+json”>

{

  “@context”: “http://schema.org”,

  “@type”: “LocalBusiness”,

  “name”: “Công ty TNHH ABC”,

  “address”: {

    “@type”: “PostalAddress”,

    “streetAddress”: “123 Đường Láng”,

    “addressLocality”: “Hà Nội”,

    “postalCode”: “100000”

  },

  “telephone”: “+84 123 456 789”

}

</script>

Giải thích: Đoạn code đó là một “thẻ thông tin” mà bạn thêm vào trang web để giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn. Nó giống như một tấm danh thiếp điện tử, cung cấp các thông tin cơ bản như:

  • Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH ABC
  • Địa chỉ: 123 Đường Láng, Hà Nội
  • Số điện thoại: +84 123 456 789

6.2. Xây dựng hồ sơ trên Google My Business

Bước tiếp theo trong quy trình tạo sơ đồ tri thức hiệu quả chính là xây dựng hồ sơ trên Google My Business.

  • Tạo hồ sơ: Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương, hãy tạo và xác minh hồ sơ trên Google My Business.
  • Điền đầy đủ thông tin: Cập nhật đầy đủ thông tin về doanh nghiệp theo yêu cầu như tên doanh nghiệp, địa chỉ hoạt động, số điện thoại, giờ mở cửa,…
  • Thêm hình ảnh: Thêm hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của bạn ở định dạng chất lượng cao.

Nếu vẫn chưa rõ cách tạo hồ sơ, bạn có thể xem hướng dẫn xây dựng Google My Business của SEONGON.

6.3. Tạo một mục trên Wikidata.org

Wiki luôn là nguồn tổng hợp thông tin hữu ích trong Knowledge Panel của Google. Do đó, để có thể tăng cơ hội xuất hiện ở Knowledge Panel, bạn cần có sự kết nối giữa Wiki và trang web.

Kết nối giữa Wiki và trang web là điều cần thực hiện khi tạo Knowledge Graph
Kết nối giữa Wiki và trang web là điều cần thực hiện khi tạo Knowledge Graph

Cách thực hiện tạo liên kết này khi tạo sơ đồ tri thức là gì? Bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Kiểm tra xem đã có mục về doanh nghiệp của bạn chưa.
  • Tạo mục mới: Nếu chưa có, tạo một mục mới trên Wiki bằng cách đăng tải các thông tin chuẩn xác một cách chi tiết.
  • Liên kết với website: Liên kết mục Wikidata với website của bạn để tạo sự kết nối.

6.4. Tối ưu hóa website

Một bước không thể bỏ qua để tạo sơ đồ tri thức hiệu quả cho trang web chính là tối ưu hoá website về nội dung, cấu trúc, tốc độ tải trang.

  • Nội dung chất lượng: Tạo nội dung hữu ích, độc đáo và có sự liên quan tới từ khóa mục tiêu.
  • Cấu trúc website thể hiện rõ ràng: Bằng cách sử dụng các thẻ tiêu đề, mô tả meta một cách hợp lý.
  • Tốc độ tải trang: Đưa ra các giải pháp để tốc độ tải trang được tối ưu xuống thấp.

7. Câu hỏi thường gặp về Knowledge Graph

Dưới đây là các câu hỏi về Knowledge Graph được nhiều SEOer quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ này do SEONGON tổng hợp.

Câu hỏi về Knowledge Graph được nhiều SEOer quan tâm
Câu hỏi về Knowledge Graph được nhiều SEOer quan tâm

7.1. Sơ đồ tri thức là gì và hoạt động như thế nào?

Trả lời: Knowledge Graph là một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về thực thể (như con người, địa điểm, sự kiện) và mối quan hệ giữa chúng. Nó hoạt động bằng cách tổng hợp và sắp xếp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp Google hiểu rõ hơn ngữ cảnh và cung cấp thông tin chính xác cho các truy vấn của người dùng.

7.2. Làm thế nào để một doanh nghiệp có thể xuất hiện trong Knowledge Panel của Google?

Trả lời: Doanh nghiệp có thể xuất hiện trong Knowledge Panel bằng cách đảm bảo rằng thông tin của mình được liệt kê chính xác trên các trang uy tín như Google My Business, Wikidata, Wikipedia, và sử dụng dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup) trên website.

7.3. Google lấy thông tin cho sơ đồ tri thức từ đâu?

Trả lời: Google thu thập thông tin cho Knowledge Graph từ các nguồn uy tín như Wikipedia, Wikidata, Google My Business, các trang web chính thức của doanh nghiệp, và dữ liệu có cấu trúc được đánh dấu trên các website.

7.4. Tại sao có nhiều thực thể giống nhau nhưng chỉ một số ít được hiển thị trên sơ đồ tri thức?

Trả lời: Google chỉ hiển thị Knowledge Panel cho các thực thể được xác minh hoặc có nhiều thông tin trên các nguồn uy tín và liên kết mạnh mẽ, như Google My Business, Wikidata, hoặc Wikipedia.

7.5. Sự khác biệt giữa Knowledge Panel và sơ đồ tri thức là gì?

Trả lời: Knowledge Graph là cơ sở dữ liệu về thực thể và mối quan hệ giữa chúng. Knowledge Panel là một bảng thông tin xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, lấy dữ liệu từ Knowledge Graph để hiển thị thông tin về thực thể cụ thể mà người dùng đang tìm kiếm.

Trên đây là từ A đến Z thông tin về Knowled Graph là gì mà người làm SEO cần nắm để tạo nên kết quả SEO tốt hơn cho website của mình. Mong rằng dựa trên bài viết, bạn có thể nắm vững các loại sơ đồ tri thức, sử dụng chúng thành thạo và tạo ra sơ đồ tri thức hiệu quả. Nếu bạn không có đủ nhân sự kỹ thuật để tạo Knowledge Graph, dịch vụ SEO của SEONGON sẽ giúp bạn, không chỉ cho Knowledge Graph, mà còn tối ưu toàn diện website chuẩn SEO.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN