Google Discovery Ads – Quảng cáo khám phá là gì? Có nên sử dụng Discovery Ads không?

Chia sẻ bài viết

Được ra mắt vào tháng 5/2019, Google Discovery Ads hay Quảng cáo Khám phá, đã nhanh chóng trở thành loại hình quảng cáo yêu thích của nhiều doanh nghiệp. 

Discovery ads cho phép các nhà quảng cáo giới thiệu sản phẩm của mình đến các khán giả mục tiêu trên Discovery feed của Google cũng như đầu trang Youtube hay Gmail. Những vị trí đặt ad nổi bật này xuất hiện hiển thị với người xem ngay cả trước khi họ bắt đầu tìm kiếm.

Theo Google, gần 85% dân số sẽ hành động ngay trong 24 giờ kể từ khi khám phá ra sản phẩm mới, nên những quảng cáo này có thể ảnh hưởng đáng kể tới hành trình mua hàng của khách hàng.

“Quảng cáo khám phá mang đến cho các nhà quảng cáo cơ hội mở rộng nhận diện của mình tới hàng trăm triệu người dùng Google trên toàn cầu — chỉ với một chiến dịch. Discovery ads giúp nhà quảng cáo tận dụng các tín hiệu ý định để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng khi họ đang háo hức tìm hiểu và sẵn sàng hành động,” – Theo James Anthony, Đại diện của Google.

Google giới thiệu hình thức quảng cáo mới - Discovery ads
Google giới thiệu hình thức quảng cáo mới – Discovery ads

1. Google Discovery Ads là gì?

Quảng cáo khám phá hay Discovery Ads là quảng cáo được tối ưu hóa cho thiết bị di động, có hình ảnh phong phú. Đây là loại quảng cáo sử dụng ý định người dùng trong phân phối quảng cáo. Những quảng cáo này dựa trên các tín hiệu của Google từ lượt truy cập trang web, tải xuống ứng dụng, video đã xem và tìm kiếm bản đồ của mọi người.

Theo Google, Quảng cáo khám phá tự động hiển thị trên nguồn cấp dữ liệu Trang chủ YouTube và Xem video tiếp theo, Khám phá cũng như thẻ Quảng cáo và thẻ Xã hội trên Gmail chỉ bằng một chiến dịch duy nhất.

Các phiên bản quảng cáo ở các trang khác nhau như Google, Youtube, v.v.

Các phiên bản quảng cáo ở các trang khác nhau như Google, Youtube, v.v.

Xem thêm: Phân tích 6 loại hình quảng cáo Google hiện nay

2. Quảng cáo khám phá hiển thị ở đâu?

2.1 Thẻ quảng cáo hoặc thẻ mạng xã hội của Gmail

Vị trí đầu tiên quảng cáo Khám phá có thể hiển thị là ở trên Gmail. Nếu bạn vào thẻ “Quảng cáo/ Promotions” hoặc “Mạng xã hội/ Social”, bạn có thể nhìn thấy các quảng cáo như sau:

Quảng cáo Discovery hiển thị trên Gmail
Quảng cáo Discovery hiển thị trên Gmail

Khi bạn click vào quảng cáo, nó sẽ mở ra như một email và hiển thị chi tiết nội dung quảng cáo như sau:

Nội dung quảng cáo Discovery của Tocotoco
Nội dung quảng cáo Discovery của Tocotoco

2.2 Trang chủ Youtube và mục Xem video tiếp theo

Một vị trí khác quảng cáo khám phá sẽ hiển thị là ở trên Youtube.

Khi bạn lướt xem trên App Youtube, bạn có thể thấy các mẫu quảng cáo sau:

Quảng cáo Discovery hiển thị trên App Youtube
Quảng cáo Discovery hiển thị trên App Youtube

Còn ở trên máy tính, quảng cáo khám phá sẽ hiển thị như sau:

Quảng cáo khám phá hiển thị trên trang chủ YouTube
Quảng cáo khám phá hiển thị trên trang chủ YouTube

2.3 Discover Feed của App Google

Bạn đã có App Google trên điện thoại chưa? Nếu có rồi, bạn hãy thử vào trong rồi lướt xuống dưới. Đó chính là Discover Feed của Google. Discover Feed mang đến những nội dung được cá nhân hóa dựa theo lịch sử trình duyệt web, sở thích,… của người dùng.

Quảng cáo khám phá hiển thị trên discovery feed
Quảng cáo khám phá hiển thị trên discovery feed

3. Lợi ích khi sử dụng Google Discovery Ads

  • Tăng nhận diện thương hiệu và kết nối với khách hàng: Discovery Ads mang đến những vị trí quảng cáo mới để doanh nghiệp có thể tăng tiếp cận và lượt truy cập website. Định dạng quảng cáo hình ảnh bắt mắt cũng giúp hình ảnh thương hiệu và sản phẩm của bạn dễ tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. 
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng cao: Quảng cáo khám phá ứng dụng tối đa máy học trong việc nắm bắt ý định của khách hàng và phân phối quảng cáo đến đúng đối tượng. Các mẫu quảng cáo hình ảnh bắt mắt cũng dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Đơn giản hóa việc quản lý chiến dịch: Tiếp cận đúng đối đối tượng khách hàng trên Google và đạt mục tiêu của doanh nghiệp với số lượng lớn chỉ với một chiến dịch. Theo Google, gần 85% dân số sẽ hành động ngay trong 24 giờ kể từ khi khám phá ra sản phẩm mới, nên những quảng cáo bắt đúng khoảnh khắc này có thể ảnh hưởng đáng kể tới hành trình mua hàng của khách hàng.
Quảng cáo khám phá tối ưu cho trải nghiệm trên thiết bị di động
Quảng cáo khám phá tối ưu cho trải nghiệm trên thiết bị di động

4. Các mẫu quảng cáo của Google Discovery ads

Các chiến dịch Discovery của Google cung cấp 2 dạng mẫu quảng cáo độc đáo: Standard Discovery Ads (quảng cáo chỉ bao gồm 1 hình ảnh) và Discovery Carousel Ads (quảng cáo xoay vòng).

Giống với Mẫu quảng cáo tìm kiếm thích ứngMẫu quảng cáo hiển thị thích ứng, các nhà quảng cáo cung cấp cho Google các tài sản quảng cáo khác nhau, sau đó hệ thống máy học Google có thể thử nghiệm nhiều biến thể quảng cáo, giúp đưa ra cho các khách hàng khác nhau những thông điệp phù hợp nhất.

Google tự tùy chỉnh mẫu quảng cáo

Google tự tùy chỉnh mẫu quảng cáo

4.1 Standard Discovery ads

Một quảng cáo Discovery cần có một vài thành phần đặc biệt sau:

  • URL cuối: Sau khi click vào ad của bạn, đây sẽ là địa chỉ mà quảng cáo đó dẫn tới. Để đảm bảo chất lượng ad tốt hơn và tỷ lệ chuyển đổi cao, đặt URL cuối của bạn về page mà sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm cụ thể bạn đang quảng cáo. Tránh dẫn về trang chủ của bạn.
  • Hình ảnh: Mục đích của Discovery ad là truyền cảm hứng và khiến khán giả của bạn dừng lại trong quá trình lướt các trang có traffic cao này và click vào nội dung của bạn. Bạn thực sự cần phải dám chơi lớn – đây không phải là trang kết quả tìm kiếm và bạn không chỉ cạnh tranh với những dòng chữ trên những trang web này. Hãy làm nổi bật quảng cáo của mình với các màu sắc ấn tượng và sự tương phản về mặt hình ảnh, như khi bạn quảng cáo trên Facebook. Google có hàng tá gợi ý sáng tạo để bạn bắt đầu lên ý tưởng cho mình.

Xem thêm: Nên chạy quảng cáo Google hay Facebook?

Bạn có thể upload tới 15 hình ảnh khác nhau lên Google để thử nghiệm một quảng cáo Discovery. Thử các hình ảnh và kích cỡ khác nhau (Vuông 1:1 và Khung cảnh 1.91:1) để có số lượng reach tối đa.

Ví dụ về các kích cỡ hình ảnh khác nhau

Ví dụ về các kích cỡ hình ảnh khác nhau

Bạn có thể chọn đăng tải hình ảnh của mình, hoặc tìm các ảnh stock trên Shutterstock, để Google scan ảnh đó từ website của mình, hoặc thậm chí là sử dụng hình ảnh từ feed các trang mạng xã hội của bạn như Facebook, Twitter, Instagram, hay LinkedIn.

Scan ảnh trên feed Instagram

Scan ảnh trên feed Instagram

  • Tiêu đề: Tiêu đề của bạn sẽ được để làm dòng đầu tiên trong quảng cáo và được in đậm. Bạn có thể cung cấp tới 5 tiêu đề, mỗi tiêu đề tối đa 40 ký tự.
  • Mô tả: Mô tả của bạn sẽ xuất hiện dưới tiêu đề và đây là cơ hội để bạn truyền tải những thông điệp hấp dẫn hơn về quảng cáo của mình. Bạn có thể cung cấp tối đa 5 mô tả, mỗi mô tả 90 ký tự.
  • Call to Action (không bắt buộc): Bạn có thể chọn giữa vài lựa chọn với các nút call to action (như “Mua ngay” hay “Nhận giá”) để đính kèm với ad của bạn. Hoặc thay vào đó, bạn có thể cho Google thử nghiệm và tối ưu hoá call to action cho ad của mình.

Dạng quảng cáo xoay vòng này rất giống với Standard Discovery ad nhưng cho phép người dùng có thể di chuyển và xem tất cả các hình ảnh bạn cung cấp dưới dạng xoay vòng.

Các advertiser có thể upload từ 2-10 hình ảnh để sử dụng làm các thẻ xoay vòng, và Google sẽ hiển thị chúng theo thứ tự đăng tải.

Discovery Carousel ad hiển thị trên Youtube

Discovery Carousel ad hiển thị trên Youtube

Lưu ý rằng Google CHỈ CHẤP NHẬN ảnh vuông hoặc khung cảnh với tỷ lệ 1.91:1 để sử dụng cho các thẻ và các ảnh trong cùng một quảng cáo xoay vòng đều phải cùng là ảnh vuông HOẶC kích cỡ khung cảnh. Bạn không thể để lẫn lộn các ảnh thuộc cả 2 kích cỡ này với nhau trong 1 quảng cáo, nếu không toàn bộ quảng cáo của bạn sẽ bị từ chối.

4.3 Lưu ý khi viết mẫu quảng cáo khám phá

Khi tạo mẫu quảng cáo khám phá, bạn cần có những lưu ý sau:

  • Hình ảnh: Vì quảng cáo khám phá hiển thị trên các mạng xã hội và discover feed của Google, nên hình ảnh cũng cần bắt mắt, mang hơi hướng của quảng cáo Facebook hay Instagram. Bạn hoàn toàn có thể lấy các hình ảnh đang chạy tốt trên các kênh này để chạy Discovery.
  • Quảng cáo xoay vòng: rất phù hợp với các trang thương mại điện tử có nhiều sản phẩm hoặc khi bạn muốn khoe được nhiều góc cạnh của sản phẩm/ dịch vụ của mình.
  • Nguồn cấp dữ liệu: Hiện tại Google đã cho phép bạn kết hợp nguồn cấp dữ liệu vào quảng cáo khám phá. Bạn có thể kết nối nguồn cấp của mình vào để tăng hiệu quả của chiến dịch.

5. Cách nhắm mục tiêu cho quảng cáo khám phá

Khác với chiến dịch tìm kiếm, Google Discovery ads không target người xem trên các từ khoá. Thay vào đó, các nhà quảng cáo có thể chọn nhóm đối tượng để hiển thị quảng cáo.

Các lựa chọn nhắm mục tiêu đối tượng của quảng cáo khám phá
Các lựa chọn nhắm mục tiêu đối tượng của quảng cáo khám phá

Bạn có thể nhắm quảng cáo tới các nhóm như:

  • Đối tượng tùy chỉnh: Nhắm mục tiêu theo những người đang tìm kiếm về một sản phẩm dịch vụ, duyệt xem trang web hoặc tải xuống ứng dụng cụ thể.
  • Remarketing (tiếp thị lại): cho phép bạn hiển thị quảng cáo cho những người đã từng là khách hàng hoặc truy cập website. Bạn có thể tạo ra các nhóm remarketing khác nhau dựa vào tương tác trong quá khứ (truy cập tới một page quan trọng nào đó, bỏ dở giỏ hàng, đã từng mua hàng, v.v.) để tương tác lại với những người đã quen thuộc với thương hiệu của bạn.
  • Nhân khẩu học chi tiết: cho phép bạn target người dùng dựa trên: độ tuổi, giới tính, trạng thái hôn nhân, trình độ học vấn, v.v. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tiếp cận những người có khả năng thuộc các nhóm nhân khẩu học mà bạn chọn.
  • Đối tượng trong thị trường: hướng tới những người dùng đã bắt đầu truy vấn, tìm hiểu, và đang cân nhắc mua. Google có hàng trăm nhóm đối tượng trong thị trường khác nhau từ những người đang chuẩn bị mua xe, máy tính, hay hệ thống trả lương.
  • Sự kiện trong đời: cho phép bạn target những người đang chuẩn bị trải qua một mốc quan trọng trong cuộc đời, như khởi nghiệp, thay đổi công việc, tốt nghiệp, cưới, hoặc mua nhà.
  • Chung sở thích: cho phép bạn target những người có sở thích nhất định.

Nếu bạn muốn hướng tới tới nhiều hơn 1 nhóm người dùng, bạn có thể tạo nhiều nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch khác nhau.

Xem thêm: Nghệ thuật target – lựa chọn miếng bánh NGON nhất

6. Ngân sách và giá thầu Google Discovery ads

Chiến dịch Discovery của Google sử dụng ứng dụng máy học và chỉ cho phép bạn sử dụng các chiến lược giá thầu thông minh. Hiện tại, các chiến dịch Discovery chỉ chấp nhận 4 chiến lược giá thầu sau:

  • CPA mục tiêu: Google sẽ cố gắng tăng chuyển đổi với một mức giá nhất định cho mỗi lần chuyển đổi. Bạn nên sử dụng chiến thuật này nếu bạn đã có một ngưỡng CPA nhất định và cần quảng cáo mang về chuyển đổi ở ngưỡng CPA này. Với chiến lược này, bạn nên đặt ngân sách bằng 5 – 10 lần CPA mục tiêu.
  • Tối đa hóa chuyển đổi: Google sẽ cố tối ưu chuyển đổi để có nhiều chuyển đổi nhất trong mức ngân sách đưa ra. Chiến lược này thích hợp khi bạn muốn máy học tìm được càng nhiều chuyển đổi càng tốt trong mức ngân sách của mình và không quan tâm về mức CPA mục tiêu.
  • ROAS mục tiêu: Google cố gắng tối ưu giá trị chuyển đổi/ chi phí ở quanh ngưỡng mà nhà quảng cáo chấp nhận được
  • Tối đa hóa giá trị chuyển đổi: Google có tối ưu để bạn nhận được giá trị chuyển đổi (ví dụ là doanh thu) nhiều nhất có thể trong mức ngân sách bạn đặt.

Khi mới bắt đầu chiến dịch quảng cáo, Google khuyên bạn nên đợi 2 tuần giữa các thử nghiệm giá thầu khác nhau để Google có thể học được cách người dùng tương tác và điều chỉnh cho hợp lý để tăng hiệu quả.

Xem thêm: Phân tích 8 loại hình quảng cáo Google hiện nay

7. Làm thế nào để tạo một chiến dịch Discovery trên Google Ads?

Tạo một chiến dịch Google Discovery không hề khó khi bạn đã quen với giao diện của Google Ads,

  1. Tạo một chiến dịch mới bằng cách ấn vào biểu tượng “+” màu xanh hoặc “Chiến dịch mới”
  2. Khi đặt ra mục đích cho chiến dịch của bạn, chọn “Doanh số”, “Khách hàng tiềm năng”, hoặc “Lưu lượng truy cập”. Hoặc bạn có thể tạo một chiến dịch mới mà chưa cần xác định mục đích.
  3. Chọn kiểu chiến dịch “Khám phá/ Discovery”
  4. Đặt tên cho chiến dịch mới. Chọn ngôn ngữ và khu vực chạy quảng cáo
  5. Đặt ngân sách mỗi ngày và chiến thuật đặt thầu mà bạn muốn Google áp dụng để tối ưu hoá chiến dịch của mình (hiện nay chỉ chấp nhận Tối đa chuyển đổi hoặc CPA chỉ tiêu)
  6. Kiểm tra lại phần cài đặt thêm nếu bạn muốn:
    • Chiến dịch của mình có ngày bắt đầu và kết thúc
    • Chiến dịch chỉ chạy trong khung giờ hoặc các ngày cụ thể trong tuần
    • Chiến dịch của mình chỉ tối ưu cho những thao tác chuyển đổi cụ thể
  7. Thiết lập nhóm quảng cáo đầu tiên và nhóm khán giả mục tiêu. Nhớ rằng bạn có thể tạo thêm các nhóm quảng cáo bất cứ lúc nào nếu sau này bạn muốn nhắm tới nhiều đối tượng hơn.
  8. Đăng tải quảng cáo Discovery của bạn

Xem thêm: 

Google Discovery Ads có thể phân tích được các tín hiệu phức tạp từ người dùng và kết hợp với máy học để tìm cho bạn nhiều khách hàng hơn, giúp bạn dễ quản lý chiến dịch quảng cáo hơn. Nếu bạn phân vân không biết liệu Google Discovery Ads có phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Hãy liên hệ với SEONGON để được tư vấn, sử dụng những tiện ích của dịch vụ chạy Google shopping. Đừng ngần ngại đăng ký tư vấn để được đội ngủ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Better Than Yesterday – R&D là quá trình nỗ lực để sản phẩm, dịch vụ và chính bản thân tốt hơn 1% mỗi ngày!

Bình luận

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN