Đầu những năm 2010, việc đánh cắp chất xám trở nên phổ biến trên Internet. Sau đó 2 năm, Google đã ra mắt thuật toán Google Pirate nhằm đối phó với thực trạng này. Tính đến tận ngày nay, đây vẫn là một trong những phương pháp quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất nội dung của các website trên Google. Hãy cùng SEONGON khám phá chi tiết về Google Pirate và tìm hiểu các chiến lược để bảo vệ website của bạn hiệu quả qua bài viết sau!
1. Google Pirate là gì? Mục tiêu của thuật toán
Google Pirate là một trong những thuật toán của Google nhằm ngăn chặn hành vi sao chép trên Internet, bảo vệ bản quyền của website. Thuật toán được ra đời vào tháng 8/2012 và còn được biết đến với tên gọi là “Thuật toán cướp biển” (Từ “Pirate” trong tiếng Anh có nghĩa là “Cướp biển”).
Theo đó, thuật toán này nhắm đến các “tên cướp” ăn cắp bản quyền, sao chép nội dung từ các trang khác rồi đăng lên website của mình. Mục đích chính của thuật toán này là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao chất lượng của thông tin trên công cụ tìm kiếm bằng cách xử lý nghiêm các trang vi phạm bản quyền.
Việc tạo ra thuật toán xuất phát từ bối cảnh thực tế đầy nhức nhối: Các trang web vi phạm bản quyền, chẳng hạn như các website chia sẻ phim lậu, nhạc lậu hoặc phần mềm crack lại thường xếp hạng rất cao trên Google. Điều này khiến nội dung vi phạm bản quyền ngày càng trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn.
Ví dụ: Khi người dùng tìm kiếm cụm từ “download free movie” hoặc “latest movie torrent”, các trang như 123movies, The Pirate Bay hoặc các blog không chính thống lại ở ngay trên đầu kết quả tìm kiếm.
Các trang web vi phạm bản quyền tràn lan ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các website chính thống và nhà sản xuất nội dung hợp pháp. Nếu Google không có chính sách hợp lý để trừng trị các website sao chép thì lâu dần chất lượng nội dung sẽ giảm sút. Do đó, thuật toán Google Pirate được tạo ra nhằm:
- Bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo: Google Pirate giúp bảo vệ quyền lợi của những người tạo ra nội dung bằng cách ngăn chặn việc sao chép trái phép.
- Cải thiện chất lượng tìm kiếm: Bằng cách loại bỏ các trang web kém chất lượng và vi phạm bản quyền, Google giúp người dùng tìm thấy những thông tin chính xác và hữu ích hơn.
2. Google Pirate tác động đến SEO như thế nào?
Google Pirate tác động mạnh mẽ đến SEO bởi các website vi phạm có nguy cơ giảm thứ hạng thậm chí bị xóa hoàn toàn khỏi trang kết quả tìm kiếm. Một số biện pháp xử lý được áp dụng bao gồm:
2.1. Giảm thứ hạng của các trang vi phạm bản quyền
Thuật toán Google Pirate quét nhiều website thông qua Googlebot sau đó đối chiếu dữ liệu với các khiếu nại vi phạm bản quyền theo DMCA (Digital Millennium Copyright Act). Quy trình như sau:
Bước 1: Quét và phân tích nội dung website
- Googlebot sẽ kiểm tra nội dung website, dựa trên dữ liệu đã lưu trữ và từ khóa người dùng tìm kiếm.
- Các website chứa nội dung bị nghi ngờ vi phạm bản quyền sẽ bị gắn cờ để xem xét.
Bước 2: Xác minh thông qua DMCA
- DMCA sẽ kiểm tra các URL có liên quan đến vi phạm bản quyền. Nếu vi phạm được xác minh, Google sẽ gỡ bỏ URL đó hoặc giảm hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Bước 3: Trừng phạt website
- Sau khi phân tích, Google sẽ giới hạn đề xuất kết quả tìm kiếm từ những website bị xem là vi phạm bản quyền.
- Điều này gây tụt hạng nghiêm trọng cho website, thậm chí URL có thể biến mất khỏi kết quả tìm kiếm nếu vi phạm quá nặng.
2.2. Xóa trang khỏi kết quả tìm kiếm
Nếu nội dung vi phạm không được xử lý sau khi Google cảnh báo, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn, cụ thể:
- Xóa URL hoặc toàn bộ trang khỏi kết quả tìm kiếm: Nếu một URL cụ thể bị báo cáo vi phạm nhiều lần, Google sẽ xóa URL đó khỏi chỉ mục. Trường hợp website có quá nhiều vi phạm thì cả trang có thể bị loại khỏi phần kết quả tìm kiếm.
- Yêu cầu DMCA đáng tin cậy: Google chỉ xóa nội dung hoặc website khi nhận được khiếu nại DMCA có tính chính hãng và đáng tin cậy từ chủ sở hữu bản quyền. Chủ sở hữu bản quyền phải cung cấp bằng chứng hợp lệ để yêu cầu gỡ bỏ nội dung.
- Xóa và chặn khỏi Google: Google không chỉ dừng ở việc xóa URL. Các website bị đánh giá vi phạm nặng có thể bị chặn khỏi Google Search hoàn toàn, khiến doanh nghiệp mất đi một kênh truy cập quan trọng.
3. Đối tượng nhắm đến của Google Pirate
Google Pirate được thiết kế để “truy quét” các website vi phạm bản quyền, chẳng hạn như trang chia sẻ tài liệu, phim, nhạc hoặc phần mềm miễn phí trái phép. Cụ thể:
3.1. Website cung cấp nội dung lậu
Các website kiếm tiền từ quảng cáo hoặc dịch vụ trả phí nhưng nội dung trên trang vi phạm bản quyền. Ví dụ như: Phim lậu chứa quảng cáo pop-up, website phát sóng trực tiếp giải đấu thể thao hoặc sự kiện âm nhạc. Lúc này, Google sẽ đưa trang vào danh sách đen để chặn nội dung hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
- Website torrent (Người dùng có thể tải xuống hầu hết các loại tệp tin mà không phải trả phí): The Pirate Bay, Kickass Torrents.
- Trang chia sẻ phim lậu: 123Movies, Putlocker.
- Trang cung cấp nhạc lậu: MP3Juices, Zing MP3 phiên bản không chính thức.
- Trang livestream lậu bóng đá như SoccerStreams, trang phát sóng miễn phí các chương trình truyền hình quốc tế.
Lúc này, mục tiêu của Google sẽ là:
- Hạ thấp thứ hạng hoặc loại bỏ những website này khỏi trang kết quả tìm kiếm.
- Hướng người dùng đến các nguồn cung cấp nội dung hợp pháp như Spotify, Netflix, Amazon Kindle.
3.2. Website nhận nhiều khiếu nại DMCA
Đây là các website có nội dung vi phạm bản quyền hoặc chứa tài liệu bị báo cáo thường xuyên thông qua hệ thống DMCA. Một số đặc điểm nhận diện của loại website này:
- Nội dung được sao chép từ các nguồn khác nhau mà không có sự cho phép.
- Website đó nhận được số lượng lớn khiếu nại DMCA từ chủ sở hữu bản quyền.
Lúc này, hành động của Google sẽ là gỡ bỏ các URL bị báo cáo vi phạm. Nếu như trang vi phạm lặp lại nhiều lần, toàn bộ website có thể bị loại khỏi kết quả tìm kiếm.
4. Cách khôi phục website bị Google Pirate phạt
Để khôi phục website bị Google Pirate phạt, bạn có thể xem xét một số cách như sau:
4.1. Xóa bỏ nội dung vi phạm
- Xóa hoặc sửa đổi nội dung trùng lặp: Nếu có bất kỳ nội dung nào trên trang của bạn trùng lặp với các website khác, hãy xóa hoặc sửa đổi lại chúng.
- Gỡ bỏ các liên kết đến nguồn không đáng tin cậy: Nếu trang có chứa các liên kết đến từ các website chất lượng thấp hoặc bị vi phạm bản quyền, hãy gỡ bỏ chúng và đảm bảo không gắn lại các link đó nữa.
4.2. Tạo nội dung độc đáo
- Sản xuất nội dung gốc: Đầu tư nghiên cứu và sáng tạo để tạo ra nội dung mới, độc đáo và có giá trị với người dùng.
- Sử dụng hình ảnh và video có bản quyền hoặc miễn phí: Luôn đảm bảo rằng bạn có quyền sử dụng hợp pháp với tất cả các hình ảnh và video có trên website.
- Trích dẫn nguồn rõ ràng: Nếu bạn sử dụng thông tin từ các nguồn khác, hãy trích dẫn một cách minh bạch và đảm bảo đó là nguồn uy tín.
4.3. Yêu cầu Google xem xét lại
- Gửi yêu cầu xem xét lại: Sau khi bạn đã thực hiện các thay đổi cần thiết, hãy gửi yêu cầu xem xét lại đến Google thông qua Google Search Console.
- Cung cấp bằng chứng: Trong yêu cầu, hãy cung cấp bằng chứng cho thấy bạn đã giải quyết các vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền.
Lưu ý:
- Tránh dùng các kỹ thuật SEO mũ đen: Việc sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen để gian lận thứ hạng sẽ khiến website của bạn bị Google phạt nặng hơn trong tương lai gần.
- Xây dựng uy tín cho website: Tập trung và đầu tư vào việc xây dựng một website chất lượng, giá trị cho người dùng.
- Theo dõi Google Search Console: Theo dõi Google Search Console để cập nhật các thông báo từ Google và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
5. Chủ động bảo vệ nội dung website không bị đánh cắp
5.1. Xây dựng nội dung chuyên sâu, có tính độc quyền
Tập trung vào giá trị người dùng:
- Cung cấp thông tin độc quyền mà đối thủ khó sao chép. Bạn có thể lấy các thông tin này đến từ những nguồn như: Dữ liệu nghiên cứu tự thực hiện, kinh nghiệm cá nhân, các phân tích chuyên sâu hoặc hướng dẫn chi tiết liên quan đến ngành.
Ví dụ: Nếu bạn viết về SEO, hãy tạo các bài viết phân tích hay chia sẻ case study từ chính kinh nghiệm hoặc dự án thực tế của công ty bạn.
Đầu tư vào phần trình bày nội dung:
- Tạo nội dung kết hợp đa phương tiện (hình ảnh, video, đồ họa minh họa).
- Dùng các mẫu infographic hoặc bảng dữ liệu độc quyền để làm nội dung của bạn thu hút và dễ tiếp nhận hơn.
5.2. Biện pháp kỹ thuật hạn chế sao chép
Vô hiệu hóa tính năng sao chép và chuột phải
- Sử dụng JavaScript hoặc plugin (nếu dùng WordPress) để chặn hành động copy-paste hoặc chuột phải trên website.
- Ví dụ: Plugin WP Content Copy Protection (dành cho WordPress).
Lưu ý: Đây chỉ là biện pháp hạn chế chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn việc sao chép.
Chèn watermark vào hình ảnh
- Chèn logo hoặc tên website của bạn vào hình ảnh trước khi tải lên. Nếu hình ảnh bị sao chép, người xem vẫn biết nguồn gốc từ website của bạn.
- Có thể tham khảo sử dụng công cụ như Canva, Photoshop hoặc Watermarkly.
Sử dụng mã nguồn để bảo vệ nội dung
- Áp dụng thẻ meta “noarchive” hoặc robots.txt: Hạn chế các công cụ tìm kiếm lưu trữ phiên bản nội dung cũ của website (Google Cache).
Trong file robots.txt, thêm dòng sau:
User-agent: *
Disallow: /path-to-sensitive-content/ |
5.3. Đăng ký bản quyền nội dung
Đăng ký bản quyền nội dung tại cơ quan pháp luật
- Đăng ký bản quyền bài viết, hình ảnh hoặc video với cơ quan bản quyền địa phương.
- Tại Việt Nam, bạn có thể đăng ký tại Cục Bản quyền Tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Sử dụng công cụ bảo vệ bản quyền online – DMCA Protection:
- Đăng ký tài khoản tại DMCA.com và tích hợp badge bảo vệ bản quyền vào website.
- Công cụ này giúp phát hiện nhanh các trang web sao chép nội dung và gửi khiếu nại DMCA nếu cần.
5.4. Theo dõi và phát hiện nội dung bị sao chép
Thường xuyên kiểm tra và giám sát trang web của bạn để phát hiện sự đánh cắp hoặc sao chép nội dung.
Các công cụ kiểm tra sao chép nội dung:
- Copyscape: Phát hiện nhanh các website sao chép nội dung của bạn.
- Plagiarism Checker: Kiểm tra xem nội dung của bạn có bị sao chép ở đâu trên Internet.
- Google Alerts: Thiết lập thông báo bằng cách nhập tiêu đề hoặc đoạn trích từ bài viết. Google sẽ gửi email nếu phát hiện nội dung này trên các website khác.
6. Cách báo cáo nội dung vi phạm thuật toán Google Pirate
6.1. Gửi báo cáo tới Google
Bạn truy cập vào công cụ DMCA của Google tại: Google DMCA Notice Tool. Sau đó, điền đầy đủ thông tin nền tảng yêu cầu. Hãy đảm bảo rằng thông tin chính xác để Google có thể phản hồi và liên lạc khi cần.
Sau khi hoàn thành khai báo, bạn hãy gửi report và đợi Google xem xét yêu cầu. Nếu yêu cầu của bạn hợp lệ, Google sẽ xử lý và gỡ bỏ nội dung vi phạm khỏi kết quả tìm kiếm.
6.2. Báo cáo vi phạm tới DMCA.com
DMCA.com là một nền tảng chuyên bảo vệ bản quyền nội dung. Sử dụng dịch vụ này, bạn có thể nhanh chóng phát hiện và yêu cầu gỡ bỏ các nội dung sao chép từ website của mình.
Khi bạn điền đầy đủ thông tin theo mẫu yêu cầu và gửi đi, DMCA sẽ thay mặt bạn gửi yêu cầu tới chủ sở hữu website vi phạm hoặc nền tảng lưu trữ (host). Nếu yêu cầu được xác minh, DMCA sẽ tiến hành gỡ bỏ nội dung hoặc yêu cầu pháp lý nếu cần thiết.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về Google Pirate và cách bảo vệ website của bạn khỏi các hình phạt từ Google. Để triển khai chiến lược SEO hiệu quả, hãy để SEONGON – Google Marketing Agency với 12 năm kinh nghiệm đồng hành cùng bạn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn công cụ phù hợp, xây dựng chiến lược SEO tối ưu và thực hiện toàn bộ chiến dịch Digital Marketing hiệu quả!