Featured Snippets là đoạn trích nổi bật hiển thị ngay đầu trang kết quả tìm kiếm, cung cấp câu trả lời ngắn gọn và nhanh chóng cho người dùng. Nắm bắt được cách thức hoạt động cũng như tối ưu Featured Snippets là chìa khóa để thu hút lượng truy cập đáng kể về website. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết về Featured Snippets là gì và hướng dẫn chi tiết cách tối ưu nội dung để đạt được vị trí “top 0” giá trị này.
1. Featured Snippets là gì?
Theo Google, Featured Snippets (đoạn trích nổi bật) là những ô kết quả đặc biệt được xuất hiện ở trên cùng của kết quả tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu, đây là những đoạn thông tin ngắn gọn được Google hiển thị nổi bật ở đầu trang kết quả tìm kiếm nhằm trả lời trực tiếp truy vấn của người dùng.
Trong SEO, vị trí này còn được gọi là “Top 0”, nằm ngay trên cả kết quả xếp hạng đầu tiên, trên cả tiêu đề SEO và địa chỉ URL của kết quả tìm kiếm.
Có thể thấy Featured Snippets xuất hiện ở nhiều nơi trên trang kết quả tìm kiếm, bao gồm:
- Đầu trang kết quả tìm kiếm tổng hợp: Đây là vị trí phổ biến nhất của Featured Snippets.
- Trong phần “Mọi người cũng hỏi”: Featured Snippets cũng có thể xuất hiện trong phần này, cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi liên quan.
- Bên cạnh Sơ đồ tri thức (Knowledge Graph): Đối với một số truy vấn tìm kiếm, Featured Snippets sẽ hiển thị cùng với sơ đồ tri thức giúp cung cấp thông tin bổ sung.
2. 4 lợi ích của việc tối ưu Featured Snippets
Tại sao việc tối ưu hóa để chiếm lĩnh vị trí Featured Snippets lại đáng được chú trọng? Dưới đây là bốn lợi ích vượt trội của việc tối ưu đoạn trích nổi bật:
- Chiếm được vị trí “vàng”: Featured Snippets xuất hiện ngay đầu trang, thậm chí trước cả kết quả xếp hạng số một, mang đến khả năng hiển thị vượt trội và thu hút sự chú ý của người dùng ngay lập tức. Điều này đồng nghĩa với việc website của bạn sẽ được nhìn thấy đầu tiên, gia tăng cơ hội tiếp cận người dùng cũng như lượt click của họ.
- Tăng tỷ lệ click-through rate (CTR): Với vị trí nổi bật và nội dung trả lời trực tiếp, Featured Snippets thường có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn đáng kể so với các kết quả tìm kiếm thông thường. Người dùng có xu hướng click vào các kết quả cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác nhất để tìm hiểu thêm vấn đề.
- Ảnh hưởng đến thứ hạng: Mặc dù Google chưa chính thức xác nhận, nhiều chuyên gia SEO vẫn đánh giá rằng việc xuất hiện trong Featured Snippets là một tín hiệu tích cực, góp phần cải thiện thứ hạng tổng thể của website về lâu dài. Bởi điều này cho thấy nội dung của bạn chất lượng và phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Tăng uy tín cho website: Khi website của bạn được Google lựa chọn hiển thị trong Featured Snippets, điều đó khẳng định nội dung của bạn đáng tin cậy và có giá trị. Việc này giúp xây dựng uy tín thương hiệu và tăng niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói: Theo phân tích từ Backlinko, hơn 40% câu trả lời từ tìm kiếm bằng giọng nói được trích xuất từ các đoạn nổi bật trên Google. Vì vậy, khi bạn tối ưu hóa nội dung trang web của mình, Google có thể sử dụng thông tin đó để trả lời cho nhiều truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói, nhờ đó gia tăng tỷ lệ tiếp cận cũng như lượt click từ người dùng.
3. Cách đoạn trích nổi bật của Google hoạt động
Đoạn trích nổi bật của Google hoạt động theo một quy trình phức tạp nhằm cung cấp câu trả lời nhanh chóng và chính xác nhất cho người dùng. Quy trình này bao gồm bốn bước chính:
Bước 1: Hiểu ý định tìm kiếm
Để xác định chính xác điều người dùng đang tìm kiếm, Google sẽ phân tích sâu vào truy vấn bằng cách:
- Phân tích từ khóa: Google phân tích từ khóa trong truy vấn của người dùng nhằm xác định chính xác ý định tìm kiếm của họ.
- Phân tích ngữ cảnh: Không chỉ dừng lại ở từ khóa, Google còn phân tích ngữ cảnh của truy vấn, bao gồm các từ khóa liên quan, lịch sử tìm kiếm của người dùng và vị trí địa lý (nếu có) để hiểu rõ hơn về ngữ cảnh của câu hỏi.
Bước 2: Tìm kiếm nội dung phù hợp
Sau khi hiểu được ý định tìm kiếm, Google sẽ tìm kiếm nội dung phù hợp.
- Đánh giá các trang web: Google sẽ quét hàng tỷ trang web đã được lập chỉ mục để tìm những trang có nội dung phù hợp cũng như liên quan đến truy vấn tìm kiếm.
- Phân tích cấu trúc: Google sẽ phân tích cấu trúc của trang, cách bố trí nội dung, thẻ tiêu đề (headings), đoạn văn và các yếu tố khác để đánh giá mức độ phù hợp và chất lượng thông tin.
Bước 3: Trích xuất thông tin:
Google sẽ xác định câu trả lời và định dạng câu trả lời này thành các hình thức khác nhau.
- Xác định câu trả lời: Google sẽ cố gắng tìm kiếm câu trả lời ngắn gọn, súc tích và chính xác nhất cho truy vấn tìm kiếm.
- Định dạng: Google sẽ định dạng câu trả lời này thành các dạng khác nhau sao cho phù hợp với truy vấn, chẳng hạn như:
– Danh sách: Trình bày dưới dạng các gạch đầu dòng hoặc danh sách các ý chính.
– Bảng: Hiển thị thông tin có cấu trúc dưới dạng bảng.
– Đoạn văn: Trích dẫn một đoạn văn ngắn trả lời trực tiếp cho truy vấn.
– Số: Cung cấp con số cụ thể để trả lời.
Bước 4: Hiển thị kết quả:
Google sẽ hiển thị kết quả đến người dùng trên trang kết quả tìm kiếm.
- Vị trí đầu tiên: Featured Snippet thường được xuất hiện ngay phía trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên (Top 0).
- Định dạng nổi bật: Ngoài ra, đoạn trích được thiết kế đặc biệt với font chữ và màu sắc nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của người dùng.
4. 4 dạng Featured Snippets phổ biến
Featured Snippets hiển thị theo nhiều định dạng khác nhau để phù hợp với nội dung câu trả lời. Dưới đây là 4 dạng Featured Snippets thường gặp nhất:
4.1. Đoạn trích văn bản
Dạng phổ biến nhất của Featured Snippets là đoạn trích văn bản (Paragraph), chiếm khoảng 70% tổng số đoạn trích mà người dùng nhìn thấy khi tìm kiếm. Dạng này gồm một đoạn văn bảng, cung cấp câu trả lời ngắn gọn, súc tích, thường cho các câu hỏi bắt đầu bằng “Như thế nào”, “Ai”, “Tại sao”, “Khi nào” và “Cái gì”. Độ dài của đoạn trích văn bản thường dao động từ 50 – 100 từ.
4.2. Danh sách
Các đoạn trích nổi bật dạng danh sách (List) chiếm khoảng 19% tổng số Featured Snippets và thường được trình bày dưới dạng danh sách đánh số hoặc có dấu đầu dòng (bullet). Loại đoạn trích này thường xuất hiện trong các truy vấn câu hỏi như “Làm thế nào” hoặc “Cái gì”, đặc biệt khi cần câu trả lời dưới dạng hướng dẫn từng bước hoặc liệt kê các mục.
Danh sách có thể được định dạng theo hai cách:
- Danh sách có thứ tự: dùng để xếp hạng các mục hoặc trình bày các bước cụ thể (ví dụ: “10 bộ phim hay nhất năm 2024” hoặc “Cách thiết lập điện thoại Android mới”)
- Danh sách không có thứ tự: gồm các mục không yêu cầu xếp hạng cụ thể (ví dụ: “Những loài chó thân thiện”).
4.3. Dạng bảng
Đoạn trích nổi bật dạng bảng (Table) cung cấp dữ liệu trực quan bằng cách trích xuất thông tin từ một trang web và trình bày nó dưới dạng bảng. Dạng này thường xuất hiện cho các truy vấn cần so sánh hoặc liệt kê dữ liệu, chẳng hạn như “Quần Jeans có những kích cỡ nào?”, “Giá rượu Chivas”.
Đoạn trích dạng bảng thường hiển thị các hàng và cột chứa các giá trị như giá cả, lãi suất, năm hoặc các số liệu cụ thể khác, giúp người dùng dễ dàng hình dung và so sánh thông tin.
4.4. Dạng Video
Trong một số trường hợp, Google có thể hiển thị đoạn trích video nổi bật, thường được lấy từ YouTube, với dấu thời gian bắt đầu phát tại phần nội dung của video có liên quan với truy vấn. Đây là dạng Featured Snippet ít phổ biến nhất, chỉ chiếm khoảng 5% so với các loại Featured Snippets khác.
Theo nghiên cứu của HubSpot, các đoạn trích video này thường xuất hiện trong các truy vấn tìm kiếm liên quan đến “Hướng dẫn” hoặc “Cách làm”, đặc biệt khi tiêu đề của video trùng khớp với nội dung truy vấn.
Lưu ý:
- Hãy nhớ rằng Google không ngừng thử nghiệm và cải tiến các loại đoạn trích nổi bật, đồng thời kết hợp nhiều dạng khác nhau để đáp ứng đa dạng truy vấn tìm kiếm của người dùng. Điều này nhằm mục tiêu nâng cao trải nghiệm tìm kiếm trên nền tảng.
- Các đoạn trích nổi bật thường lấy thông tin từ nhiều nguồn và có thể xuất hiện dưới dạng kết hợp, chẳng hạn như đoạn văn kèm hình ảnh hoặc xuất hiện trong mục “Mọi người cũng hỏi.”
5. 5 bước để xác định và tối ưu bài viết TOP 0
5 bước cơ bản để xác định và tối ưu bài viết TOP 0 Bước 1: Đánh giá từ khóa/URL có thể tối ưu Bước 2: Xác định hình thức Featured Snippet đang hiển thị trên Google Bước 3: Tối ưu bài viết theo hình thức Featured Snippet đã xác định Bước 4: Submit bài viết đã được tối ưu Bước 5: Theo dõi và đo lường kết quả |
Sau đây là hướng dẫn chi tiết từng bước xác định và tối ưu bài viết TOP 0:
Bước 1: Đánh giá từ khóa/URL có thể tối ưu
Việc đầu tiên cần làm là xác định những từ khóa và URL nào trên website của bạn có tiềm năng đạt được Featured Snippet. Đây là bước quan trọng để tập trung nguồn lực vào đúng nơi và đạt hiệu quả tối ưu.
- Nghiên cứu từ khóa: Tập trung vào các từ khóa thể hiện rõ ràng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Nên ưu tiên từ khóa dài (4 từ trở lên) thay vì từ khóa ngắn (1-3 từ). Từ khóa ngắn thường chung chung, khó xác định ý định tìm kiếm, do đó ít có khả năng hiển thị Featured Snippet.
Ngược lại, từ khóa dài, đặc biệt dạng câu hỏi như “Định nghĩa X là gì?”, “Cách làm Y như thế nào?”, “Giá của mặt hàng Z bao nhiêu?”, “So sánh A và B…”, giúp Google dễ dàng hiểu ý định tìm kiếm và đưa ra câu trả lời trọng tâm. Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa (như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush,…) để tìm kiếm các từ khóa phù hợp.
- Phân tích đối thủ: Xem xét các đối thủ cạnh tranh đang xếp hạng cao cho các từ khóa đã chọn. Kiểm tra xem từ khóa nào đang hiển thị Featured Snippet và dạng Featured Snippet đó là gì, sau đó phân tích cách đối thủ cấu trúc nội dung và tối ưu cho Featured Snippet.
- Kiểm tra URL hiện có và đánh giá khả năng lên TOP 0: Phân tích các URL trên website của bạn, đặc biệt là những trang đang xếp hạng cao. Ưu tiên những trang đã nằm trong top 3 – 5, vì những trang này có khả năng cao hơn để đạt Featured Snippet. Những trang nằm ngoài top 5 vẫn có khả năng nhưng tỷ lệ thành công thấp hơn. Đồng thờ, bạn cần đánh giá chất lượng nội dung, cấu trúc và mức độ tối ưu SEO hiện tại của các URL này để xác định tiềm năng lên “top 0”.
Bước 2: Xác định hình thức Featured Snippet đang hiển thị trên Google
Sau khi xác định được từ khóa tiềm năng, hãy tìm hiểu xem Google đang hiển thị Featured Snippet dạng nào cho từ khóa đó. Đồng thời, xem xét dạng Featured Snippet nào là tối ưu nhất cho truy vấn của người dùng để tập trung tối ưu nội dung đúng hướng.
- Tìm kiếm từ khóa mục tiêu: Nhập từ khóa bạn muốn tối ưu trên Google. Quan sát xem Google đang hiển thị Featured Snippet nào (nếu có) cho từ khóa đó và dạng Featured Snippet hiện tại là gì.
- Phân tích ý định tìm kiếm: Nghiên cứu ý định tìm kiếm của người dùng để xác định dạng Featured Snippet tối ưu nhất cho từ khóa đó. Google thường ưu tiên hiển thị các dạng Featured Snippet sau cho từng loại truy vấn:
- Đoạn văn bản (Paragraph): Thường dùng cho các câu hỏi “Định nghĩa là gì?”, “Cái gì?”, “Tại sao?”, “Ở đâu tốt nhất?”, “Có tốt không?”.
- Danh sách (List): Phù hợp với các truy vấn “Cách làm/Cách thực hiện”, “Danh sách…”, “Cái gì/Ở đâu?”, “Tại sao?”.
- Bảng (Table): Lý tưởng cho các truy vấn liên quan đến “Bảng xếp hạng”, “Chỉ số”, “Giá cả”, “So sánh”.
- So sánh và lựa chọn: So sánh dạng Featured Snippet hiện tại (nếu có) với dạng Featured Snippet tối ưu nhất dựa trên phân tích ý định tìm kiếm. Nếu chưa có Featured Snippet nào hiển thị, hãy tập trung vào dạng tối ưu nhất với Google. Từ đó, bạn có thể tập trung tối ưu nội dung và hình thức trình bày câu trả lời sao cho phù hợp.
Bước 3: Tối ưu bài viết theo hình thức Featured Snippet đã xác định
Đây là lúc “chỉnh sửa” bài viết của bạn để phù hợp với dạng Featured Snippet mà bạn đang nhắm đến. Hãy tập trung vào việc cung cấp câu trả lời chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu nhất cho người dùng.
- Cấu trúc nội dung: Sắp xếp lại nội dung bài viết một cách rõ ràng, logic, sử dụng các thẻ heading (H1, H2, H3,…) để phân chia nội dung thành các phần nhỏ.
- Đặt câu hỏi và trả lời: Trong bài viết, hãy đặt câu hỏi rõ ràng, cụ thể, tương tự như cách người dùng tìm kiếm trên Google, sau đó, cung cấp câu trả lời ngắn gọn, súc tích ngay bên dưới câu hỏi và bổ sung thêm những thông tin liên quan.
- Tối ưu nội dung theo dạng Featured Snippet (Chi tiết sẽ được trình bày ở phần 6):
-
- Đoạn văn bản: Viết đoạn văn ngắn gọn, chứa đựng thông tin chính xác và đầy đủ để trả lời câu hỏi.
- Danh sách: Sử dụng danh sách có thứ tự hoặc không thứ tự để liệt kê các bước, các mục hoặc các ý chính.
- Bảng: Tạo bảng để trình bày dữ liệu một cách trực quan, dễ hiểu.
- Video: Tạo và chèn video hướng dẫn chi tiết và tối ưu tiêu đề video cho từ khóa mục tiêu.
- v.v.
- Sử dụng hình ảnh, video minh họa: Bạn có thể thêm các hình ảnh và video chất lượng, rõ nét để giúp bài viết trở nên sinh động và dễ hiểu hơn, đồng thời tăng lượng click vào bài viết.
Bước 4: Submit bài viết đã được tối ưu
Sau khi đã tối ưu Featured Snippet, bạn thực hiện Submit bài viết đến Google.
- Gửi URL đến Google Search Console: Hãy gửi URL đến Google Search Console sau khi bài viết đã được tối ưu để Google lập chỉ mục lại trang web của bạn. Điều này giúp Google nhanh chóng phát hiện những thay đổi và cập nhật Featured Snippet.
- Chia sẻ lên mạng xã hội: Bạn có thể chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội để tăng lượt truy cập và tín hiệu mạng xã hội, giúp cải thiện thứ hạng và tăng khả năng xuất hiện Featured Snippet.
Bước 5: Theo dõi và đo lường kết quả
Cuối cùng, hãy theo dõi và phân tích kết quả để đánh giá hiệu quả của việc tối ưu và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.
- Theo dõi kết quả: Sử dụng các công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa hoặc tìm kiếm trực tiếp trên Google để kiểm tra xem bài viết của bạn đã đạt Featured Snippet hay chưa.
- Phân tích traffic: Theo dõi lượng truy cập đến từ Featured Snippet để đánh giá hiệu quả của việc tối ưu.
- Điều chỉnh và cải thiện: Nếu chưa đạt được Featured Snippet, hãy phân tích lại nội dung, đối thủ cạnh tranh và tiếp tục tối ưu.
6. Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu bài viết top 0 theo từng hình thức hiển thị
Khi đã xác định được dạng Featured Snippet mục tiêu, bạn có thể tìm hiểu chi tiết cách tối ưu nội dung cho từng hình thức hiển thị sau đây để tăng khả năng chinh phục vị trí “top 0” trên Google:
6.1. Tối ưu cho các từ khóa dài và dạng câu hỏi
Ví dụ: từ khóa dài và dạng câu hỏi “tiểu đường có ăn được bánh cuốn không”.
Cách tối ưu:
- Xác định dạng câu hỏi: Đây là dạng câu hỏi có hoặc không (Yes/No).
- Xác định dạng Featured Snippet tối ưu: Với câu hỏi có hay không, dạng Featured Snippet phù hợp nhất là đoạn văn bản (Paragraph).
- Tối ưu nội dung:
-
- Trả lời trực tiếp, ngắn gọn ngay đoạn sapo (mở bài) của bài viết, đồng thời trong bài viết, bạn có thể trả lời một câu khẳng định ngắn gọn ngay tại tiêu đề phụ (H2 hoặc H3): “Người tiểu đường có thể ăn bánh cuốn”, sau đó cung cấp câu trả lời cụ thể hơn ở phía dưới (“Người tiểu đường, bao gồm cả tiểu đường thai kỳ có thể ăn bánh cuốn…”).
- Cung cấp thêm các thông tin có liên quan chẳng hạn như lưu ý, liều lượng ăn bánh cuốn cho người tiểu đường,…
- Đảm bảo câu trả lời nằm trong khoảng 50 – 100 từ.
6.2. Tối ưu nội dung dạng định nghĩa
Ví dụ: định nghĩa “phụ tá nha khoa là gì”
Cách tối ưu:
-
- Xác định từ khóa mục tiêu: Từ khóa chính ở đây là “phụ tá nha khoa là gì”.
- Xác định dạng Featured Snippet tối ưu: Với câu hỏi “là gì”, dạng Featured Snippet phù hợp nhất là đoạn văn bản (Paragraph).
- Tối ưu nội dung:
-
- Đặt câu hỏi rõ ràng ngay đầu đoạn hoặc tại tiêu đề phụ (H2 hoặc H3), sau đó đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích ngay bên dưới. Hoặc bạn có thể trả lời trực tiếp, ngắn gọn ngay đoạn sapo (mở bài) của bài viết.
- Đảm bảo câu trả lời nằm trong khoảng 50 – 100 từ.
- Sử dụng các từ khóa phụ một cách tự nhiên trong câu trả lời (“điều dưỡng nha khoa”, “trợ thủ nha khoa”)
6.3. Tối ưu nội dung với định dạng bảng
Ví dụ: “giá rượu chivas 18”
Cách tối ưu:
- Xác định từ khóa mục tiêu: Từ khóa mục tiêu cần tối ưu là “giá rượu chivas 18”. Các từ khóa liên quan có thể bao gồm “rượu chivas 18 giá bao nhiêu”, “bảng giá rượu chivas 18”.
- Thêm thẻ heading: Sử dụng thẻ heading (H2 hoặc H3) chứa từ khóa mục tiêu ngay phía trên bảng. Chẳng hạn: <h2>Bảng giá rượu Chivas 18</h2>.
- Tạo bảng: Tạo bảng với dữ liệu trả lời chính xác truy vấn của người dùng, tránh nhồi nhét nhiều chữ vào bảng. Nên sử dụng bảng từ 2 đến 3 cột để đảm bảo tính dễ đọc và trực quan:
- Cột 1: Tiêu chí: “Dòng sản phẩm”
- Cột 2: Giá trị tiêu chí: “Dung tích”
- Cột 3: Giá trị tiêu chí: “Giá”
- Vị trí đặt bảng: Bảng nên được đặt ngay sau thẻ heading hoặc sau một đoạn văn bản chứa từ khóa mục tiêu. Điều này giúp Google dễ dàng hiểu ngữ cảnh và liên kết bảng với từ khóa.
- Tối ưu nội dung xung quanh: Mặc dù Featured Snippet chỉ hiển thị bảng, nội dung xung quanh vẫn cần được tối ưu. Bạn có thể viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về rượu Chivas 18 hoặc giải thích bảng giá, đồng thời nên sử dụng từ khóa mục tiêu và các từ khóa liên quan trong đoạn văn này.
6.4. Tối ưu nội dung với định dạng bullet
Ví dụ: “quán cà phê đẹp nhất gò vấp”
Cách tối ưu:
- Sử dụng thẻ Heading: Với dạng từ khóa này, các thẻ heading H2 hoặc H3 chính là danh sách câu trả lời cho truy vấn tìm kiếm, do đó hãy viết đầy đủ và ngắn gọn tên của các quán cà phê tại các tiêu đề H2.
- Viết đoạn dẫn: Viết một đoạn dẫn ngắn trước danh sách để giới thiệu hoặc cung cấp thêm ngữ cảnh. Đoạn dẫn này có chứa từ khóa mục tiêu và các từ khóa liên quan. Ví dụ: “Gò Vấp nổi tiếng với nhiều quán cà phê đẹp và không gian ấn tượng. Dưới đây là danh sách một số quán cà phê đẹp nhất Gò Vấp bạn nên ghé thăm:”
- Thêm hình ảnh: Có thể thêm hình ảnh minh họa cho mỗi mục (quán cà phê) trong danh sách để tăng tính hấp dẫn.
6.5. Tối ưu định dạng nội dung có chứa video
Ví dụ: “hướng dẫn setup quảng cáo Facebook”
Đây là một ví dụ về Featured Snippet dạng video carousel, hiển thị nhiều đoạn video ngắn từ cùng một video dài hơn, mỗi đoạn tập trung vào một khía cạnh cụ thể của chủ đề.
Cách tối ưu:
- Nghiên cứu từ khóa:
-
- Từ khóa chính: Trong trường hợp này là “hướng dẫn set up quảng cáo facebook”.
- Từ khóa liên quan: Nghiên cứu các từ khóa liên quan đến các bước hoặc khía cạnh cụ thể của việc thiết lập quảng cáo Facebook, ví dụ: “tạo tài khoản quảng cáo facebook”, “cài đặt chiến dịch quảng cáo facebook”, “tạo fanpage quảng cáo”,…
- Tối ưu tiêu đề và mô tả video:
-
- Tiêu đề: Tiêu đề video chính nên bao quát chủ đề tổng quan, chứa từ khóa chính. Ví dụ: “Hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook Ads 2023 – Đầy đủ và chi tiết”.
- Mô tả: Mô tả video chi tiết, tóm tắt các nội dung chính của video và chứa cả từ khóa chính lẫn các từ khóa liên quan.
- Tạo video dài, chia thành các chương nhỏ:
-
- Nội dung chi tiết, đầy đủ: Video bao quát toàn bộ quá trình thiết lập quảng cáo Facebook, từ những bước cơ bản đến nâng cao.
- Chia thành các chương (chapter): Chia video thành các chương nhỏ, mỗi chương tập trung vào một bước hoặc khía cạnh cụ thể. Trong mô tả video, bạn thêm dấu thời gian:
- 0:00 – Giới thiệu
- 1:10 – Tạo Fanpage
- 3:32 – Tạo tài khoản quảng cáo
- 7:16 – Cấu trúc quảng cáo Facebook
- 9:36 – Cài đặt chiến dịch
- Sử dụng hình ảnh thumbnail (ảnh đại diện) hấp dẫn: Thumbnail là yếu tố quan trọng giúp thu hút người xem. Sử dụng thumbnail rõ ràng, bắt mắt và thể hiện được nội dung của từng chương.
- Tối ưu thẻ (tag) và thẻ hashtag: Sử dụng các thẻ và thẻ hashtag liên quan đến từ khóa chính và các từ khóa liên quan.
7. Lưu ý khi tối ưu Featured Snippets
Để tối ưu Featured Snippets hiệu quả, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
- SEO tổng thể bài viết: Vị trí bài viết càng cao trên trang kết quả tìm kiếm thì khả năng xuất hiện Featured Snippet càng lớn. Do đó, bạn cần tối ưu SEO toàn diện cho bài viết để đạt thứ hạng cao, từ đó tăng cơ hội giành vị trí “top 0” cũng như nhận được nhiều nhất lượt truy cập của khách hàng.
- Theo dõi đối thủ: Thường xuyên kiểm tra các từ khóa đã đạt Featured Snippet để phát hiện sớm các trường hợp đối thủ cạnh tranh chiếm mất vị trí này. Khi đó, bạn cần phân tích nội dung của đối thủ, tìm ra điểm mạnh của họ và tối ưu nội dung bài viết của mình tốt hơn để giành lại Featured Snippet.
- Phân tích và cải thiện: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến Featured Snippet như tín hiệu mạng xã hội (social signals), backlink, lượt xem trang (pageview), tỷ lệ thoát (bounce rate),… Nếu chưa đạt được Featured Snippet, hãy phân tích những yếu tố này để cải thiện.
- Kiên nhẫn: Google cần thời gian để đánh giá và lựa chọn nội dung cho Featured Snippet, vì vật đừng nản chí nếu chưa thấy kết quả ngay lập tức, hãy kiên nhẫn chờ đợi bài viết lên Top 0 và đồng thời tiếp tục tối ưu nội dung.
8. Giải đáp câu hỏi liên quan về Featured Snippets
Cùng giải đáp các câu hỏi liên quan để hiểu rõ hơn về Featured Snippets:
Câu 1: Vì sao Featured Snippets bị xóa bỏ?
Featured Snippets có thể bị Google xóa tự động hoặc thủ công nếu vi phạm các quy định sau đây:
- Nội dung nguy hiểm
- Thủ đoạn lừa đảo
- Nội dung quấy rối
- Nội dung kích động thù địch
- Nội dung truyền thông bị bóp méo
- Nội dung y tế
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung khủng bố
- Bạo lực và đẫm máu
- Ngôn từ khiếm nhã và tục tĩu
- v.v
Nếu vi phạm các chính sách của Google, Featured Snippets sẽ không còn hiển thị. Ngoài ra, bạn cũng có thể mất vị trí Top 0 nếu đối thủ cạnh tranh trả lời truy vấn của người dùng tốt hơn.
Câu 2: Sự khác nhau giữa Featured Snippets và Rich Snippets?
Mặc dù đều làm tăng khả năng hiển thị của kết quả tìm kiếm nhưng Featured Snippets và Rich Snippets có những điểm khác biệt quan trọng:
- Featured Snippets: Đoạn thông tin ngắn trích xuất từ một bài viết để trả lời trực tiếp truy vấn tìm kiếm của người dùng, xuất hiện ở vị trí nổi bật trên trang kết quả (thường là “Top 0”).
- Rich Snippets: là những đoạn thông tin đặc biệt hiển thị thêm các chi tiết về bài viết, chẳng hạn như sản phẩm, bài đánh giá, ứng dụng hoặc địa chỉ công ty,… Rich Snippets thường bao gồm các phần cơ bản như URL, tiêu đề, mô tả meta, cùng các phần bổ sung như đánh giá xếp hạng, điều hướng, liên kết nội bộ (internal link), ảnh đại diện,…
Rich Snippets làm cho kết quả tìm kiếm trở nên nổi bật hơn, trong khi Featured Snippets trở thành kết quả nổi bật nhất.
Câu 3: Featured Snippets có dạng trả phí không?
Không, việc xuất hiện trên Featured Snippets hoàn toàn không phải trả phí và dựa trên thuật toán cũng như chính sách của Google. Bạn không thể trả tiền để mua vị trí Featured Snippet. Việc tối ưu nội dung để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm kiếm của người dùng là cách duy nhất để giành được Featured Snippet.
Tối ưu Featured Snippets là một yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO, giúp website nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn Featured Snippets là gì cũng như cung cấp những kiến thức hữu ích để bắt đầu hành trình chinh phục vị trí “top 0”, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.