Messenger không chỉ là một ứng dụng nhắn tin đơn thuần mà còn là kênh quảng cáo đầy tiềm năng cho các marketer hiện nay. Với Messenger Ads, doanh nghiệp có thể dễ dàng cá nhân hóa tương tác, nâng cao trải nghiệm khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vậy quảng cáo trên messenger như thế nào hiệu quả? Khi nào nên chạy quảng cáo thông qua ứng dụng này? Thông tin do SEONGON cung cấp dưới đây sẽ hữu ích đối với bạn.
1. Giới thiệu về quảng cáo trên Messenger
Quảng cáo trên Messenger là hình thức quảng cáo được tích hợp trực tiếp ngay trên ứng dụng Messenger của Facebook (thay vì chỉ hiển thị trên News Feed hay các vị trí quảng cáo truyền thống khác). Hình thức quảng cáo này cho phép doanh nghiệp tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng ngay trên tin nhắn, nâng cao hiệu quả tương tác.
Vậy quảng cáo trên Messenger mang đến những lợi ích gì?
- Tương tác trực tiếp và cá nhân hóa: Messenger mở ra cơ hội để doanh nghiệp có thể trò chuyện trực tiếp và cá nhân hóa đối với từng khách hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể nhận tư vấn trực tiếp, đặt câu hỏi, yêu cầu thêm thông tin về sản phẩm/dịch vụ một cách nhanh chóng và tiện lợi, thay vì chỉ xem quảng cáo một chiều. Chính điều này đã tạo nên kết nối gần gũi giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Tỷ lệ chuyển đổi cao: Hình thức quảng cáo này thường có xu hướng được người dùng phản hồi tốt hơn so với quảng cáo thông thường nhờ tính tương tác trực tiếp. Khách hàng cảm thấy được thấu hiểu, quan tâm nên quyết định mua sản phẩm/dịch vụ sẽ được thúc đẩy nhanh chóng hơn.
- Hỗ trợ tự động hóa chăm sóc khách hàng bằng chatbot: Messenger cung cấp các công cụ chatbot mạnh mẽ giúp marketer tự động quá quy trình chăm sóc khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực tối đa mà vẫn đảm bảo sự phản hồi nhanh chóng.
- Tính đa kênh và khả năng kết hợp: Quảng cáo Messenger thường được kết hợp hiệu quả với Facebook Ads và Instagram Ads. Bạn hoàn toàn có thể thiết lập quảng cáo trên Newfeed và điều hướng đến cuộc trò chuyện trên Messenger để tiếp tục tư vấn, chăm sóc khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường phạm vi tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa chiến dịch tổng thể.
- Hữu ích để Remarketing: Messenger Ads còn được sử dụng phổ biến để remarketing (tiếp thị lại) – Hình thức này giúp doanh nghiệp tương tác trở lại với những khách hàng đã từng liên hệ, theo dõi sản phẩm/dịch vụ,… mà chưa mua. Hoạt động remarketing bằng Messenger Ads sẽ thúc đẩy họ hoàn thành hành động mua hàng.
2. Hướng dẫn chạy quảng cáo trên Messenger chuyên nghiệp
Để tự tin thiết lập các chiến dịch quảng cáo trên Messenger, việc nắm rõ hướng dẫn từng bước từ việc xác định mục tiêu đến đánh giá kết quả là vô cùng quan trọng. Dưới đây là quy trình chi tiết giúp bạn khai thác tối đa tiềm năng của hình thức quảng cáo này, mang lại hiệu quả chuyển đổi tối đa cho doanh nghiệp.
2.1. Quảng cáo trong hộp thư Messenger
2.1.1. Giới thiệu
Quảng cáo trong hộp thư Messenger là hình thức quảng cáo xuất hiện trực tiếp trong danh sách trò chuyện của người dùng trên ứng dụng nhắn tin Messenger. Thông qua việc người dùng nhấp vào, giao diện quảng cáo xuất hiện với nội dung quảng cáo đầy đủ. Bên cạnh đó là nút kêu gọi hành động (CTA) như “Gửi tin nhắn” hoặc “Tư vấn ngay” xuất hiện để điều hướng người dùng.

Cách hoạt động
- Hiển thị trong hộp thư Messenger: Quảng cáo xuất hiện một cách tự nhiên giữa các cuộc trò chuyện. Doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp người dùng ngay khi họ đang tương tác trên nền tảng.
- Chế độ xem chi tiết: Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ thấy nội dung quảng cáo đầy đủ với văn bản, hình ảnh/video, nút kêu gọi hành động,…
- Phân phối thông minh: Meta tự động phân tích và lựa chọn vị trí hiển thị quảng cáo tối ưu nhất trong hộp thư Messenger cho người dùng. Mục tiêu của việc này là giảm thiểu chi phí không cần thiết trong khi vẫn đảm bảo quảng cáo hiệu quả và chuyển đổi cao.
- Nhắm mục tiêu: Tương tự như các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo Messenger cho phép doanh nghiệp nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua các thông tin về: Trang cá nhân người dùng, nhóm, Trang (Page) hoặc kết nối khác trên Facebook, Instagram,…
Lưu ý:
Hiện tại, tính năng quảng cáo trên Messenger chưa khả dụng tại Hoa Kỳ (United States), Canada, Úc (Australia) và Pháp (France). Advantage+ placements (vị trí quảng cáo tự động được tối ưu hóa bởi Meta) là giải pháp Meta khuyến nghị để tiếp cận người dùng ở các quốc gia này. Ngoài ra, một phương án khác marketer cũng có thể áp dụng là kết hợp nhiều vị trí quảng cáo khác nhau trên các nền tảng của Meta (ví dụ: Facebook Feed, Instagram Feed, Audience Network…) để đảm bảo phạm vi tiếp cận hiệu quả.
2.1.2. Cách tạo quảng cáo trong hộp thư Messenger
Để tạo quảng cáo trong hộp thư Messenger, marketer có thể thực hiện với đầy đủ 7 bước như sau:
Bước 1: Tạo quảng cáo trên trang Tạo quảng cáo của của Facebook Business Suite hoặc Facebook Ads Manager tại đây.
Bước 2: Chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp (tăng tương tác, tăng tỷ lệ chuyển đổi,…). Nếu chọn chọn mục tiêu, bạn có thể bỏ qua bước 3 và chuyển đến bước 4. Còn nếu không, hãy nhấp vào nút “Tiếp tục”.
Bước 3: Chọn vị trí chuyển đổi (tùy thuộc vào mục tiêu)
- Messenger hoặc WhatsApp: Cuộc trò chuyện sẽ được mở trong Messenger hoặc WhatsApp sau khi người dùng nhấn vào nút CTA của quảng cáo
- Trang web: Sau khi người dùng nhấn nút CTA, trình duyệt Messenger sẽ mở trang web của bạn
- Ứng dụng: Sau khi người dùng nhấn nút CTA, ứng dụng doanh nghiệp của bạn sẽ được mở
Bước 4: Chọn vị trí quảng cáo
- Vị trí quảng cáo Advantage+ trên Meta (khuyến nghị): Với tiêu chí kết quả tối ưu và chi phí tiết kiệm nhất, hệ thống của Meta sẽ tự động phân phối quảng cáo của bạn đến vị trí phù hợp
- Vị trí quảng cáo thủ công: Bạn có thể tùy chọn vị trí (hãy nhớ chọn bảng feed Facebook để thêm Messenger làm vị trí quảng cáo)
Bước 5: Chỉnh sửa đối tượng mục tiêu bạn muốn tiếp cận (nhân khẩu học, sở thích, hành vi,…), ngân sách (hàng ngày hay trọn chiến dịch) và lịch chạy (thời gian bắt đầu và kết thúc cho quảng cáo của bạn).
Bước 6: Chọn định dạng quảng cáo bạn muốn sử dụng (dạng một hình ảnh, một video,…). Kích thước, chất lượng cần tối ưu với thông số kỹ thuật chuẩn xác để đảm bảo quảng cáo của bạn hiển thị tốt nhất.
Bước 7: Hoàn tất và chọn “Đăng” quảng cáo. Quảng cáo được phê duyệt sẽ hiển thị trong hộp thư Messenger của người dùng (nếu bạn đã chọn Messenger làm vị trí quảng cáo).
2.2. Quảng cáo trong Messenger Stories
2.2.1. Giới thiệu
Quảng cáo trong Messenger Stores là hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên giữa những tin mà bạn bè của người dùng chia sẻ trên Messenger. Hình thức quảng cáo này giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng phạm vi tương tác một cách đáng kể đối với đối tượng khách hàng tiềm năng.
Đặc biệt, marketer có thể kết hợp quảng cáo Facebook Stories và Instagram Stories nhằm tăng cường hiệu quả chiến dịch, tiếp cận khách hàng trên đa nền tảng và đảm bảo yếu tố đồng bộ.
2.2.2. Cách tạo quảng cáo trong Messenger
Để tạo quảng cáo trên stories Messenger, marketer có thể thực hiện với đầy đủ 11 bước như sau:
Bước 1: Truy cập Trình quản lý quảng cáo tại đây và nhấn vào nút “+ Tạo” để tạo chiến dịch quảng cáo mới.
Bước 2: Chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp với mục đích của bạn (tăng lưu lượng truy cập, tăng tương tác, tăng tỷ lệ chuyển đổi,…). Sau đó nhấn vào nút “Tiếp tục”.
Bước 3: Chọn cách thiết lập chiến dịch
Bước 4: Thiết lập chiến dịch bằng cách hoàn thiện các phần tùy chọn gồm: Thử nghiệm A/B, ngân sách chiến dịch Advantage+ (nếu bạn muốn sử dụng) và chi tiết chiến dịch. Sau đó nhấn vào nút “Tiếp”.
Bước 5: Đặt tên nhóm quảng cáo và thiết lập lượt chuyển đổi
Bước 6: Thiết lập ngân sách, lịch chạy
Bước 7: Thiết lập lựa chọn kiểm soát đối tượng
Bước 8: Chọn vị trí quảng cáo
- Vị trí quảng cáo Advantage+ (được Meta khuyến nghị): Messenger Stories sẽ được Meta chọn vị trí quảng cáo hiển thị tối ưu nhất theo thuật toán của nền tảng.
- Vị trí quảng cáo thủ công: Tùy chọn vị trí và đánh dấu vào ô bên cạnh Messenger Stories để đảm bảo quảng cáo được phân phối đến vị trí này,
Sau đó hãy nhấn vào nút “Tiếp”.
Bước 9: Chọn nguồn nội dung
Bước 10: Tạo nội dung quảng cáo với các thành phần gồm file phương tiện, văn bản quảng cáo (tiêu đề, nội dung mô tả), nút kêu gọi hành động phù hợp với mục tiêu của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo mẫu story định dạng động hấp dẫn theo chiều dọc, khá thu hút người xem.
Bước 11: Đăng quảng cáo. Sau khi thiết lập xong nhấn “Đăng”.
3. Khi nào nên chạy quảng cáo trên Messenger?
Như đã đề cập, quảng cáo trên Messenger phù hợp để tương tác trực tiếp và cá nhân hóa với khách hàng dành cho doanh nghiệp. Dưới đây là những tình huống cụ thể marketer nên sử dụng quảng cáo Messenger:
Tư vấn sản phẩm, dịch vụ
Doanh nghiệp nên chạy quảng cáo trên Messenger khi khách hàng cần được hướng dẫn chi tiết về thông tin sản phẩm/dịch vụ, giá thành, chế độ bảo hành & các quy định khác trước khi quyết định mua hàng. Thông thường, tình huống này chỉ phổ biến với các ngành hàng giá trị cao và cần giải thích chi tiết (trang sức đá quý, khóa học đào tạo, dịch vụ tài chính, bất động sản, bảo hiểm,…).
Ví dụ, khi bán khóa học về tiếng anh, nhân viên tư vấn có thể thông qua Messenger để tư vấn cho khách hàng về khóa học phù hợp, lộ trình học, trainer giảng dạy, chi phí học,…nhằm thuyết phục họ quyết định hoàn tất thanh toán khóa học.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Để thúc đẩy khách hàng tiềm năng từ giai đoạn cân nhắc sang hoàn tất quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ, quảng cáo trên Messenger là vô cùng tiềm năng. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể gửi những lời kêu gọi hành động trực tiếp, sử dụng các ưu đãi đặc biệt hay hướng dẫn khách hàng đặt lịch hẹn/hoàn tất mua hàng,… để tăng khả năng chuyển đổi.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kết hợp quảng cáo Messenger cùng chatbot (công cụ tự động trả lời các câu hỏi thường gặp). Điều này giúp chăm sóc khách hàng tức thì, rút ngắn thời gian phản hồi và nâng cao trải nghiệm người dùng, tạo lợi thế cạnh tranh vững chắc.
Ví dụ, khi bán khóa học về tiếng anh, nhân viên tư vấn có thể thông qua Messenger để đưa ra kêu gọi đăng ký khóa học như: “Hãy đăng ký ngay vì số lượng học viên giới hạn, chỉ còn lại 5 suất.”
Remarketing
Doanh nghiệp dễ dàng remarketing sau khi sử dụng quảng cáo trên Messenger khi tương tác lại với những khách hàng đã từng nhắn tin với fanpage nhưng chưa hoàn tất giao dịch. Họ là nhóm khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ nhưng vì một vài nguyên nhân mà chưa hành động (chi phí chưa phù hợp, chưa quá cần thiết, chưa thấy đủ thuyết phục, phân vân giữa những đơn vị cung ứng khác,…).
Bạn có thể sử dụng tin nhắn tài trợ (Sponsored Messages) để tiếp cận nhóm khách hàng này hiệu quả. Tính năng này cho phép bạn gửi tin nhắn trực tiếp đến những người đã từng tương tác với trang của bạn, nhắc nhở họ về sản phẩm đã xem, cung cấp ưu đãi đặc biệt để khuyến khích họ hoàn tất giao dịch.
Ví dụ, một khách hàng quan tâm đến khóa học tiếng Anh, đã bình luận trên các bài đăng nhưng chưa đăng ký. Lúc này, nhân viên tư vấn có thể liên hệ qua Messenger và giới thiệu ưu đãi giảm 5% khi đăng ký ngay trong ngày, thúc đẩy khách hàng quyết định đăng ký khóa học nhanh hơn.
Thu thập khách hàng tiềm năng
Thêm một tình huống nên sử dụng quảng cáo trên Messenger, đó là khi bạn cần thu thập thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng. Thay vì sử dụng các form truyền thống cần điền nội dung phức tạp và tốn thời gian, Messenger mang lại trải nghiệm tương tác tự nhiên và khách hàng thoải mái hơn khi chia sẻ thông tin của mình.
Ví dụ, những lĩnh vực đặc thù như giáo dục, bất động sản, dịch vụ cao cấp cần thu thập thông tin một cách tự nhiên để tìm hiểu insight của họ. Từ đó tìm kiếm các giải pháp phù hợp và thúc đẩy khách mua sản phẩm/dịch vụ.
Trên đây là tất tần tật thông tin hướng dẫn chạy quảng cáo trên Messenger dành cho doanh nghiệp muốn phát triển mạnh mẽ trên nền tảng mạng xã hội. Với khả năng tương tác trực tiếp và cá nhân hóa, Messenger Ads mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao, đi kèm với việc tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng.
Nếu bạn chưa biết cách tự xây dựng chiến dịch chạy quảng cáo hiệu quả với Messenger Ads, hãy liên hệ ngay cho SEONGON để tham khảo dịch vụ quảng cáo Facebook Ads với tài khoản BM Invoice chính thống, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng quy trình chuyên nghiệp, cam kết doanh thu bền vững.