Kênh truyền thông là gì? 10 kênh truyền thông Marketing dành cho mọi doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết

Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, kênh truyền thông hiện nay được phân loại theo hình thức truyền thống và trực tuyến với những đặc điểm khác nhau về cách thức tiếp cận công chúng, chi phí cho chiến dịch cũng như ưu nhược điểm của từng kênh. Trong bài viết này, SEONGON sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn 10 kênh truyền thông Marketing được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. 

1. Kênh truyền thông là gì? 

Kênh truyền thông có thể được hiểu đơn giản là phương tiện truyền dẫn thông tin đến người nhận. Đây cũng là phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với họ. 

Kênh truyền thông bao gồm kênh truyền thống và kênh trực tuyến
Kênh truyền thông bao gồm kênh truyền thống và kênh trực tuyến

2. Phân loại kênh truyền thông offline và online 

Các kênh truyền thông được phân thành hai loại chủ yếu là truyền thống và trực tuyến. Hai kênh truyền thông này có cách thức hoạt động, điểm mạnh và những điểm hạn chế khác nhau.

2.1. Kênh truyền thông offline (truyền thống)

Kênh truyền thông offline hay còn gọi là kênh truyền thông truyền thống là những phương tiện truyền tải thông điệp thông qua các phương tiện vật lý như billboard, tạp chí, tờ rơi, phát thanh, tivi,… và không cần đòi hỏi sự hiện diện của Internet. 

Kênh truyền thông offline có ưu điểm là đáng tin cậy nhưng đòi hỏi chi phí cao
Kênh truyền thông offline có ưu điểm là đáng tin cậy nhưng đòi hỏi chi phí cao
  • Ưu điểm:
    • Được xem là một nguồn thông tin đáng tin cậy, giúp nâng cao hình ảnh của thương hiệu. 
    • Phù hợp với mọi đối tượng người dùng, ngay cả đối với người không thường xuyên sử dụng Internet. 
    • Khả năng phủ sóng rộng thông qua truyền hình hay những tấm áp phích trên đường phố. 
    • Tăng sự hiểu biết cũng như duy trì trí nhớ của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ/thông điệp bằng cách tạo ra trải nghiệm giác quan thực tế. 
  • Nhược điểm:
    • Chi phí từ lớn đến rất lớn. 
    • Thiếu sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng.
    • Khó thu thập số liệu, phân tích và đo lường hiệu quả truyền thông, dẫn đến không định hình được tệp khách hàng mục tiêu. 
    • Khó chỉnh sửa, thay đổi nội dung đã sản xuất.
  • Ví dụ:
    • Quảng cáo truyền hình: Quảng cáo được xen kẽ giữa các chương trình, phim. Chẳng hạn như Techcombank, thương hiệu Búp Non Tea 365 Masan đã ghi dấu ấn đậm nét bằng cách xuất hiện trên VTV3 trong thời lượng của chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.
Quảng cáo của Techcombank trong khung giờ chiếu chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Quảng cáo của Techcombank trong khung giờ chiếu chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

2.2. Kênh truyền thông online (trực tuyến)

Khác với các kênh truyền thông offline, kênh truyền thông trực tuyến sử dụng Internet cũng như dữ liệu lớn để truyền tải thông điệp đến khách hàng. Các kênh truyền thông online phổ biến hiện nay có thể kể đến là mạng xã hội, Website, Email Marketing,…

Kênh truyền thông trực tuyến liên quan mật thiết đến Internet và sự phát triển của các thiết bị điện tử 
Kênh truyền thông trực tuyến liên quan mật thiết đến Internet và sự phát triển của các thiết bị điện tử

Ưu điểm:

  • Tối thiểu hóa chi phí so với các kênh truyền thông offline. 
  • Dễ dàng tiếp cận người dùng Internet với quy mô trên toàn cầu thông qua các thiết bị điện tử. 
  • Có khả năng cá nhân hóa thông điệp đến từng đối tượng khách hàng, tạo ra tương tác hai chiều với họ từ đó xây dựng lòng tin, dẫn đến quyết định mua hàng cũng như duy trì lòng trung thành của khách hàng.
  • Dễ dàng thu thập và phân tích số liệu, đo lường hiệu quả của các chiến dịch truyền thông từ đó đưa ra các phương án cải thiện, thay đổi phù hợp.  
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn vì nội dung, thông điệp được đăng tải có thể được xem bất cứ lúc nào người dùng muốn. 

Nhược điểm:

  • Canh tranh cao, đòi hỏi người làm truyền thông phải cập nhật, thay đổi nội dung trong từng giây. 
  • Khối lượng thông tin quá lớn và liên tục có thể gây khó chịu cho khách hàng, khiến họ bỏ qua thậm chí báo cáo xấu về thông tin. 
  • Thông tin truyền thông có thể bị tam sao thất bản, gây hiểu nhầm hoặc mất lòng tin. 
  • Độ lan truyền quá nhanh có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông đối nếu chiến dịch không được lòng công chúng. 

