11 cách tối ưu E-E-A-T trong bài viết SEO giúp tăng thứ hạng tìm kiếm

Chia sẻ bài viết

E-E-A-T (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness) là một thành phần trong “Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google (SQEG)”. Để bảo vệ người dùng khỏi bị tổn hại và mang lại những thông tin hữu ích nhất có thể, Google muốn cung cấp kết quả tìm kiếm đáp ứng toàn diện tiêu chí E-E-A-T. 

Đặc biệt, tối ưu E-E-A-T vô cùng quan trọng trong những dự án YMYL (Your Money Your Life) do các nội dung này ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sức khỏe, tài chính, nhận thức và quyết định của người đọc. Để tối đa giá trị cho độc giả đồng thời tăng thứ hạng hiển thị của bài viết, hãy cùng phân tích các yếu tố của nguyên tắc E-E-A-T và cách tối ưu E-E-A-T trong bài viết SEO dưới đây.

Tối ưu E-E-A-T trong bài viết SEO là một trong những tiêu chí quan trọng giúp Google đánh giá cao bài viết
Tối ưu E-E-A-T trong bài viết SEO là một trong những tiêu chí quan trọng giúp Google đánh giá cao bài viết

1. Thể hiện kinh nghiệm (Experience) qua bài viết

Tháng 12 năm 2022, Google đã bổ sung tiêu chí Experience vào tiêu chí đánh giá nội dung E.A.T ban đầu, chuyển tiêu chí đánh giá chất lượng mới của Google thành E-E-A-T.

Khi đề cập đến yếu tố thể hiện kinh nghiệm (Experience), Google muốn người viết kể thêm về trải nghiệm của chính mình bằng cách đề cập trực tiếp về trải nghiệm cá nhân trong bài viết.

Ví dụ như người viết về các bài đánh giá khách sạn đã thực sự trải nghiệm tại khách sạn đó, hay tác giả của tổng hợp “những cuốn sách hay nhất” đã thực sự đọc từng cuốn sách và đưa ra lời gợi ý. Đây cũng là một trong những yếu tố chính giúp Google phân biệt nội dung của người so với AI và đánh giá chất lượng cao hơn so với các bài viết thiếu tính trải nghiệm thực tiễn.

Vì vậy, việc đưa những trải nghiệm, quan điểm cá nhân phù hợp với những bài viết đòi hỏi tính chân thực, sáng tạo và dấu ấn cá nhân ví dụ như các dự án cộng đồng hay các bài viết đánh giá (review),… Kinh nghiệm, trải nghiệm là điều cần thiết cho người viết nếu muốn tạo ra một nội dung chuẩn E-E-A-T phục vụ tối ưu hóa thứ hạng bài viết. 

Làm thế nào để triển khai và chứng minh được những trải nghiệm này trong bài viết SEO? Hãy cùng tìm hiểu 02 cách dưới đây:

1.1. Chia sẻ trải nghiệm cá nhân

Triển khai chữ E đầu tiên cho việc tối ưu E-E-A-T chính là chia sẻ trải nghiệm trực tiếp liên quan đến chủ đề bài viết, điều này có nghĩa là chính bạn đã thực sự đầu tư công sức và tiền bạc để có những trải nghiệm thực tế đó. 

Người dùng sẽ tin tưởng vào những chia sẻ của người khác về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu hơn là thương hiệu đó cố gắng nói về chính họ. Những trải nghiệm thực tế đó sẽ giúp cho bài viết của bạn tăng thêm phần thuyết phục và hấp dẫn hơn nhờ việc tăng tính kết nối và tương tác với người đọc.

Dưới đây là một vài cách bạn có thể tham khảo để kể lại về trải nghiệm của mình:

  • Sử dụng ảnh chính mình tự chụp khi trải nghiệm và sử dụng dịch vụ thay vì sử dụng ảnh có sẵn trên mạng, đặc biệt với những phần đánh giá chi tiết cần chụp rõ nơi hoặc vị trí bạn muốn đề cập.
  • Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và những hoạt động một cách chân thực và có chiều sâu trong suốt quá trình trải nghiệm. Hãy đề cập đến điều bạn thích, không thích, bao gồm những điều thú vị mà chỉ những người trải qua mới biết thay vì những thứ có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng.
  • Phân tích những bài học rút ra sau trải nghiệm, có thể là các kỹ năng liên quan, những quan điểm mới về chính sản phẩm/dịch vụ và cho thấy bạn đã áp dụng những kiến thức mới mẻ vào trải nghiệm thực tế như thế nào.
Ảnh minh họa người viết chia sẻ chân thực trải nghiệm cá nhân nhằm đánh giá sản phẩm/dịch vụ
Ảnh minh họa người viết chia sẻ chân thực trải nghiệm cá nhân nhằm đánh giá sản phẩm/dịch vụ

Đoạn văn trên được trích trong một bài viết trên Tinhte.vn về chủ đề chia sẻ trải nghiệm cá nhân của người viết khi dùng thử một ứng dụng ngân hàng số. Đầu tiên, người viết đề cập tới nhiều điểm tốt của ứng dụng như giao diện hiện đại, dễ dùng và kể lại một trải nghiệm nói chuyện cùng những người bạn khác về đánh giá app ngân hàng số.

Sau khi liệt kê những điểm yêu thích, người viết đã đưa ra những điểm hạn chế một cách chân thực như chưa có hệ thống thông báo biến động số dư SMS, dù là ngân hàng mới nhưng ngân hàng số này có rất ít khuyến mãi so sánh với những ngân hàng khác,… Tuy nhiên đây chỉ là trải nghiệm của chính người viết nên mang tính chủ quan và chưa được xác nhận là có chính xác hay không, vì vậy người đọc cần xem xét khi dựa vào để đưa ra quyết định.

1.2. Sử dụng ví dụ minh họa

Trong phần này, bạn sẽ sử dụng kiến thức và dữ liệu từ các nguồn sẵn có nhằm làm rõ các khái niệm đồng thời tăng tính thuyết phục cho các quan điểm trong bài viết. 

Việc sử dụng những ví dụ minh hoạ thực tiễn giúp làm rõ nội dung bạn muốn truyền đạt tới người đọc, đặc biệt làm đơn giản và trực quan hoá những khái niệm trừu tượng, chuyên môn. Bên cạnh đó, những ví dụ minh hoạ giúp bài viết cân bằng được tính lý thuyết mà vẫn không làm giảm tính thực tế cho người đọc.

Một số cách để bạn tăng tính trải nghiệm của bài viết thay vì sử dụng chính nguồn dữ liệu cá nhân như sau:

  • Dẫn chứng các trường hợp cụ thể ví dụ như những câu chuyện có thật đã được kể lại bởi người trong cuộc mà bạn biết mà bạn có tư liệu minh chứng.
  • Sử dụng số liệu, thống kê, dữ liệu từ những bài phân tích của những tác giả nổi tiếng, có chuyên môn cao hoặc những kênh thông tin uy tín.
Ảnh minh hoạ sử dụng những ví dụ thực tế để chứng minh lập luận của tác giả
Ảnh minh hoạ sử dụng những ví dụ thực tế để chứng minh lập luận của tác giả

Đoạn văn trên được trích từ bài viết đăng tải trên website của Đông Đô IVF Center, trong đó tác giả muốn thể hiện kinh nghiệm của Trung tâm IVF Đông Đô trong việc chữa hiếm muộn xuất phát từ hội chứng suy buồng trứng của người vợ. Bằng việc đưa ra dữ liệu cho 3 trường hợp thực tế mà bệnh viện đã thực hiện chữa khỏi, bài viết cung cấp cho người đọc những kết quả thực tế giúp người đọc tin tưởng được trình độ chuyên môn của trung tâm, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, sức khỏe.

2. Xây dựng tính chuyên môn (Expertise) trong bài viết

Chữ E thứ 2 trong E-E-A-T được định nghĩa là yếu tố chuyên môn (Expertise), yếu tố này phản ánh trình độ kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn của tác giả về chủ đề bài viết. Tác giả chứng minh những luận điểm và thông tin đưa ra trong bài viết là có căn cứ dựa trên những kiến thức chuyên ngành đã được nghiên cứu cẩn thận. Đây là điểm quan trọng làm nền tảng vững chắc cho bài viết được đảm bảo tính đúng đắn và chuyên sâu.

Việc sử dụng yếu tố chuyên môn phù hợp với những bài viết yêu cầu độ trình độ kiến thức cao, khả năng phân tích và dữ liệu đa dạng, chuyên sâu, ví dụ như tài chính, pháp luật, y học,… Những dữ liệu này sẽ phát huy tác dụng giúp bài viết tăng tính khách quan, chuyên sâu, có độ chính xác cao và thuyết phục người đọc hơn.

Xây dựng tính chuyên môn (Expertise) trong bài viết nhằm tối ưu E-E-A-T
Xây dựng tính chuyên môn (Expertise) trong bài viết nhằm tối ưu E-E-A-T

Tính chuyên môn trong bài viết là một trong những yếu tố quan trọng để Google xác định là một bài viết hữu ích và chất lượng, vì vậy cùng tìm hiểu một số cách giúp bạn thể hiện được yếu tố chuyên môn trong bài viết dưới đây:

2.1. Nghiên cứu sâu rộng

Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất để thể hiện tính chuyên môn của người viết bởi nó bao gồm những thông tin từ các tài liệu, dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy để cung cấp những cơ sở lý luận, nền tảng toàn diện cho bài viết. 

Bài viết càng dẫn được những thông tin liên quan và nhiều nghiên cứu uy tín, Google càng đánh giá cao trong thứ hạng tối ưu hoá hiển thị. Bởi điều này giúp người đọc không chỉ mở rộng kiến thức và hiểu biết về những sự thật, quan điểm về vấn đề mình đang gặp phải mà còn tạo độ uy tín và nâng cao tính thuyết phục, logic trong lập luận của bài viết.

Vậy để thêm những dữ liệu nghiên cứu sâu rộng vào bài viết, bạn có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như:

  • Tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn uy tín khác nhau, ví dụ từ những kênh báo uy tín, những bài nghiên cứu được đăng tải trên kho tài liệu quốc gia và các bài phân tích từ những chuyên gia đầu ngành.
  • Kiểm tra những dữ liệu đảm bảo thông tin chính xác, cập nhật, đầy đủ và liên quan tới người đọc và chủ đề bài viết.
  • Tạo nội dung có chiều sâu, tập trung vào giải thích chi tiết và cung cấp giá trị cho người đọc về một vấn đề chuyên môn, cấp thiết và dễ gây tranh cãi, hiểu lầm.
Ảnh minh họa bài viết cung cấp thông tin dựa trên những nghiên cứu sâu rộng
Ảnh minh họa bài viết cung cấp thông tin dựa trên những nghiên cứu sâu rộng

Đoạn văn trên được trích từ bài viết trên trang web của Gentis, tác giả dẫn một nghiên cứu về gen đồng hợp tử của các đứa con được sinh ra từ mối quan hệ giao cấu loạn luân và không cùng huyết thống. Nghiên cứu này được thực hiện bởi D. Corach Giáo sư Khoa Dược và Hóa sinh Đại học Buenos Aires Argentina, chuyên gia đầu ngành và uy tín trong giới Y Sinh trên thế giới và được đăng lên các tạp chí uy tín như Forensic Science International. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho người đọc thông tin kết luận về mức độ nguy hiểm của tỷ lệ gen đồng hợp tử khi đạt hơn 40%.

2.2. Sử dụng ngôn ngữ chuyên môn

Sử dụng ngôn ngữ chuyên môn trong bài viết có nghĩa là việc sử dụng các thuật ngữ, khái niệm hoặc diễn đạt một cách đặc trưng cho những ngành nghề cụ thể thay vì sử dụng những ngôn ngữ chung chung mà mọi người đều có thể hiểu được. 

Đây là một cách để tăng tính chuyên sâu và học thuật cho bài viết, giúp bài viết truyền đạt được những thông tin chính xác, cụ thể cho người trong ngành dễ hiểu và dễ dàng đánh giá, so sánh, tham khảo với các bài viết trong cùng một lĩnh vực. Ngoài ra, việc chèn những thuật ngữ chuyên môn làm tăng sự uy tín và khả năng hiểu biết của người viết đối với vấn đề được đề cập. 

Tuy nhiên, khi sử dụng những từ ngữ có tính chuyên môn cao có thể gây khó hiểu cho những người không thông thạo chuyên môn, nhưng lại tạo ra nhiều tác động tích cực cho những người đang quan tâm. Vậy nên bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Áp dụng các thuật ngữ chuyên ngành một cách hợp lý và chính xác với tệp người đọc mà bạn muốn hướng tới trong bài viết, với những thuật ngữ cao bạn nên kèm theo một số giải thích đơn giản.
  • Tránh sử dụng ngôn ngữ chung chung, thiếu tính chuyên môn, bạn phải đảm bảo được bạn hiểu được thuật ngữ trước khi đưa vào bài viết, đồng thời không nên lạm dụng gây sự khó hiểu và nặng nề.
Ảnh minh họa việc tác giả sử dụng từ ngữ chuyên ngành đi kèm với giải thích
Ảnh minh họa việc tác giả sử dụng từ ngữ chuyên ngành đi kèm với giải thích

Đoạn trích trên đây được lấy từ bài viết của trang web Myrehab Matsuoka, tác giả đã giới thiệu những từ ngữ chuyên môn về các chứng bệnh bàn chân bẹt mắc phải ở người trưởng thành (AAFD), hay còn được biết tới với tên gọi là rối loạn chức năng gân chày sau (PTTD). Vì đây là những thuật ngữ y học có thể gây khó hiểu cho người đọc nên tác giả đã bổ sung giải thích ở đầu bài viết trước khi dùng nó sau này. Điều này giúp bài viết cân bằng được tính học thuật mà không gây nhàm chán, khô khan khi đọc.

Ảnh minh họa các thuật ngữ y khoa mang tính chuyên sâu trong bài viết
Ảnh minh họa các thuật ngữ y khoa mang tính chuyên sâu trong bài viết

Nội dung trên được lấy từ bài viết trên website Gentis nói về việc đọc kết quả sàng lọc trước khi sinh. Ta có thể thấy tác giả sử dụng rất nhiều thuật ngữ như Triple Test hay các chỉ số sàng lọc AFP, uE3 và beta HCG, điều này giúp người đọc dễ dàng đối chiếu với kết quả xét nghiệm và từ đó đưa ra đánh giá tình trạng hiện tại.

2.3. Cung cấp thông tin độc đáo, giá trị

Bên cạnh sử dụng những nguồn nghiên cứu rộng rãi hay những thuật ngữ chuyên môn mà có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều bài viết, một cách khác để tăng tính chuyên môn cho bài viết chính là đào sâu vấn đề bằng cách sử dụng những thông tin, kiến thức hoặc góc nhìn mới mà người đọc chưa từng biết hoặc chưa từng được đọc từ nguồn khác.

Đưa ra được những thông tin độc nhất, chính xác và có giá trị giúp bài viết của bạn nổi bật dựa trên tính chuyên môn giữa hàng trăm bài viết cùng chủ đề. Điều này còn tạo ấn tượng và dấu ấn riêng cho người đọc, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của họ về một vấn đề và khuyến khích thảo luận, chia sẻ sâu hơn.

Để có thể đưa ra những thông tin độc nhất yêu cầu lượng kiến thức và trải nghiệm sâu rộng của bạn về vấn đề mà bạn đang viết, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để tăng độ khác biệt cho bài viết của bạn:

  • Đưa ra những góc nhìn mới, những phân tích sâu sắc về vấn đề, ví dụ như tìm kiếm chuyên sâu từ những bài nghiên cứu học thuật, tạp chí chuyên ngành,…
  • Cung cấp những thông tin mà người đọc khó tìm thấy ở những nơi khác, những thông tin này có thể đến từ những nguồn thân cận của bạn hoặc của chính bạn tự tổng hợp dữ liệu riêng và nguồn mà chưa từng được công bố trước đó như thực hiện phỏng vấn chuyên sâu một chuyên gia trong ngành.
Ảnh minh họa bài viết với nội dung thú vị, độc đáo từ góc nhìn của người viết
Ảnh minh họa bài viết với nội dung thú vị, độc đáo từ góc nhìn của người viết

Đoạn trích được dẫn từ một bài viết có tựa đề “Apple thực sự đã tái định nghĩa AI” trên trang Tinhte.vn. Người dùng từ trước tới nay đều quen gọi AI là Artificial Intelligence hay trí tuệ nhân tạo dùng để chỉ các phần mềm mô phỏng trí thông minh của con người, định nghĩa này đã len lỏi khắp tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. 

Tuy nhiên, Apple luôn tạo ra sự khác biệt khi một lần nữa định nghĩa AI là Apple Intelligence (trí tuệ thông minh của Apple), điều này được tác giả làm nổi bật trong bài viết và mang tới một góc nhìn khác cho người đọc, đặc biệt là với iFans (những người hâm mộ các sản phẩm của Apple). 

Bằng cách liên kết đến các bài viết liên quan khác trên cùng website, người viết thể hiện khả năng hiểu biết sâu rộng về chủ đề và cung cấp thêm thông tin bổ trợ. Điều này giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn, đồng thời khẳng định rằng tác giả có kiến thức vững chắc và bài viết được xây dựng trên nền tảng chuyên môn rõ ràng và đầy đủ. 

Ảnh minh hoạ việc đặt liên kết nội bộ trong bài viết
Ảnh minh hoạ việc đặt liên kết nội bộ trong bài viết

Trên đây là đoạn văn được trích từ website Myrehab Matsuoka, sau khi đề cập tổng quan tới các buổi trị liệu phục hồi chức năng, tác giả đã dẫn link của bài viết về những lưu ý trước khi đi tập vật lý trị liệu trong cùng trang web để người đọc tham khảo. Điều này không chỉ giúp người đọc dễ dàng truy cập ngay những nội dung họ quan tâm mà còn thể hiện trình độ chuyên môn và thấu hiểu ý định tìm kiếm của tác giả.

3. Xây dựng sự uy tín (Authority) cho bài viết

Trong khi tính chuyên môn trong một bài viết liên quan đến việc chứng tỏ bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình thì việc xây dựng sự uy tín phụ thuộc phần lớn vào việc người khác thừa nhận bạn là một chuyên gia trong ngành. Phần lớn điều này được đánh giá dựa trên quá trình tạo niềm tin và thuyết phục người đọc bằng những lượng kiến thức vững chắc, được hỗ trợ bởi các nguồn thông tin chất lượng cao.

Xây dựng sự uy tín cho bài viết đặc biệt quan trọng cho các bài viết đòi hỏi sự thuyết phục và khả năng tạo niềm tin, ví dụ như những bài viết trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn, kinh doanh,… để thuyết phục khách hàng là giải pháp của bạn thực sự có khả năng giải quyết vấn đề cho họ.

Để xây dựng độ uy tín dưới mắt Google từ đó có thể hiển thị thứ hạng cao cho người đọc, bạn hãy tham khảo những cách dưới đây:

3.1. Trích dẫn nguồn uy tín

Việc trích dẫn thông tin từ các nguồn uy tín bao gồm sử dụng và tham khảo các thông tin từ những nguồn đáng tin cậy để hỗ trợ và củng cố cho lập luận của người viết. Sử dụng dữ liệu đến từ đó giúp bài viết giảm thiểu rủi ro sai sót, tạo sự minh bạch và trung lập trong việc cung cấp thông tin. Đồng thời giúp người đọc có thể tự kiểm chứng và đánh giá chất lượng tư liệu được tổng hợp.

Một số nguồn uy tín và cách trích nguồn bạn có thể tham khảo là:

  • Liên kết đến các nghiên cứu, báo cáo, hoặc các trang web có uy tín, cung cấp thông tin minh bạch, chính xác và được kiểm chứng bởi các chuyên gia hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
  • Sử dụng các thông tin được công bố trên các tạp chí khoa học như The Economist, Bloomberg, Healthline hoặc các tổ chức uy tín như World Bank, WHO, cổng thông tin điện tử quốc gia,…
  • Sử dụng đúng định dạng trích dẫn nhằm đảm bảo yếu tố học thuật.
Ảnh minh họa nội dung được trích dẫn từ các trang web uy tín
Ảnh minh họa nội dung được trích dẫn từ các trang web uy tín

Đoạn văn trên được trích dẫn từ bài viết được đăng trên trang web Myrehab Matsuoka, ngay từ mở đầu bài viết, tác giả đã nêu một nghiên cứu của trang Forbes Health về số lượng người cần phục hồi chức năng do thể trạng sức khỏe không tốt hoặc chấn thương. Con số báo động này lên đến tận 2.4 tỷ người, điều này chứng tỏ người bình thường sẽ không hay để ý, từ đó không có những biện pháp cải thiện và chăm sóc cơ thể của mình. 

Việc dẫn nguồn Forbes Health, trang tin hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các bài viết về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế, lối sống lành mạnh giúp bài viết có được nền tảng kiến thức chính xác và uy tín phục vụ cho những lập luận sau đó. Ngoài ra, người đọc cũng có thể có thêm kiến thức hiểu biết về vấn đề sức khỏe họ đang quan tâm. 

3.2. Tham khảo ý kiến của chuyên gia 

Trong trường hợp bạn cần một số thông tin không có sẵn trên mạng, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để tăng tín uy tín cho bài viết. Bạn có thể yêu cầu những nhân xét, đánh giá hay những quan điểm của các chuyên gia trong lĩnh vực bạn muốn nhằm làm rõ những vấn đề trong bài viết. 

Google đánh giá cao với những nội dung được viết bởi người có trình độ chuyên môn cao trong từng lĩnh vực, do điều này giúp người đọc được cung cấp những thông tin chính xác và giải quyết được các vấn đề của họ. Ngoài ra, việc tham khảo ý kiến chuyên gia còn giúp bài viết nâng cao giá trị học thuật và có những góc nhìn khác đối với vấn đề được nêu ra. 

Để có thể tham khảo ý kiến chuyên gia, bạn có thể:

  • Phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành như nhà nghiên cứu, bác sĩ chuyên khoa, giáo sư, cố vấn kỹ thuật,… sau đó phân tích và móc nối với lập luận trong bài viết.
  • Xây dựng hồ sơ tác giả với thông tin về nền tảng và chuyên môn ví dụ như các trang web về y dược có các bác sĩ tham vấn chuyên môn ở đầu hoặc cuối bài viết.
  • Sử dụng trích dẫn ý kiến phù hợp tránh cắt ghép chủ quan, không đầy đủ hoặc xuyên tạc chúng.
Ảnh minh hoạ việc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa cho bài viết y học
Ảnh minh hoạ việc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa cho bài viết y học

Trong bức ảnh được trích từ một bài viết được đăng tải trên website của IVF Đông Đô, bạn có thể thấy được người viết là bác sĩ Vũ Việt Dũng – bác sĩ hỗ trợ sinh sản, điều này khẳng định bài viết đã được phát triển bởi một người có chuyên môn trong ngành. Hơn nữa, bài viết này còn được tham vấn bởi Bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đông Đô thể hiện được độ chính xác cao của thông tin đưa vào trong bài viết.

3.3. Sử dụng các hình thức nội dung đa dạng

Thay vì chỉ dùng văn bản để truyền đạt thông tin cho người đọc, sử dụng kết hợp và linh hoạt các hình thức nội dung khác nhau cũng giúp tăng sự uy tín cho bài viết. Người đọc thường ấn tượng hơn với những bài viết có cách trình bày nội dung sinh động và trực quan hoá như các video minh hoạ, infographic, bảng biểu hay lưu đồ. 

Những hình thức trình bày sáng tạo sẽ tăng tính hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn cho bài viết, đặc biệt với những hình ảnh, biểu đồ mang tính thẩm mỹ cao và chứa nhiều thông tin hữu ích sẽ tạo cảm giác vô cùng chuyên nghiệp, uy tín và thuyết phục cho người đọc.

Ảnh minh họa bài viết sử dụng đa dạng các hình thức nội dung
Ảnh minh họa bài viết sử dụng đa dạng các hình thức nội dung

Những nguồn nội dung trên được trích từ bài viết trên trang web Gentis. Người viết đã kết hợp bảng biểu để đưa ra những kết quả cho các loại nghiên cứu và phân tích ví dụ như Bảng 1 thể hiện thế hệ con cháu có thể nhận được những đặc điểm di truyền từ một tổ tiên nhất định với các tỷ lệ khác nhau. 

Tiếp theo bạn có thể thấy một sơ đồ vẽ các trường hợp phổ biến cần phân tích trong thực tế hết sức đơn giản nhưng lại rất sinh động và giúp người đọc dễ nhớ những nguyên lý khó hiểu đề cập phía trên. 

4. Tăng độ tin cậy (Trustworthiness) cho bài viết

Độ tin cậy (Trustworthiness) được quyết định bởi 3 yếu tố trên: tính trải nghiệm, chuyên môn, uy tín và đây cũng là yếu tố quan trọng nhất trong 4 yếu tố E-E-A-T được Google đánh giá. Một bài viết có độ tin cậy cao giúp người đọc cảm thấy yên tâm, tin tưởng khi áp dụng những kiến thức, quan điểm vào trong suy nghĩ và hành động thực tế

Đây là tiêu chí quan trọng nhất trong E-E-A-T giúp nâng cao thứ hạng hiển thị bài viết, vì vậy bạn nên lưu ý cho nội dung trong mọi lĩnh vực bạn quan tâm từ học thuật đến kinh doanh và các lĩnh vực sáng tạo, đổi mới. Dưới đây là 2 cách để bạn thực hành tăng độ tin cậy cho bài viết:

4.1. Viết bằng giọng văn trung thực, đáng tin cậy

Đây là cách trình bày ý tưởng, sử dụng ngôn ngữ một cách khách quan, minh bạch, tập trung vào việc cung cấp sự thật và luôn nêu rõ ý tưởng đang triển khai. Bài viết với giọng văn trung thực mang đến những kiến thức chính xác, trung lập giúp người đọc dễ dàng đưa ra đánh giá, so sánh và các quyết định sáng suốt cho vấn đề họ. 

Một số lưu ý cần có khi triển khai văn phong đảm bảo tính trung thực, tin cậy như sau:

  • Với những bài viết mang tính quan điểm chính trị, học thuật cần sử dụng những từ đơn nghĩa để tránh gây ra những hiểu nhầm không đáng có.
  • Tránh cường điệu, phóng đại thông tin, xuyên tạc thông tin hoặc đưa ra những thông tin chưa được kiểm chứng, tin đồn gây xôn xao dư luận.
  • Luôn trung thực và khách quan trong việc đưa ra các quan điểm của mình.
Đoạn văn minh hoạ việc sử dụng giọng văn trung thực, đáng tin cậy
Đoạn văn minh hoạ việc sử dụng giọng văn trung thực, đáng tin cậy

Đoạn văn trên đã thẳng thắn nói về các khía cạnh tiêu cực có thể gặp trong quá trình điều trị bằng công nghệ trồng răng Implant như nhiễm trùng hoặc đau nhức sau phẫu thuật. Tiếp theo, tác giả đã trấn an người đọc bằng cách đưa ra số liệu khoa học chứng minh điều này có thể được cải thiện nếu được thực hiện bởi đội ngũ y tế chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại. Trình bày giọng văn này còn giúp người đọc có cái nhìn khách quan và đưa ra quyết định đúng đắn.

4.2. Cập nhật thông tin thường xuyên

Ngoài các yếu tố trung thực, uy tín, đầy tính trải nghiệm, bạn không nên bỏ qua việc kiểm tra xem thông tin có đang được cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo tính mới nhất và chính xác nhất tới người đọc hay không. 

Bài viết cung cấp những thông tin mới nhất phản ánh đúng những xu hướng, sự thay đổi của sự vật, hiện tượng sẽ giúp tăng tính cạnh tranh và độc đáo, đồng thời là nguồn tư liệu quý giá và kịp thời giúp người đọc thực hiện những quyết định ngay thời điểm tiếp nhận thông tin.

Để đưa vào bài biết những thông tin mới nhất, bạn nên:

  • Kiểm tra lại thông tin trước khi đăng bài xem hiện tại xu hướng và thông tin đó có thay đổi không qua các phương tiện khác nhau dựa trên dữ liệu thời gian đăng tải.
  • Theo dõi thường xuyên bối cảnh lĩnh vực bài viết đề cập tới nhằm kịp thời cập nhật bài viết khi có thông tin mới. Ví dụ như thông tin lãi suất hoặc thông tin tài chính được cập nhật theo tình hình thực tế ngay cả sau khi đăng bài.
Ảnh minh hoạ bài viết đã được cập nhật thông tin mới nhất
Ảnh minh hoạ bài viết đã được cập nhật thông tin mới nhất

Đoạn nội dung trên được trích từ một bài viết trên trang web IVF Đông Đô Center được tạo vào ngày 14/03/2024, tuy nhiên đến ngày 19/04/2024 được cập nhật bản mới nhất nhằm mang đến thông tin một cách chính xác và kịp thời, thay đổi hoặc đính chính nếu có cho người đọc.

Nội dung trên đây là các yếu tố tối ưu E-E-A-T trong bài viết SEO và chi tiết cách áp dụng vào trong một bài viết hoàn chỉnh. Thực hiện được đúng và đủ các tiêu chí này là vô cùng quan trọng không chỉ giúp bạn nâng cao thứ hạng bài viết SEO của mình mà còn giúp người đọc tiếp cận với nguồn thông tin chất lượng, dồi dào, chính xác và độc nhất, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu của trang web trong tương lai.

SEONGON, với sứ mệnh theo đuổi sự bền vững, tự tin mang đến cho doanh nghiệp dịch vụ SEO tổng thể uy tín nhất. Được thành lập từ năm 2012, SEONGON đã có hơn 11 năm kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực SEO, đồng hành cùng hơn 3.000 dự án lớn nhỏ với các doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự của SEONGON không ngừng tích lũy kinh nghiệm từ nhiều ngành nghề khác nhau, cho phép chúng tôi phát triển những chiến lược SEO hiệu quả và tiết kiệm, cùng sự phối hợp nhịp nhàng và chuyên nghiệp.

SEONGON tự hào là một trong những Agency SEO lớn nhất tại Việt Nam, áp dụng phương pháp SEO mũ trắng và mô hình SEO tổng thể 3Win. Tôn chỉ này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho người dùng và các công cụ tìm kiếm. SEONGON cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất để nâng cao sự hiện diện trực tuyến, tăng trưởng doanh thu và tối đa hóa lợi ích từ các chiến dịch marketing.

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Với tôi, SEO không chỉ là 1 nghề mà SEO là một niềm đam mê. Đam mê nghiên cứu hành trình khách hàng, đam mê phân tích chuyển đổi dựa trên số liệu, đam mê Digital Marketing tổng thể.v.v.v. Và hơn hết, đam mê chia sẻ kiến thức đó tới tất cả mọi người.

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN