Trong bối cảnh thị trường quảng cáo online bùng nổ, việc kiểm soát chi phí quảng cáo Facebook trở thành yếu tố sống còn để doanh nghiệp giải bài toán kinh doanh và tối đa hoá lợi nhuận. Việc nắm rõ giá chạy quảng cáo Facebook giúp bạn chủ động ngân sách và mở ra cơ hội cạnh tranh bền vững. Để hiểu hơn về loại chi phí này cũng như cách tính toán tối ưu, mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của SEONGON!
1. Giá chạy quảng cáo Facebook tối thiểu được khuyến nghị
Khi bắt đầu với quảng cáo Facebook, một trong những câu hỏi phổ biến nhất là: “Tôi nên bắt đầu với ngân sách bao nhiêu?” Việc xác định mức chi tiêu tối thiểu không chỉ giúp bạn kiểm soát chi phí mà còn đảm bảo chiến dịch có đủ dữ liệu để Facebook tối ưu hiệu quả.
Hiện nay có không ít doanh nghiệp lựa chọn hợp tác với agency để triển khai quảng cáo Facebook, ngoài ngân sách quảng cáo trả cho nền tảng, còn cần tính đến phí quản lý agency. Đây là khoản chi phí dành cho việc lên chiến lược, tối ưu chiến dịch và đo lường hiệu quả. Bảng dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mức phí tối thiểu chi tiết khi bạn hợp tác với Agency.
Ngân sách quảng cáo / tháng (VNĐ) |
Phí quản lý Agency |
Từ trên 0 triệu – 100 triệu |
20% |
Từ trên 100 triệu – 300 triệu |
18% |
Từ trên 300 triệu – 500 triệu |
16% |
Từ trên 500 triệu – 800 triệu |
14% |
Từ trên 800 triệu – 1 tỷ |
12% |
Từ trên 1 tỷ |
10% |
Chi tiết về bảng giá xem tại đây!
1. Giá chạy quảng cáo Facebook chia theo loại chiến dịch?
Chi phí chạy quảng cáo Facebook không phải một con số cố định cho tất cả. Mỗi chiến dịch với mục tiêu khác nhau như: tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, cho tới thúc đẩy chuyển đổi,… đều yêu cầu những khoản ngân sách khác nhau. Vì vậy, để hoạch định chiến lược hiệu quả và tối ưu chi phí, doanh nghiệp cần hiểu rõ giá quảng cáo đang biến động như thế nào theo từng loại chiến dịch.
Chúng tôi hiểu rằng, với câu hỏi “Chạy quảng cáo Facebook 1 ngày, 1 tháng, 1 năm nên chi bao nhiêu để đạt hiệu quả tối ưu?” sẽ không có một con số cụ thể nào để áp dụng cho tất cả mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm thực thi hàng trăm chiến dịch cho các thương hiệu lớn tại Việt Nam và quốc tế trong suốt hơn 13 năm qua, SEONGON có thể cung cấp cho bạn bảng giá trung bình theo ngành nghề và theo từng loại mục tiêu chiến dịch. |
Lưu ý:
- Nguồn dữ liệu được tham khảo từ: Facebook Ads Benchmarks 2024
- Tỷ giá tham chiếu: 25.908,50 Đồng/USD – cập nhật ngày 22/4/2025.
1.1. Bảng giá Chiến dịch lưu lượng truy cập theo ngành nghề
Khi triển khai quảng cáo Facebook, việc dự đoán chi phí và hiệu quả của từng chiến dịch là yếu tố quan trọng để tối ưu ngân sách và đạt mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt với chiến dịch lưu lượng truy cập (Traffic Campaign), hiểu rõ chi phí trung bình để có 1.000 lượt nhấp chuột (click) sẽ giúp bạn lập kế hoạch tài chính chính xác hơn ngay từ đầu.
Dựa trên tài liệu của Facebook và kinh nghiệm thực chiến qua hàng nghìn chiến dịch cho các thương hiệu lớn, SEONGON đã tổng hợp bảng giá chi tiết cho chiến dịch lưu lượng truy cập và phân loại theo từng ngành nghề. Bảng dữ liệu này được xây dựng từ chỉ số CTR (Click-Through Rate) và CPC (Cost Per Click) trung bình mới nhất năm 2024, nhằm mang lại cho bạn cái nhìn rõ ràng, thực tế về mức đầu tư cần thiết cho từng lĩnh vực.
Mời bạn tham khảo bảng dưới đây để dễ dàng ước lượng chi phí cho các chiến dịch quảng cáo của mình.
Ngành nghề |
Tỷ lệ CTR (%) |
CPC (USD) |
CPC (VND) |
Chi phí 1000 clicks (VND) |
Thú cưng & Động vật |
1.87% |
$0.58 |
15,026.93 VND |
15,026,930 VND |
Thời trang & Trang sức |
1.14% |
$1.07 |
27,722.10 VND |
27,722,100 VND |
Nghệ thuật & Giải trí |
2.59% |
$0.43 |
11,140.66 VND |
11,140,660 VND |
Luật sư & Dịch vụ pháp lý |
0.99% |
$1.09 |
28,240.27 VND |
28,240,270 VND |
Ô tô (Bán) |
1.02% |
$0.79 |
20,467.72 VND |
20,467,720 VND |
Ô tô (Sửa chữa, Dịch vụ & Phụ tùng) |
1.10% |
$0.96 |
24,872.16 VND |
24,872,160 VND |
Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân |
1.51% |
$0.94 |
24,353.99 VND |
24,353,990 VND |
Dịch vụ kinh doanh |
1.16% |
$0.84 |
21,764.04 VND |
21,764,040 VND |
Nghề nghiệp & Tuyển dụng |
1.41% |
$0.67 |
17,558.70 VND |
17,558,700 VND |
Nha sĩ & Dịch vụ nha khoa |
0.88% |
$1.07 |
27,722.10 VND |
27,722,100 VND |
Giáo dục & Hướng dẫn |
1.21% |
$0.77 |
19,949.55 VND |
19,949,550 VND |
Tài chính & Bảo hiểm |
0.85% |
$1.05 |
27,203.93 VND |
27,203,930 VND |
Nội thất |
1.21% |
$1.06 |
27,463.48 VND |
27,463,480 VND |
Sức khỏe & Thể hình |
1.61% |
$0.81 |
20,988.73 VND |
20,988,730 |
Trang chủ & Cải thiện nhà cửa |
1.26% |
$0.88 |
22,282.21 VND |
22,282,210 |
Công nghiệp & Thương mại |
0.99% |
$0.77 |
19,949.55 VND |
19,949,550 |
Dịch vụ cá nhân |
1.37% |
$0.81 |
20,988.73 VND |
20,988,730 |
Bác sĩ & Bác sĩ phẫu thuật |
1.07% |
$0.96 |
24,872.16 VND |
24,872,160 |
Bất động sản |
2.60% |
$0.65 |
16,840.53 VND |
16,840,530 |
Nhà hàng & Thực phẩm |
2.19% |
$0.51 |
13,213.34 VND |
13,213,340 |
Mua sắm, Đồ sưu tầm & Quà tặng |
1.67% |
$0.68 |
17,817.78 VND |
17,817,780 |
Thể thao & Giải trí |
1.27% |
$0.72 |
18,853.92 VND |
18,853,920 |
Du lịch |
2.20% |
$0.42 |
10,881.57 VND |
10,881,570 |
1.2. Bảng giá Chiến dịch tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Trong quảng cáo Facebook, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Generation) đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng đến lượt nhấp chuột, đồng thời tối ưu tỷ lệ chuyển đổi để tối đa hiệu quả chi phí.
Để lên kế hoạch ngân sách chính xác và dự báo hiệu suất chiến dịch, bạn cần nắm rõ các chỉ số quan trọng như:
|
Bảng thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn chi phí cần thiết để đạt mục tiêu tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua nền tảng Facebook Ads.
Ngành hàng |
CPC (USD – VND) |
CPL (USD – VND) |
CTR (%) |
CVR (%) |
Luật sư & Dịch vụ pháp lý |
8.50 – 215,900 VND |
104.58 – 2,655,342 VND |
1.61 |
7.57 |
Ô tô — Sửa chữa, Dịch vụ & Phụ tùng |
3.82 – 97,028 VND |
81.45 – 2,069,670 VND |
1.08 |
4.86 |
Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân |
2.44 – 62,024 VND |
42.10 – 1,069,340 VND |
2.26 |
5.93 |
Dịch vụ kinh doanh |
1.52 – 38,608 VND |
16.95 – 430,590 VND |
2.70 |
8.34 |
Nha sĩ & Dịch vụ nha khoa |
4.10 – 104,140 VND |
32.46 – 824,484 VND |
1.54 |
9.83 |
Giáo dục & Hướng dẫn |
2.03 – 51,562 VND |
31.82 – 808,228 VND |
2.32 |
8.49 |
Tài chính & Bảo hiểm |
4.57 – 116,228 VND |
38.09 – 967,486 VND |
1.84 |
5.98 |
Nội thất |
2.10 – 53,340 VND |
39.25 – 996,950 VND |
2.36 |
6.11 |
Sức khỏe & Thể hình |
3.29 – 83,566 VND |
57.40 – 1,459,960 VND |
1.46 |
5.78 |
Trang chủ & Cải thiện nhà cửa |
2.18 – 55,372 VND |
24.29 – 616,966 VND |
1.78 |
8.87 |
Công nghiệp & Thương mại |
2.77 – 70,458 VND |
24.53 – 623,062 VND |
1.48 |
12.03 |
Dịch vụ cá nhân (đám cưới, vệ sinh…) |
1.93 – 49,022 VND |
20.49 – 520,446 VND |
2.56 |
9.19 |
Bác sĩ & Bác sĩ phẫu thuật |
2.83 – 71,782 VND |
57.97 – 1,472,438 VND |
2.43 |
4.81 |
Bất động sản |
1.36 – 34,544 VND |
13.87 – 352,348 VND |
3.71 |
9.70 |
Thể thao & Giải trí |
1.20 – 30,480 VND |
14.59 – 370,586 VND |
3.74 |
8.87 |
1.3. Bảng giá quảng cáo Facebook tại thị trường Việt Nam
Chi phí quảng cáo trên Facebook tại Việt Nam có thể thay đổi đáng kể tùy theo ngành hàng, mục tiêu chiến dịch và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Việc nắm rõ bảng giá quảng cáo giúp bạn dễ dàng ước lượng ngân sách, tối ưu hiệu quả và tránh lãng phí. Dưới đây là bảng giá tham khảo được tổng hợp từ thị trường, giúp bạn có cái nhìn tổng quan trước khi triển khai chiến dịch.
Ngành nghề |
Tỷ lệ CTR (%) |
CPC (USD) |
CPC (VND) |
Chi phí cho 1000 clicks (VND) |
Thú cưng & Động vật |
1.63% |
$0.76 |
18,977 VND |
18,977,000 VND |
Thời trang & Trang sức |
1.13% |
$1.11 |
27,717 VND |
27,717,000 VND |
Nghệ thuật & Giải trí |
2.55% |
$0.44 |
10,987 VND |
10,987,000 VND |
Luật sư & Dịch vụ pháp lý |
0.99% |
$1.15 |
28,716 VND |
28,716,000 VND |
Ô tô (Bán) |
1.18% |
$0.70 |
17,479 VND |
17,479,000 VND |
Ô tô (Sửa chữa, Dịch vụ & Phụ tùng) |
0.99% |
$0.99 |
24,720 VND |
24,720,000 VND |
Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân |
1.34% |
$0.88 |
21,974 VND |
21,974,000 VND |
Dịch vụ kinh doanh |
1.37% |
$0.84 |
20,975 VND |
20,975,000 VND |
Nghề nghiệp & Tuyển dụng |
1.31% |
$0.70 |
17,479 VND |
17,479,000 VND |
Nha sĩ & Dịch vụ nha khoa |
0.81% |
$1.27 |
31,712 VND |
31,712,000 VND |
Giáo dục & Hướng dẫn |
1.20% |
$0.79 |
19,726 VND |
19,726,000 VND |
Tài chính & Bảo hiểm |
0.88% |
$1.11 |
27,717 VND |
27,717,000 VND |
Nội thất |
1.15% |
$1.19 |
29,714 VND |
29,714,000 VND |
Sức khỏe & Thể hình |
1.68% |
$0.90 |
22,473 VND |
22,473,000 VND |
Trang chủ & Cải thiện nhà cửa |
1.23% |
$0.95 |
23,722 VND |
23,722,000 VND |
Công nghiệp & Thương mại |
1.03% |
$0.80 |
19,976 VND |
19,976,000 VND |
Dịch vụ cá nhân |
1.28% |
$0.87 |
21,724 VND |
21,724,000 VND |
Bác sĩ & Bác sĩ phẫu thuật |
1.02% |
$1.08 |
26,968 VND |
26,968,000 VND |
Bất động sản |
2.45% |
$0.65 |
16,231 VND |
16,231,000 VND |
Nhà hàng & Thực phẩm |
2.29% |
$0.52 |
12,984 VND |
12,984,000 VND |
Mua sắm, Đồ sưu tầm & Quà tặng |
1.82% |
$0.65 |
16,231 VND |
16,231,000 VND |
Thể thao & Giải trí |
1.30% |
$0.77 |
19,227 VND |
19,227,000 VND |
Du lịch |
2.06% |
$0.43 |
10,737 VND |
10,737,000 VND |
Lưu ý: CPC sẽ thay đổi theo từng thời điểm, vì vậy để nắm chắc tình hình thị trường, bạn hãy liên hệ với SEONGON để được tư vấn và nhận kế hoạch và báo giá chi tiết nhất! |
2. Chi phí quảng cáo Facebook phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Chi phí quảng cáo Facebook thực tế bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ cách bạn setup chiến dịch, lựa chọn đối tượng, cho tới thời điểm triển khai và chất lượng nội dung. Dưới đây là phân tích chi tiết 9 yếu tố quan trọng mà chúng tôi – những người đã trực tiếp vận hành hàng trăm chiến dịch thành công đúc kết được:
STT |
Yếu tố ảnh hưởng |
Tác động đến chi phí |
1 |
Mục tiêu chiến dịch |
Mục tiêu càng phức tạp (chuyển đổi, doanh số) → chi phí cao hơn |
2 |
Đối tượng mục tiêu |
Target càng chi tiết và cạnh tranh cao → chi phí tăng |
3 |
Chất lượng nội dung quảng cáo |
Nội dung hấp dẫn, liên quan → tăng điểm chất lượng → giảm chi phí |
4 |
Ngành hàng |
Ngành cạnh tranh cao (bất động sản, tài chính…) → chi phí cao |
5 |
Thời điểm chạy quảng cáo |
Mùa cao điểm hoặc giờ vàng → nhiều đối thủ → chi phí tăng |
6 |
Ngân sách và cách đặt giá thầu |
Manual bidding cần kinh nghiệm, automatic bidding ổn định hơn |
7 |
Định dạng quảng cáo |
Video thường rẻ hơn; quảng cáo động hiệu quả cao nhưng phức tạp hơn |
8 |
Trải nghiệm sau nhấp chuột (Landing page) |
Trang đích tải chậm, nội dung kém → tăng chi phí do người dùng thoát nhanh |
9 |
Lịch sử tài khoản quảng cáo |
Tài khoản mới thường bị tính phí cao hơn, ít ưu tiên phân phối |
Phân tích chi tiết:
1. Mục tiêu chiến dịch (Campaign Objective)
Mục tiêu bạn chọn sẽ quyết định trực tiếp đến chi phí quảng cáo. Ví dụ:
- Các mục tiêu như Tương tác (Engagement) thường có chi phí thấp do yêu cầu ít dữ liệu tối ưu hơn.
- Các mục tiêu Chuyển đổi (Conversion) có chi phí cao hơn vì đòi hỏi hệ thống thu thập và phân tích nhiều tín hiệu người dùng để tối ưu.
- Nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) và Tiếp cận (Reach) có chi phí tính theo lượt hiển thị, thường thấp hơn so với các mục tiêu chuyển đổi.
2. Đối tượng mục tiêu (Audience Targeting)
Chi phí sẽ thay đổi tùy vào cách bạn xác định đối tượng mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo:
- Càng nhắm chọn chi tiết theo độ tuổi, khu vực, sở thích hay hành vi, chi phí càng cao nếu đó là nhóm người dùng “hot” đang bị nhiều nhà quảng cáo cạnh tranh.
- Tệp Lookalike Audience (đối tượng tương tự) hoặc Custom Audience (đối tượng tùy chỉnh) có thể mang lại hiệu quả chi phí rất tốt nếu được khai thác bài bản.
3. Chất lượng nội dung quảng cáo (Ad Quality)
Facebook ưu tiên phân phối những quảng cáo có chất lượng cao:
- Nếu quảng cáo của bạn có tỷ lệ nhấp (CTR) tốt, phản hồi tích cực và độ liên quan cao, hệ thống sẽ tự động giảm chi phí.
- Ngược lại, quảng cáo kém hấp dẫn, thông điệp mơ hồ, hình ảnh chất lượng thấp sẽ khiến chi phí đội lên nhanh chóng.
4. Ngành hàng và mức độ cạnh tranh
Không phải ngành nào cũng có mức chi phí quảng cáo giống nhau, chẳng hạn:
- Những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như bất động sản, tài chính, bảo hiểm, thẩm mỹ sẽ có CPC và CPL cao hơn trung bình.
- Các ngành như giáo dục, thời trang, FMCG thường có chi phí quảng cáo mềm hơn.
5. Thời điểm chạy quảng cáo
Thời gian chạy quảng cáo cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí:
- Các dịp cao điểm như Tết, Black Friday, mùa khai giảng sẽ chứng kiến mức đấu thầu tăng mạnh do nhiều doanh nghiệp cùng đẩy ngân sách.
- Trong ngày, khung giờ vàng (thường là sáng sớm, trưa và tối) cũng làm chi phí tăng vì lưu lượng người dùng hoạt động cao.
6. Ngân sách và cách đặt giá thầu (Bidding Strategy)
Chiến lược đặt giá thầu ảnh hưởng lớn đến chi phí. Facebook hỗ trợ hai hình thức chính là:
- Automatic Bidding (đặt giá thầu tự động): Facebook tối ưu để mang lại kết quả tốt nhất trong phạm vi ngân sách.
- Manual Bidding (đặt giá thầu thủ công): Dành cho nhà quảng cáo có kinh nghiệm, giúp kiểm soát sâu chi phí nhưng đòi hỏi phải theo dõi thường xuyên và có chiến lược tinh chỉnh.
7. Định dạng quảng cáo (Ad Format)
Không phải định dạng quảng cáo nào cũng có chi phí giống nhau, một số định dạng quảng cáo phổ biến là:
- Video Ads thường có chi phí thấp hơn Website Click Ads.
- Dynamic Ads (quảng cáo động) thường có hiệu quả cao, nhưng cần công tác chuẩn bị nội dung và kỹ thuật phức tạp hơn.
- Lead Ads (quảng cáo thu thập thông tin) nhanh chóng lấy được dữ liệu khách hàng tiềm năng nhưng nếu nhắm sai đối tượng sẽ khiến CPL bị đội lên.
8. Trải nghiệm sau nhấp chuột (Landing Page Experience)
Facebook không chỉ đo lường nội dung quảng cáo mà còn đánh giá chất lượng trang đích. Một landing page tải nhanh, nội dung hấp dẫn, tương thích với quảng cáo sẽ giữ chân người dùng và giúp giảm chi phí. Ngược lại, trang đích chậm, rối rắm hoặc chứa nội dung không liên quan khiến tỷ lệ thoát cao, làm chi phí quảng cáo tăng lên đáng kể.
9. Tài khoản quảng cáo và lịch sử hoạt động
Uy tín tài khoản quảng cáo cũng đóng vai trò quan trọng. Với tài khoản mới thường có chi phí cao hơn vì Facebook cần thời gian đánh giá độ tin cậy. Trong khi đó, một tài khoản có lịch sử tốt với tỷ lệ vi phạm thấp, điểm chất lượng cao sẽ được ưu tiên phân phối và hưởng mức chi phí quảng cáo tối ưu hơn theo thời gian.
3. Mách bạn cách tính chi phí quảng cáo Facebook cho mọi ngành nghề
Một chiến dịch quảng cáo thành công phải được bắt đầu từ tính toán lợi nhuận và kiểm soát chi phí một cách khoa học. Đây là phương pháp chúng tôi thường áp dụng khi lập kế hoạch ngân sách cho các thương hiệu lớn, từ ngành FMCG, bán lẻ, đến giáo dục hay bất động sản.
Với quy trình 5 bước đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả chúng tôi sẽ giúp bạn xác định ngân sách quảng cáo tối ưu trên Facebook, dù bạn đang kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào.
3.1. Xác định mục tiêu lợi nhuận
Trước tiên, cần đặt ra một mục tiêu lợi nhuận cụ thể theo ngày, chẳng hạn nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu thu về 1.000.000 đồng lợi nhuận ròng mỗi ngày, thì mọi phép tính liên quan đến chi phí quảng cáo cần xoay quanh con số này. Việc xác định mục tiêu cần rõ ràng, đo lường được và phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh.
3.2. Phân tích cơ cấu chi phí và lợi nhuận
Sau khi có mục tiêu lợi nhuận, bước tiếp theo là phân tích rõ ràng cơ cấu chi phí và lợi nhuận của mỗi đơn hàng. Điều này giúp bạn biết chính xác mình đang “có lời” bao nhiêu trước khi đầu tư vào quảng cáo.
Ví dụ minh họa một sản phẩm cụ thể:
- Giá bán: 300.000 đồng
- Giá vốn hàng hóa: 100.000 đồng
- Chi phí vận hành và logistics (nhân sự, điện, nước, thuê mặt bằng, vận chuyển…): 50.000 đồng
Lợi nhuận trước quảng cáo: 300.000 – (100.000 + 50.000) = 150.000 đồng/đơn hàng
Đây là con số bạn có thể dùng làm cơ sở để xác định CPA tối đa (chi phí quảng cáo/đơn hàng) trong bước tiếp theo.
Lưu ý: Nếu bạn có nhiều dòng sản phẩm với biên độ lợi nhuận khác nhau, hãy phân loại nhóm sản phẩm theo mức lợi nhuận, từ đó áp dụng chiến lược quảng cáo tương ứng – tránh dàn trải ngân sách không hiệu quả.
3.3. Xác định chi phí quảng cáo tối đa có thể chấp nhận
Sau khi đã phân tích được biên lợi nhuận, doanh nghiệp cần xác định mức chi phí quảng cáo tối đa có thể chấp nhận cho mỗi đơn hàng. Đây là mức ngân sách bạn có thể chi trả để có được một đơn hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Việc xác định CPA không thể dựa trên cảm tính mà cần dựa vào khả năng sinh lời thực tế.
Ví dụ, nếu mỗi đơn hàng mang lại lợi nhuận trước quảng cáo là 150.000 đồng, bạn có thể quyết định mức CPA tối đa là 100.000 đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc, mỗi đơn hàng phát sinh từ Facebook Ads không được tiêu tốn quá 100.000 đồng tiền quảng cáo.
Khi đó, lợi nhuận ròng sau khi trừ chi phí quảng cáo sẽ là: 150.000 đồng – 100.000 đồng = 50.000 đồng/đơn hàng
Đây là lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp thu về sau khi đã khấu trừ toàn bộ chi phí liên quan đến sản phẩm và quảng cáo. Mức lợi nhuận này phải phù hợp với kỳ vọng tăng trưởng và năng lực tài chính của doanh nghiệp.
3.4. Tính số đơn hàng cần đạt để hoàn thành mục tiêu
Sau khi xác định được mức lợi nhuận ròng trên mỗi đơn hàng, bước tiếp theo là tính toán số lượng đơn hàng cần đạt được mỗi ngày để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Ví dụ: Nếu mục tiêu lợi nhuận hàng ngày của bạn là 1.000.000 đồng và mỗi đơn hàng mang lại 50.000 đồng lợi nhuận ròng, thì:
1.000.000 : 50.000 = 20 đơn hàng/ngày
Nói cách khác, bạn cần bán được ít nhất 20 đơn hàng/ngày thì mới đạt được mục tiêu lợi nhuận kỳ vọng. Việc xác định rõ ràng số lượng đơn hàng mục tiêu không chỉ giúp bạn kiểm soát hiệu quả hoạt động quảng cáo, mà còn là căn cứ để điều chỉnh ngân sách và chiến lược truyền thông khi cần thiết.
3.5. Tính ngân sách quảng cáo cần thiết
Khi đã xác định rõ số lượng đơn hàng cần có mỗi ngày và mức CPA tối đa, bạn có thể dễ dàng tính được ngân sách quảng cáo cần đầu tư hàng ngày.
Vẫn theo ví dụ trên: 20 đơn hàng/ngày × 100.000 = 2.000.000 đồng/ngày
Đây là ngân sách quảng cáo Facebook tối thiểu mỗi ngày để đạt được mục tiêu lợi nhuận 1.000.000 đồng/ngày trong điều kiện lý tưởng. Trong thực tế, bạn cần theo dõi sát hiệu quả từng ngày, kiểm soát CPA và tối ưu liên tục để đảm bảo ngân sách không bị đội lên mà vẫn duy trì được kết quả mong muốn.
4. Câu hỏi thường gặp về chi phí chạy quảng cáo Facebook
Có nên chạy quảng cáo với ngân sách nhỏ để test trước không?
Có. Việc bắt đầu với ngân sách nhỏ (thường từ 100.000 – 300.000 VNĐ/ngày) trong 3 – 5 ngày đầu tiên là chiến lược an toàn và cần thiết. Mục tiêu của giai đoạn này là kiểm tra hiệu quả quảng cáo thông qua các yếu tố như: nội dung, đối tượng mục tiêu và hành vi chuyển đổi thực tế. Từ kết quả test, bạn sẽ có đủ dữ liệu để đưa ra quyết định chính xác trước khi mở rộng ngân sách.
Quảng cáo hiển thị nhiều nhưng không có đơn là do đâu?
Nếu quảng cáo của bạn có lượng hiển thị cao nhưng vẫn không tạo ra đơn hàng, có thể bạn đang gặp một hoặc nhiều vấn đề sau:
- Target sai đối tượng
- Nội dung không hấp dẫn hoặc không đúng insight
- Trang đích tải chậm, thiếu thuyết phục
- Sản phẩm chưa đủ hấp dẫn hoặc giá chưa cạnh tranh
Chi phí quảng cáo trên Facebook 1 tháng là bao nhiêu?
Không có con số cố định cho tất cả. Chi phí quảng cáo Facebook theo tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành hàng, mục tiêu chiến dịch (nhận diện thương hiệu, chuyển đổi, remarketing…), đối tượng tiếp cận và chất lượng content cũng như landing page.
Có thể bạn cũng quan tâm: |
Chi phí chạy quảng cáo Facebook không có một con số cố định cho mọi doanh nghiệp. Mỗi chiến dịch đều cần được tính toán dựa trên mục tiêu lợi nhuận, cơ cấu chi phí, khả năng chi trả và hiệu quả thực tế. Do đó, thay vì chỉ hỏi “chạy Facebook Ads hết bao nhiêu tiền?”, doanh nghiệp nên tập trung vào câu hỏi cốt lõi hơn: “Làm sao để quảng cáo mang lại hiệu quả tối ưu với chi phí hợp lý nhất?”
Với kinh nghiệm triển khai hàng nghìn chiến dịch quảng cáo thành công cho các thương hiệu lớn trong và ngoài nước, SEONGON không chỉ giúp bạn lên kế hoạch ngân sách hiệu quả mà còn đồng hành trong việc xây dựng chiến lược Facebook Ads bài bản – đo lường rõ ràng – tối ưu từng đồng chi phí.