Ví dụ: 

  • Website: Trang web chính thức – nơi doanh nghiệp có thể truyền tải đến khách hàng sứ mệnh, tầm nhìn, câu chuyện thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của mình. 
Các doanh nghiệp sử dụng Website như một kênh truyền thông uy tín 
Các doanh nghiệp sử dụng Website như một kênh truyền thông uy tín
  • Email marketing: Hình thức gửi email quảng cáo, bản tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng thông qua dữ liệu lớn. 
Doanh nghiệp gửi Email Marketing để tiếp cận với khách hàng
Doanh nghiệp gửi Email Marketing để tiếp cận với khách hàng

Dưới đây là bảng so sánh kênh truyền thông online và offline: 

Tiêu chí Kênh truyền thông Online Kênh truyền thông Offline
Khả năng đo lường Dễ dàng, nhanh chóng đầy đủ các số liệu cụ thể để phân tích hiệu quả chiến dịch.  Khó thu thập số liệu cụ thể cũng như đo lường chính xác hiệu quả. 
Phạm vi tiếp cận Toàn cầu.  Giới hạn khu vực, trong đó quy mô lớn nhất là trong nước (đối với các chiến dịch lớn) 
Tương tác Tương tác hai chiều.  Tương tác một chiều. 
Chi phí Thường không quá cao và có thể tùy chỉnh.  Thường cao và cố định.

3. Các kênh truyền thông Marketing phổ biến hiện nay

Trong lĩnh vực Marketing hiện nay, các kênh truyền thông được sử dụng vô cùng đa dạng, có thể được chia thành ba nhóm chính: Owned Media, Paid Media và Earned Media.

3.1. Owned Media (Truyền thông sở hữu) 

Owned Media là kênh truyền thông trực tuyến do doanh nghiệp sở hữu và có toàn quyền kiểm soát, chẳng hạn như mạng xã hội, trang web, blog, email marketing và các ứng dụng.  

3.1.1. Mạng Xã Hội (Social Media)

Mạng xã hội được biết đến là nền tảng truyền thông trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê trên Statista, tính đến tháng 10.2024, có đến 5.22 tỷ người, chiếm 67,5% dân số thế giới đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy mỗi người dành trung bình 143 phút/ngày để lướt mạng xã hội. 

Mạng xã hội là kênh truyền thông trực tuyến tiếp cận với hàng tỷ người dùng trên toàn cầu
Mạng xã hội là kênh truyền thông trực tuyến tiếp cận với hàng tỷ người dùng trên toàn cầu

Kênh truyền thông này cho phép người dùng chia sẻ thông tin, tương tác cũng như xây dựng các cộng đồng có chung mối quan tâm. Nhờ tính chất này, những mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube, Instagram, Linkedin, Pinterest, Zalo,… được các doanh nghiệp tận dụng triệt để trong các chiến dịch quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình đến người dùng. 

Ưu điểm:

  • Phạm vi tiếp cận rộng: Mạng xã hội có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận đến hàng tỷ người thông qua một bài post, một hình ảnh, một dòng trạng thái hay một video. 
  • Chi phí thấp và linh hoạt: Chi phí cho một lượt nhấp chuột trung bình (Cost Per Click) trên các nền tảng mạng xã hội thường dao động trong khoảng từ 5.000 VNĐ 7.000 VNĐ. Doanh nghiệp có thể tự cân đối và điều chỉnh mức phí theo khả năng, nhu cầu của mình. 
  • Tối ưu khả năng tương tác: Đối với kênh truyền thông mạng xã hội, công chúng và doanh nghiệp dễ dàng tương tác với nhau thông qua không gian trực tuyến. Việc kết nối qua lại sẽ giúp tăng độ thảo luận về thương hiệu trên mạng xã hội, từ đó tăng khả năng nhận diện và được ghi nhớ cho thương hiệu.  
  • Đo lường hiệu quả: Mạng xã hội cung cấp số người tiếp cận, số lượt xem, số phút xem, số lượt tương tác và chia sẻ,… Đây đều là những dữ liệu cần thiết để đo lường hiệu quả nội dung. Nhờ vậy, doanh nghiệp có cơ hội tối ưu hóa nội dung nằm gây ấn tượng tốt nhất với công chúng.
  • Tùy chỉnh nội dung: Nội dung trên mạng xã hội có thể được tùy chỉnh một cách dễ dàng thông qua mạng Internet và thiết bị điện tử. 
Ưu điểm của mạng xã hội là phủ sóng rộng nhưng cạnh tranh cao, đòi hỏi phải thay đổi nội dung liên tục
Ưu điểm của mạng xã hội là phủ sóng rộng nhưng cạnh tranh cao, đòi hỏi phải thay đổi nội dung liên tục

Nhược điểm:

  • Cạnh tranh cao: Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng ít nhất một nền tảng mạng xã hội, điều này tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt, nơi bạn phải tạo ra những nội dung vô cùng độc đáo, hấp dẫn để trở nên nổi bật và giữ chân khách hàng giữa tình trạng bùng nổ thông tin như hiện nay. 
  • Thay đổi thuật toán: Các kênh truyền thông mạng xã hội thay đổi thuật toán liên tục, đòi hỏi người làm truyền thông phải cập nhật, cải thiện nội dung  thường xuyên sao cho phù hợp với cách thức hoạt động của nền tảng.  
  • Tiêu cực: Khả năng lan truyền mạnh mẽ cũng đồng nghĩa với nguy cơ khủng hoảng truyền thông cao, khiến doanh nghiệp nhận “cơn bão” bình luận tiêu cực thậm chí bị công chúng tẩy chay. Chẳng hạn Katinat đã từng gây xôn xao mạng xã hội và nhận về hàng loạt phản ứng trái chiều với chiến dịch quyên góp 1.000 VNĐ/1 ly nước của mình. 

Ví dụ:

  • Coca-Cola: Đăng tải những chiến dịch, challenger trên kênh Facebook với 109 triệu người theo dõi, thu hút sự tham gia của đông đảo người dùng.
Coca Cola triển khai chương trình Cuộc Đua Quán Đỉnh trên Facebook
Coca Cola triển khai chương trình Cuộc Đua Quán Đỉnh trên Facebook

3.1.2. Website

Nếu như mạng xã hội là kênh truyền thông được dùng tăng độ nhận diện thì Website chính là điểm đích mà mỗi doanh nghiệp muốn hướng khách hàng đến. Website được xem là “bộ mặt” của doanh nghiệp trong Digital Marketing, nơi người dùng sẽ tìm thấy những thông tin chi tiết nhất về lịch sử thương hiệu cũng như sản phẩm, dịch vụ. Website được tối ưu khả năng tiếp cận với khách hàng thông qua SEO (Search Engine Optimization) và Google Ads.

Ưu điểm

  • Đóng vai trò như một nguồn thông tin đáng tin cậy, giúp doanh nghiệp quảng bá toàn diện về mình đến khách hàng. 
  • Tăng khả năng xuất hiện thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm phổ biến toàn cầu như Google, Microsoft Bing, Yahoo!, DuckduckGo khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. 
  • Kiểm soát hoàn toàn về giao diện, nội dung đăng tải, không phụ thuộc vào quy định của từng nền tảng.  
  • Tích hợp đa dạng công cụ hỗ trợ tương tác (chatbot) và thanh toán trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi khi có nhu cầu kết nối, nhận tư vấn và mua hàng. 
  • Phù hợp cho mọi bước trên hành trình tiếp thị từ nhận thức đến chuyển đổi. (Awareness → Conversion).
Website là bộ mặt thương hiệu nơi tạo dựng niềm tin cho khách hàng và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt 
Website là bộ mặt thương hiệu nơi tạo dựng niềm tin cho khách hàng và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt

Nhược điểm

  • Chi phí thiết kế giao diện, duy trì hoạt động cũng như tối ưu nằm ở mức tương đối cao. Số tiền cần bỏ ra để xây website năm đầu tiên 9.000.000 VNĐ, bao gồm phí hosting khoảng 1.560.000 VNĐ, phí thiết kế khoảng 7.000.000 VNĐ/năm, phí tên miền 770.000 VNĐ. Bên cạnh phí xây dựng cơ bản, mức phí tối ưu Website có thể rơi vào khoảng 406.000.000/ 1 chiến dịch SEO. (Lưu ý mức chi phí nêu trên chỉ có tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian).
  • Cần đầu tư chi phí, thời gian và nhân lực vào nội dung và SEO với tần suất liên tục để duy trì thứ hạng Website trên thanh công cụ tìm kiếm. 

Ví dụ thực tế

  • Mediplus: Với sự hỗ trợ của SEONGON trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, Website của Mediplus đã đạt được thứ hạng cao và có lượng truy cập tự nhiên tốt, từ đó thu hút tệp khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp. 
Website Mediplus đạt thứ hạng cao trên thanh tìm kiếm nhờ sự hỗ trợ của SEONGON 
Website Mediplus đạt thứ hạng cao trên thanh tìm kiếm nhờ sự hỗ trợ của SEONGON

3.1.3. Blog

Blog là kênh truyền thông được xem như phần mở rộng của Website. Blog cung cấp những nội dung mang tính chuyên môn và hữu ích đối với khách hàng. Bằng cách giáo dục qua nội dung chất lượng, doanh nghiệp sẽ tạo dựng niềm tin sâu sắc trong tâm trí người dùng và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của họ. 

Ưu điểm

  • Hỗ trợ SEO Website, tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập tự nhiên, xây dựng lòng tin, thu hút khách hàng, tạo ra lượt chuyển đổi và doanh thu. 
  • Mang đến giá trị thực tế cho khách hàng thông qua nội dung hữu ích, từ đó gia tăng uy tín thương hiệu. 
  • Dễ dàng lan tỏa qua các kênh truyền thông khác như mạng xã hội, email. 
Blog cung cấp nội dung hữu ích cho người đọc nhằm tăng độ nhận diện và uy tín cho thương hiệu
Blog cung cấp nội dung hữu ích cho người đọc nhằm tăng độ nhận diện và uy tín cho thương hiệu

Nhược điểm

  • Yêu cầu sáng tạo, đổi mới và kiểm duyệt nội dung liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, cập nhật thông tin từ khách hàng. 
  • Hiệu quả không được chứng minh ngay lập tức mà đòi hỏi nhiều thời gian để nghiệm thu. 

Ví dụ thực tế

  • HubSpot: Blog HubSpot được biết đến như một chuyên gia trong ngành Marketing nhờ vào việc chuyên cung cấp nội dung chất lượng về tiếp thị và bán hàng. 
HubSpot là một trong những blog về chuyên ngành Marketing uy tín được nhiều người truy cập nhất
HubSpot là một trong những blog về chuyên ngành Marketing uy tín được nhiều người truy cập nhất

3.1.4. Email Marketing 

Email Marketing là kênh truyền thông được doanh nghiệp lựa chọn với mục đích kết nối với khách hàng, quảng bá sản phẩm và dịch vụ khác nhau theo cách cá nhân hóa. Email marketing được phân loại theo mục tiêu tiếp cận bao gồm email chào mừng, email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, email bản tin, email bán hàng, email tài trợ,…

Ưu điểm

  • Chi phí đầu tư thấp nhưng giúp doanh nghiệp đạt cùng lúc ba mục tiêu là quảng bá thương hiệu, xây dựng quan hệ khách hàng và thúc đẩy mua hàng.
  • Dễ dàng đo lường hiệu quả thông qua số liệu tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Cá nhân hóa nội dung theo hành vi của khách hàng vì email được gửi đến từng đối tượng khách hàng khác nhau. 
  • Dựa trên sự cho phép của khách hàng. 
Email Marketing tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Email Marketing tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

Nhược điểm

  • Khả năng cao bị đánh dấu là thư rác khi nội dung không làm hài lòng khách hàng hoặc email được gửi đến vào thời điểm không phù hợp. 
  • Phụ thuộc hoàn toàn vào data email thu thập được thông qua website hay các kênh truyền thông marketing khác. 

Ví dụ thực tế

  • Shopee: Sàn thương mại điện tử Shopee sử dụng mô hình Email Marketing để gửi thông báo về chương trình khuyến mãi, flash sale, mã giảm giá, nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên từ đó thúc đẩy người dùng ra quyết định mua hàng. 
Shopee gửi email nhắc nhở khách hàng về chương trình ưu đãi 
Shopee gửi email nhắc nhở khách hàng về chương trình ưu đãi

3.1.5. Ứng dụng (Mobile App)

Ứng dụng di động là một trong các kênh truyền thông phổ biến trong thời đại smartphone. Thông qua mô hình tiếp thị bằng ứng dụng, doanh nghiệp có thể kết nối trực tiếp, tương tác với khách hàng và mang lại trải nghiệm cá nhân hóa đối với từng khách hàng. 

Ưu điểm

  • Kết nối và tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các thông báo đẩy trên ứng dụng (push notifications).
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu thập dữ liệu, nghiên cứu hành vi người dùng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ. 
  • Tạo ra sự tiện lợi trong trải nghiệm của khách hàng bằng cách hỗ trợ đặt hàng online, thanh toán khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ. 
Ứng dụng điện thoại thu hút và kích thích mua sắm nhờ thông báo đẩy 
Ứng dụng điện thoại thu hút và kích thích mua sắm nhờ thông báo đẩy

Nhược điểm

  • Chi phí UI/UX, phát triển và bảo trì lớn. 
  • Phụ thuộc vào số lượt tải và tần suất sử dụng của người dùng. 

Ví dụ thực tế

  • Shopee: Shopee tích hợp các tính năng thu hút khách hàng như trò chơi tích xu, Flash Sale trên ứng dụng điện thoại và nhất là chỉ cho phép nhập mã khuyến mãi  nếu khách hàng mua hàng trên Shopee App. 
Ứng dụng Shopee thu hút khách hàng nhờ những trò chơi săn voucher
Ứng dụng Shopee thu hút khách hàng nhờ những trò chơi săn voucher

3.2. Paid Media (Truyền thông trả phí) 

Paid Media là phương án mà các doanh nghiệp ứng dụng nhằm lan tỏa sản phẩm/dịch vụ thông qua các nội dung được tài trợ trên các kênh truyền thông hiện nay. Với hình thức này, mỗi lượt hiển thị và tương tác với bài đăng đều phải trả phí. Paid Media là một hình thức tiếp thị trực tiếp, giúp doanh nghiệp tiếp cận với tệp khách hàng vô cùng lớn, từ đó định hình nhóm khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

3.2.1. Quảng cáo trên mạng xã hội 

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tik Tok, LinkedIn cho phép người dùng là doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch quảng cáo. Với mỗi chiến dịch, doanh nghiệp được tùy chỉnh về chi phí, đối tượng mục tiêu và nội dung truyền tải, tuy nhiên doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn cộng đồng của kênh truyền thông đó. 

Chạy quảng cáo giúp nội dung tiếp cận đến đúng tệp khách hàng mong muốn 
Chạy quảng cáo giúp nội dung tiếp cận đến đúng tệp khách hàng mong muốn

Ưu điểm

  • Tiếp cận đúng tệp khách hàng mong muốn nhờ tính năng nhắm mục tiêu (Targeting) cụ thể, bao gồm tuổi tác, giới tính, nhân khẩu học, sở thích,… 
  • Đa dạng nội dung quảng bá từ hình ảnh, video, carousel đến story. 
  • Tự do điều chỉnh chi phí phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp trong từng thời điểm. 

Nhược điểm

  • Có tính cạnh tranh cao, nhất là đối với các ngành phổ biến như mỹ phẩm, thực phẩm, thời trang,… 
  • Đòi hỏi khả năng bắt trend, sáng tạo nội dung linh hoạt để thu hút khách hàng. 
  • Khả năng phân bổ nội dung và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào thuật toán của nền tảng vì. 

Ví dụ

  • VinFast: Thương hiệu xe quốc nội Vinfast đã chạy nhiều chiến dịch quảng cáo xe hơi, nhấn mạnh vào tính năng của sản phẩm cũng như ưu đãi mà khách hàng nhận được. Chiến dịch gần đây nhất là “Kỷ Nguyên Mới trong “Sở hữu” xe linh hoạt và Âm Nhạc” hợp tác cùng FGF và SpaceSpeakers.
Vinfast chạy chương trình hợp tác cùng SpaceSpeakers trên Facebook
Vinfast chạy chương trình hợp tác cùng SpaceSpeakers trên Facebook

3.2.2. Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM)

Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số SEM được ứng dụng nhằm mục đích tăng khả năng hiển thị của Website trên các thanh công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo!, giúp thu hút người dùng truy cập vào Website.

Ưu điểm

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu và nhắm mục tiêu hiệu quả bằng việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng ngay khi họ nhập từ khóa tìm kiếm. 
  • Hiệu quả tức thì ngay khi khách hàng nhấp vào link dẫn đến Website. 
  • Dễ dàng thu thập chỉ số CPC, CTR, ROAS để đo lường hiệu quả chiến dịch. 
  • Tùy chỉnh nội dung bao gồm từ khóa, vị trí, thời gian hiển thị. 
SEM giúp tối ưu thứ hạng xuất hiện của website trên thanh công cụ tìm kiếm
SEM giúp tối ưu thứ hạng xuất hiện của website trên thanh công cụ tìm kiếm

Nhược điểm

  • Chi phí cao vì doanh nghiệp phải trả tiền mỗi khi khách hàng truy cập vào trang web mà không thể chắc chắn về việc tạo ra lượt chuyển đổi. 
  • Mức độ cạnh tranh khắc nghiệt nhất là đối với các ngành phổ biến. Doanh nghiệp sẽ phải liên tục làm việc để đảm bảo vị trí thứ hạng của mình trên thanh công cụ tìm kiếm nếu không muốn bị đối thủ lấn át. 
  • Phụ thuộc vào chính sách quảng cáo của nền tảng. 

Ví dụ

  • FPT Shop: Đặt quảng cáo với các từ khóa liên quan đến “mua laptop giá tốt” trong mùa khai giảng để thu hút học sinh, sinh viên, đặc biệt là các sinh viên năm nhất. 
FPT tối ưu thứ hạng từ khóa trên Google 
FPT tối ưu thứ hạng từ khóa trên Google

3.2.3. Truyền hình (TV)

Quảng cáo trên truyền hình là một kênh truyền thông lâu đời và hiện nay vẫn mang đến hiệu quả cao. Doanh nghiệp có thể mua các gói quảng cáo hoặc trở thành nhà tài trợ cho các chương trình, phim truyện nổi tiếng, nhằm tiếp cận đông đảo khán giả xem truyền hình. 

Ưu điểm

  • Tiếp cận tệp khách hàng đa dạng độ tuổi, ngành nghề, sở thích lên đến hàng triệu người chỉ trong vài giây quảng cáo. 
  • Gây ấn tượng và giúp người xem ghi nhớ về thương hiệu thông qua trải nghiệm hình ảnh và âm thanh trực quan. 
  • Lý tưởng đối với các chiến dịch quảng bá quy mô lớn và dài hạn. 
  • Tạo được sự tin cậy cho khách hàng vì đài truyền hình là cơ quan uy tín. 
TV là kênh Marketing tiếp cận hàng triệu người nhưng tốn phí cao
TV là kênh Marketing tiếp cận hàng triệu người nhưng tốn phí cao

Nhược điểm

  • Chi phí sản xuất và phát sóng cao. Số tiền cần bỏ ra để sản xuất video clip thường dao động từ 500.000.000 VNĐ đến hơn 1 tỷ đồng tùy theo mức đầu tư. Trong khi đó, chi phí phát sóng tối thiểu là từ 9.100.000 VNĐ và có thể lên đến 150.000.000 VNĐ trước thuế tùy theo kênh VTV, khung giờ và thời lượng. 
  • Khó đo lường chính xác hiệu quả vì có sự can thiệp của bên thứ ba.  
  • Khó định hình tệp khách hàng mục tiêu vì thiếu đi sự tương tác hai chiều.
  • Dễ khiến người xem “tuột mood” và khó chịu vì quảng cáo thường xuất hiện ở những đoạn diễn biến cao trào.  

Ví dụ

  • Bánh Chocopie: Quảng cáo trên TV nhấn mạnh thông điệp “Tình” đã ăn sâu vào tiềm thức và biến Chocopie trở thành thương hiệu số 1 trong lòng người tiêu dùng mỗi khi nhắc đến bánh socola. 
“Tình như Chocopie” là một trong những quảng cáo nổi tiếng nhất trên truyền hình
“Tình như Chocopie” là một trong những quảng cáo nổi tiếng nhất trên truyền hình
  • Pepsi: Các chiến dịch TVC trong dịp Tết thường gây ấn tượng mạnh với người xem bởi thông điệp “mang Tết về nhà” gần gũi và ý nghĩa. 
Pepsi triển khai chương trình quảng cáo hàng năm trên TV vào dịp Tết 
Pepsi triển khai chương trình quảng cáo hàng năm trên TV vào dịp Tết

3.2.4. Báo chí

Báo chí là một kênh truyền thông hiện nay tồn tại dưới dạng truyền thống và trực tuyến. Các chiến lược của phương thức tiếp thị này bao gồm quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu, rao vặt, cuộc thi…

Ưu điểm

  • Độ tin cậy cao, nhất là thương hiệu xuất hiện trên các tờ báo chính thống. 
  • Phủ sóng trên diện rộng, tiếp cận với số lượng lớn công chúng. Theo số liệu trên Similarweb, lượt truy cập báo điện tử VnExpress là 163,4 triệu người, báo Tuổi Trẻ là 70,1 triệu người và trang tin điện tử Znews là 63,7 triệu người vào tháng 6/2024. 
  • Tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng, bao gồm những người thường xuyên sử dụng Internet và người có thói quen đọc báo giấy như người trung niên hoặc các chuyên gia, nhà nghiên cứu. 
  • Hoạt động theo hai hình thức offline và online, tăng khả năng tiếp cận và ghi nhớ của khách hàng cũng như tạo độ phủ cho thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ. 
Báo điện tử có khả năng tiếp cận tốt hơn báo giấy trong thời đại kỹ thuật số 
Báo điện tử có khả năng tiếp cận tốt hơn báo giấy trong thời đại kỹ thuật số

Nhược điểm

  • Chi phí truyền thông tương đối cao. Theo đó, một tin truyền thông trên báo Tuổi Trẻ online dao động từ 4.000.000 VNĐ – 80.000.000 VNĐ, một mẩu quảng cáo trên báo giấy của Tuổi Trẻ dao động từ 30.000 VNĐ – 16.000.000 VNĐ tùy theo vị trí xuất hiện và màu báo. 
  • Khó đo lường hiệu quả khi truyền thông trên báo giấy. 

Ví dụ

  • Mercedes-Benz: Đăng quảng cáo trên các tạp chí như Forbes hoặc báo điện tử VnExpress để thu hút phân khúc khách hàng cao cấp, nhất là các doanh nhân – những người thường có thói quen đọc báo. 
Một mẩu quảng cáo của Mercedes - Benz trên tạp chí Forbes
Một mẩu quảng cáo của Mercedes – Benz trên tạp chí Forbes
  • Nhà thuốc Long Châu: Chạy bài truyền thông kết hợp quảng cáo banner trên báo Tuổi Trẻ Online – một báo có đến 70 triệu người truy cập trong vòng 1 tháng và có tệp người đọc tương ứng với tệp khách hàng của thương hiệu. 
Banner quảng cáo của Long Châu trên báo Tuổi trẻ online
Banner quảng cáo của Long Châu trên báo Tuổi trẻ online

3.2.5. Biển quảng cáo ngoài trời (Out-of-Home – OOH)

Quảng cáo ngoài trời là hình thức truyền tải hình ảnh thông qua các biển quảng cáo lớn, áp phích, poster, màn hình LED được đặt ở các tòa nhà, sân bay, trạm xe buýt, bùng binh,…hoặc dọc các tuyến đường có nhiều người lưu thông. Ngoài ra, kênh truyền thông này còn bao gồm các banner được dán trên phương tiện giao thông. 

Ưu điểm

  • Hiển thị với hàng triệu người khi biển quảng cáo được đặt ở các vị trí đắc địa. 
  • Đóng vai trò nền đối với hình thức tiếp thị đa kênh khi có thể kích thích người dùng mua hàng trực tuyến. 
  • Linh hoạt trong việc chuyển đổi vị trí và thay đổi kích thước banner. 
  • Truyền tải thông điệp một cách thu hút, mang lại cảm giác mới lạ cho khách hàng khi họ cảm thấy quá bão hòa với thông tin trực tuyến.
  • Thích hợp để xây dựng nhận diện thương hiệu cũng như chạy các chiến dịch dài hạn với một thông điệp thống nhất xuyên suốt. 
Apple từng khiến dân tình trầm trồ khi chạy chiến dịch Shot on iPhone trên Billboard
Apple từng khiến dân tình trầm trồ khi chạy chiến dịch Shot on iPhone trên Billboard

Nhược điểm

  • Chi phí thuê vị trí đắt đỏ, đặc biệt là đối với các vị trí đắc địa như một màn hình LED quảng cáo tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ hay ngã tư Hàng Xanh có giá từ 300.000.000 VNĐ/ tháng, màn hình LED tại ngã tư Nơ Lang Trong – Phan Đăng Lưu có giá từ 950.000.000 VNĐ/năm. 
  • Hoàn toàn không thể đo lường hiệu quả của chiến dịch. 
  • Không thể chỉnh sửa, thay đổi nội dung ngay lập tức như hình thức quảng cáo trực tuyến. 
  • Không thân thiện với môi trường.

Ví dụ

  • Apple: Chạy chiến dịch dài hạn “Shot on iPhone” với ảnh chụp từ người dùng trên các billboard lớn được đặt ở nhà ga, quảng trường, đường phố nhằm quảng bá tính năng vượt trội của camera iPhone.
  • Omachi: Chạy quảng cáo lần lượt các sản phẩm mới như lẩu tự sôi, cơm tự chín,mì lạnh xốt táo, mì nấu cùng “trứng – bò – rau” rất ngon trên các màn hình LED, billboard ở các ngã tư lớn. 
Omachi thường xuyên tận dụng quảng cáo ngoài trời khi ra mắt sản phẩm mới 
Omachi thường xuyên tận dụng quảng cáo ngoài trời khi ra mắt sản phẩm mới
  • Chinsu: Chạy billboard quảng cáo với hình ảnh ca sĩ Mono tại các ngã tư lớn. 
Bảng quảng cáo Chinsu có kích thước lớn và màu sắc bắt mắt thu hút người đi đường 
Bảng quảng cáo Chinsu có kích thước lớn và màu sắc bắt mắt thu hút người đi đường

4. Chọn kênh truyền thông phù hợp với doanh nghiệp

Để chọn ra kênh truyền thông thích hợp, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố có thể kể đến như mục tiêu truyền thông, định vị sản phẩm, khách hàng mục tiêu, ngân sách và các yếu tố về nguồn lực, thời điểm. 

4.1. Xác định mục tiêu truyền thông

  • Nhận diện thương hiệu: Website, YouTube, mạng xã hội, báo điện tử, quảng cáo ngoài trời, truyền hình sẽ là những kênh truyền thông phù hợp để tăng độ nhận diện thương hiệu. Mạng xã hội, biển quảng cáo ngoài trời có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh thương hiệu trong khi Website, báo điện tử tạo độ tin cậy cho khách hàng. 
  • Thu hút khách hàng: Mạng xã hội sẽ là kênh truyền thông lý tưởng để giúp doanh nghiệp tìm ra tệp khách hàng tiềm năng và thu hút họ. Ngoài ra, Email Marketing cũng thích hợp dùng để nhận diện và thuyết phục khách hàng.  
  • Tăng doanh số: Đối với mục đích tăng doanh số bán hàng, doanh nghiệp sẽ cần các kênh truyền thông trả phí cũng như ứng dụng mobile để thúc đẩy hành vi khách hàng, tạo ra lượt chuyển đổi. 
  • Xây dựng lòng trung thành: Email Marketing là kênh truyền thông giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng. Các email nhắc nhở mua hàng, email cột mốc doanh nghiệp rất hữu ích đối với mục tiêu này.
Xác định mục tiêu truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp chọn đúng kênh quảng bá 
Xác định mục tiêu truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp chọn đúng kênh quảng bá

4.2. Xác định đối tượng mục tiêu

  • Độ tuổi: Xác định độ tuổi đúng sẽ tạo cơ sở dữ liệu để doanh nghiệp chọn đúng kênh truyền thông. Chẳng hạn như độ tuổi sử dụng Tik Tok phổ biến thường dưới 30 tuổi trong khi Facebook có độ tuổi cao hơn. 
  • Giới tính: Đàn ông và phụ nữ có thói quen mua sắm khác nhau. Phụ nữ thường hào hứng với các mã giảm giá trong khi đàn ông thường chọn sản phẩm xuất hiện đầu tiên sau khi họ tìm kiếm. Từ đặc điểm này có thể suy ra kênh truyền thông phù hợp cho phụ nữ là Email Marketing còn đàn ông là kênh trả phí SEO. 
  • Sở thích: Muốn vẽ chân dung khách hàng, doanh nghiệp cần phải biết khách hàng của mình thích gì và không thích điều gì. Khi hiểu đúng về sở thích, các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhắm trúng khách hàng mục tiêu hơn.
  • Hành vi: Doanh nghiệp cần tìm hiểu xem khách hàng của mình có thói quen mua sắm trực tuyến hay trực tiếp từ đó chọn ra kênh quảng cáo phù hợp. 
Phác họa chân dung khách hàng cũng góp phần chọn ra kênh truyền thông lý tưởng
Phác họa chân dung khách hàng cũng góp phần chọn ra kênh truyền thông lý tưởng

4.3. Ngân sách

  • Ngân sách dành cho truyền thông: Ngân sách là yếu tố tối quan trọng để quyết định hiệu quả truyền thông. Nếu ngân sách lớn, doanh nghiệp có thể đầu tư cho các hình thức quảng cáo có trả phí, thậm chí xem xét kết hợp truyền thông đa kênh. Ngược lại, nếu nguồn ngân sách có hạn thì truyền thông sở hữu là phương án hợp lý hơn cho doanh nghiệp. 
  • Chi phí cho từng kênh: Mỗi kênh truyền thông có mức chi phí khác nhau nên doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về chi phí, lên danh sách dự toán và cân đối ngân sách sao cho phù hợp với ngân sách tổng, mục tiêu truyền thông và khách hàng tiềm năng. 
Dự trù ngân sách để biết mình có khả năng chọn kênh truyền thông nào
Dự trù ngân sách để biết mình có khả năng chọn kênh truyền thông nào

4.4. Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ

  • Tính chất sản phẩm: Đây là yếu tố chính quyết định kênh truyền thông cho mỗi chiến dịch. Sản phẩm cao cấp sẽ phù hợp với các kênh truyền thông trả phí trong khi nhóm hàng tiêu dùng nhanh có thể quảng bá thông qua mạng xã hội, trang web,…  
  • Đối tượng khách hàng: Khi định hình được tệp khách hàng tiềm năng cho sản phẩm, doanh nghiệp sẽ biết cách chọn kênh truyền thông nào để tiếp cận được với nhóm khách hàng đó. Nếu nhóm khách hàng của bạn là nhân viên văn phòng, ứng dụng Mobile sẽ phù hợp với họ. Mặt khác, nhóm khách hàng là người lao động phổ thông sẽ dễ bị thu hút hơn bởi các chương trình TV, radio hay bảng quảng cáo. 
Phải hiểu về sản phẩm mới tìm ra chân dung khách hàng, từ đó mới biết nên chọn kênh truyền thông nào
Phải hiểu về sản phẩm mới tìm ra chân dung khách hàng, từ đó mới biết nên chọn kênh truyền thông nào

4.5. Các yếu tố khác

  • Thời gian: Doanh nghiệp cần phải xác định chiến lược của mình là dài hạn hay ngắn hạn để dự trù kinh phí nhằm chọn ra kênh truyền thông phù hợp. Nếu là chiến dịch ngắn hạn, bạn có thể tập trung quảng cáo trên mạng xã hội. Ngược lại, những chiến dịch dài hạn cần đến sự hỗ trợ của kênh truyền thông trả phí. 
  • Địa điểm: Nếu quy mô khách hàng của bạn là toàn quốc hoặc toàn cầu, bạn cần chọn kênh truyền thông online để tăng khả năng phủ sóng. Ngược lại, nếu nhóm đối tượng của bạn tập trung ở một khu vực nhất định, bạn có thể cân nhắc hình thức quảng cáo ngoài trời. 
  • Nguồn lực: Mỗi chiến dịch truyền thông đều đòi hỏi phân bổ nguồn nhân lực khác nhau để duy trì hiệu quả. Chẳng hạn quảng cáo trên truyền hình và báo chí có thể outsource hoặc thực hiện trong một thời điểm nhất định, trái lại Website và mạng xã hội yêu cầu nhân sự phải làm việc xuyên suốt. 
Nguồn lực, thời điểm, địa điểm cũng là các yếu tố cần quan tâm khi chọn kênh truyền thông 
Nguồn lực, thời điểm, địa điểm cũng là các yếu tố cần quan tâm khi chọn kênh truyền thông

4.6. Xem xét khả năng kết hợp đa kênh

Bên cạnh việc chọn một loại hình kênh truyền thông, doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng Integrated Marketing (Truyền thông tích hợp). Đây là hình thức kết hợp truyền thông online và offline, nhằm đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu và tối ưu hóa doanh thu cho doanh nghiệp. 

Kết hợp đa kênh truyền thông là phương án cần thiết để tiếp cận với tệp khách hàng khác nhau 
Kết hợp đa kênh truyền thông là phương án cần thiết để tiếp cận với tệp khách hàng khác nhau

Ví dụ: Điện máy Xanh sử dụng cùng lúc các kênh truyền thông như Social Media Ads (quảng cáo online), TV (nhận diện thương hiệu) và SEM (tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua sắm).

Điện máy xanh viral với các quảng cáo trên nhiều nền tảng online và offline
Điện máy xanh viral với các quảng cáo trên nhiều nền tảng online và offline

Ví dụ cách chọn kênh truyền thông của doanh nghiệp ngành bất động sản:

Mục tiêu:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng (lead generation).
  • Tăng độ uy tín thương hiệu.

Đối tượng khách hàng:

  • Người trên 30 tuổi, thu nhập cao, có nhu cầu mua nhà hoặc đầu tư.

Ngân sách: 2 tỷ/tháng.

Kênh phù hợp:

  • Search Engine Marketing (SEM):
    • Chạy quảng cáo từ khóa như “mua nhà giá tốt Hà Nội”, “căn hộ cao cấp”.
  • Báo chí/PR:
    • Viết bài PR giới thiệu dự án, đăng trên các báo uy tín như VnExpress, CafeF, Tuổi Trẻ.
  • Biển quảng cáo ngoài trời (OOH):
    • Đặt billboard tại các khu vực đông dân cư hoặc ngã tư lớn.
Lumi Elite được giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ
Lumi Elite được giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ

Trên đây là chi tiết thông tin về kênh truyền thông mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng với các mục đích quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, xây dựng tệp khách hàng tiềm năng và cuối cùng là tạo ra tỷ lệ chuyển đổi mong muốn. Hy vọng với những gợi ý trên, quý khách hàng đã có cái nhìn rõ nét hơn về các kênh truyền thông hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến việc xây dựng chiến dịch truyền thông trên kênh trả phí, quý khách hàng vui lòng liên hệ SEONGON – đơn vị chuyên tư vấn, cung cấp dịch vụ Google Ads, Facebook Adsphương pháp SEO PPP độc quyền với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN