DMCA được biết đến là “lá chắn” pháp lý giúp bạn ngăn chặn hành vi sao chép, đánh cắp nội dung. Với công cụ này, bạn có thể gửi yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền chỉ với vài thao tác đơn giản, nhanh chóng. Vậy DMCA là gì? Làm sao để sử dụng hiệu quả công cụ này? Nếu bạn là chủ website, blogger, nhà sáng tạo nội dung hay doanh nghiệp, đừng bỏ qua thông tin dưới đây do SEONGON cung cấp.
1. DMCA là gì? Nguồn gốc của DMCA
Trong thời đại số hóa, việc chia sẻ thông tin với mọi định dạng nội dung đang ngày càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc các tác phẩm của bạn có nguy cơ bị sao chép và sử dụng trái phép. Chính sự ra đời của DMCA đã giải quyết điều này.
1.1. DMCA là gì?
Theo Wikipedia, DMCA (hay Digital Millennium Copyright Act) là Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số. Đây là đạo luật quan trọng đối với lĩnh vực bản quyền, được chính thức ban hành vào năm 1998 tại Hoa Kỳ. Được biết, DMCA được ban hành nhằm thực thi hai hiệp ước năm 1996 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO).
Theo quy định, DMCA sẽ hình sự hóa đối với những hành vi cố ý vi phạm bản quyền như sao chép, bẻ khóa, kinh doanh trái phép,… Đồng thời, đạo luật này còn nâng cao hình phạt cho các hành vi vi phạm bản quyền trên Internet khác. Mục đích chính của DMCA:
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên Internet, bảo vệ các tác giả và chủ sở hữu nội dung khỏi hành vi vi phạm bản quyền.
- Hạn chế hành vi đánh cắp, sao chép trái phép, bẻ khóa DRM hay sử dụng nội dung trái phép.
- Tạo ra khung pháp lý rõ ràng để nhà sáng tạo nội dung có thể yêu cầu gỡ bỏ các nội dung vi phạm trên nền tảng số (bao gồm mạng xã hội, website, công cụ tìm kiếm,…).
Hiện nay, những loại nội dung được DMCA bảo vệ bao gồm: Âm nhạc, video, sách, tài liệu, hình ảnh, mã nguồn, phần mềm và nhiều loại tác phẩm sáng tạo khác trên môi trường số.
Hiện tại, người dùng có thể lựa chọn giữa 2 phiên bản là DMCA Free và DMCA Pro (tùy thuộc nhu cầu và mức độ bảo vệ mong muốn). Dưới đây là so sánh cụ thể về 2 phiên bản này.
Loại DMCA |
Giá |
Đối tượng nên sử dụng |
Tính năng nổi bật |
DMCA Free |
Miễn phí |
Người mới bắt đầu, blogger cá nhân, website nhỏ,… |
|
DMCA Pro |
Từ $10/tháng (~260.000 VNĐ/tháng) |
Doanh nghiệp, website thương mại, streamer,… |
|
Ví dụ: Một blogger cá nhân chuyên chia sẻ kiến thức về marketing chỉ dùng một blog duy nhất và mong muốn gắn badge để ngăn chặn sao chép nội dung. Họ không cần logo tùy chỉnh, không có nhu cầu bảo vệ nhiều domain. Vì thế, gói Free là lựa chọn hoàn toàn phù hợp.
Trong khi đó, một doanh nghiệp giáo dục với hệ thống kênh social đa dạng và nhiều website vệ tinh lại có yêu cầu cao hơn. Họ cần logo thương hiệu trên badge, chữ ký số để tăng tính xác thực. Đồng thời, việc sử dụng toolkit hỗ trợ xử lý vi phạm bản quyền trên nhiều nền tảng cũng cần thiết. Họ cần gói Pro để bảo vệ toàn diện tài sản số của doanh nghiệp.
1.2. Nguồn gốc của DMCA
DMCA không hề được ban hành vội vàng mà là kết quả của một quá trình tranh đấu kéo dài. Đạo luật này đã đi qua sự đồng thuận cao từ cả Hạ viện, Thượng viện Hoa Kỳ và sự phê chuẩn cuối cùng của Tổng thống với dòng thời gian sau:
- 29/07/1997: DMCA lần đầu tiên được giới thiệu tại Hạ viện Hoa Kỳ bởi Dân biểu Howard Coble (R-NC). Ông là người có vai trò chính trong việc khởi xướng đạo luật này.
- 04/08/1998: Sau hơn một năm xem xét và chỉnh sửa, dự thảo được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua bằng hình thức bỏ phiếu miệng. Điều này có thể cho thấy sự đồng thuận cao mà không cần bỏ phiếu chính thức.
- 17/09/1998: Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật bằng sự đồng thuận tuyệt đối, không có bất kỳ ý kiến phản đối nào
- 08/10/1998: Một ủy ban hội ý liên tịch giữa hai viện đã thống nhất bản cuối cùng của dự thảo – Gọi là conference committee report. Bản dự thảo này đã được Thượng viện phê chuẩn ngay trong ngày.
- 12/10/1998: Hạ viện chính thức thông qua báo cáo hội ý liên tịch, tiếp tục sử dụng hình thức bỏ phiếu bằng miệng.
- 28/10/1998: Tổng thống Bill Clinton chính thức ký đạo luật DMCA. Đây là cột mốc quan trọng khiến đạo luật bảo vệ bản quyền mạnh mẽ nhất trên môi trường được ban hành.
2. Các quy định cốt lõi của DMCA
DMCA là hệ thống toàn diện giúp cân bằng giữa bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và duy trì sự tự do của thông tin số. Dưới đây là những quy định quan trọng nhất của DMCA mà bạn cần biết khi hoạt động trên nền tảng này.
2.1. Quy định về quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số
DMCA thiết lập một khung pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong không gian trực tuyến. Các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có thể tự tin hơn khi chia sẻ và phát hành với những quy định minh bạch và rõ ràng như sau:
- Đối tượng được đạo luật bảo vệ bao gồm các định dạng nội dung: Văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video, phần mềm, sách điện tử, blog,…
- Chủ sở hữu có quyền xác thực quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm của mình. Đi kèm là quyền yêu cầu gỡ bỏ những nội dung vi phạm bản quyền đang xuất hiện trái phép trên các nền tảng trực tuyến.
- Các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sao chép, chỉnh sửa, phân phối lại hoặc bất kỳ hình thức sử dụng trái phép nào đều sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
2.2. Quy định liên quan đến trách nhiệm của ISP
DMCA phân định rạch ròi trách nhiệm pháp lý giữa người sử dụng Internet và các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Các trang mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến,… không phải chịu trách nhiệm trực tiếp với hành vi đăng tải nội dung vi phạm bản quyền của người dùng.
Với quy định này, việc bảo vệ quyền tác giả được tăng cường, đồng thời vẫn duy trì môi trường internet mở. Quy định cũng khuyến khích ISP chủ động hợp tác trong việc bảo vệ nội dung hợp pháp. Nhưng để được miễn trừ trách nhiệm, các ISP bắt buộc phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý do DMCA quy định, bao gồm:
- Phản ứng nhanh chóng và gỡ bỏ ngay lập tức các nội dung bị xác định là vi phạm từ chủ sở hữu bản quyền
- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn hiệu quả việc truy cập vào các nội dung vi phạm bản quyền khi có yêu cầu pháp lý chính đáng
2.3. Quy định về hệ thống thông báo vi phạm bản quyền (takedown notice)
Một trong những công cụ pháp lý mạnh mẽ nhất mà DMCA cung cấp chính là hệ thống thông báo gỡ bỏ nội dung vi phạm (takedown notice).
- Khi chủ sở hữu bản quyền phát hiện nội dung của mình bị sao chép hoặc sử dụng trái phép trên nền tảng số, họ có quyền gửi “thông báo vi phạm bản quyền” đến nền tảng trực tuyến nơi nội dung vi phạm đang được lưu trữ hoặc hiển thị (website, Facebook, Instagram, Reddit, Shopee,…)
- Các đơn vị nhận được thông báo này có nghĩa vụ phải hành động nhanh chóng đối với nội dung bị cáo buộc vi phạm (gỡ bỏ, vô hiệu hóa quyền truy cập,…). Điều này sẽ giúp các đơn vị tránh khỏi nguy cơ bị liên đới trách nhiệm pháp lý theo quy định.
- Nếu người bị tố cáo tin rằng nội dung của họ không vi phạm bản quyền, DMCA cũng cung cấp một cơ chế phản hồi công bằng – Đó chính là “thông báo phản đối”. Với thông báo này, họ có thể yêu cầu nền tảng khôi phục lại nội dung đã gỡ bỏ, đồng thời giải quyết tranh chấp hai chiều với bên tố cáo.
2.4. Quy định liên quan đến quyền sở hữu công nghệ
Bên cạnh việc bảo vệ nội dung số, DMCA còn mở rộng phạm vi bảo vệ sang các công nghệ bảo vệ bản quyền. Mục tiêu của quy định này nhằm bảo vệ công cụ bảo vệ, giúp các nhà sáng tạo giữ vững bản quyền trước các hành vi gian lận kỹ thuật.
- Nghiêm cấm sản xuất, phổ biến hoặc sử dụng bất kỳ công cụ công nghệ nào có mục đích chính là vô hiệu hóa các biện pháp bảo mật bản quyền. Ví dụ phần mềm bẻ khóa (crack) và các phương tiện tương tự.
- Bất kỳ hành vi nào phá hoại hoặc can thiệp trái phép vào các công nghệ kiểm soát quá trình truy cập nội dung đều bị coi là vi phạm pháp luật. Kể cả trong trường hợp người dùng không trực tiếp thực hiện hành vi sao chép hay sử dụng trái phép nội dung đó.
Những quy định cốt lõi của DMCA đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền tảng số. Không chỉ bảo vệ quyền lợi tác giả, hệ thống này còn góp phần xây dựng hệ sinh thái Internet lành mạnh hơn – Nơi tất cả dựa trên sự công bằng, minh bạch và trách nhiệm. Nếu bạn là một người dùng dịch vụ trực tuyến, việc hiểu rõ và nghiêm túc tuân thủ các quy định của DMCA là một yêu cầu thiết yếu.
Có nên dùng DMCA không? Sử dụng DMCA càng sớm càng tốt. Nguyên nhân vì đây sẽ là công cụ bảo vệ chất xám của bạn khỏi những hành vi sao chép trái phép. Hơn thế, HMCA còn hoạt động như một “lá chắn pháp lý” vững chãi, giúp bạn phòng ngừa và đối phó hiệu quả với những chiêu trò “report DMCA” không lành mạnh từ đối thủ. Có thể nói việc chủ động đăng ký DMCA ngay khi bắt đầu hoạt động trực tuyến là một bước đi chiến lược để xây dựng uy tín bền vững cho thương hiệu của bạn. |
3. Cách đăng ký DMCA bảo vệ website toàn diện
Việc đăng ký bảo vệ DMCA cho website là bước đầu tiên bạn cần thực hiện nếu muốn nội dung của mình được bảo vệ toàn diện. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 5 bước để bạn có thể dễ dàng đăng ký DMCA và tích hợp vào website sử dụng.
Bước 1: Truy cập website chính thức của DMCA và đăng ký tài khoản thành viên
Truy cập vào trang web chính thống của DMCA tại đây. Tại trang chủ, bạn hãy nhấn vào nút “Sign Up” để bắt đầu quá trình đăng ký tài khoản.
Tại trang đăng ký, bạn cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân bao gồm: Email, First Name, Last Name, Website cần được bảo vệ và Company (công ty bạn làm việc). Sau khi điền xong, hãy nhấn nút “Register and proceed” để xác nhận và tạo tài khoản.
Bước 2: Chọn gói dịch vụ sử dụng
DMCA cung cấp 2 gói dịch vụ chính khác nhau, bao gồm gói Free và gói Pro. Gói Free với ít tính năng hơn và phù hợp cho người mới bắt đầu, website nhỏ, blog. Còn gói Pro dành cho doanh nghiệp, nhà sáng tạo nội dung, streamer,…với các tính năng cao cấp như: Giám sát nội dung, gửi thông báo vi phạm bản quyền tự động (takedown notices)…
Bước 3: Chọn biểu tượng (Badge) bảo vệ DMCA
Sau khi tạo tài khoản thành công, bạn sẽ được chuyển đến phần “Register Your Badge”. Tại đây, bạn có thể lựa chọn: Mẫu logo “Protected by DMCA” cũng như kích thước và màu sắc phù hợp với giao diện website của bạn. Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ tự động tạo một đoạn mã (code HTML), bạn hãy sao chép lại đoạn mã.
Bước 4: Nhúng mã DMCA vào website
Dán đoạn mã đã sao chép vào trang chủ hoặc chân trang của website (hoặc những vị trí phổ biến khác để người truy cập dễ nhìn thấy). Bạn cũng có thể dán mã trực tiếp trong phần: HTML nếu sử dụng code thuần hoặc Widget/HTML block nếu dùng nền tảng như WordPress, Blogger…
Bước 5: Hoàn tất & kiểm tra logo hiển thị
Sau khi nhúng mã thành công, logo “DMCA Protected” sẽ xuất hiện trên website của bạn. Khi click vào logo, người dùng sẽ được chuyển tới trang thông báo trạng thái bảo vệ bản quyền DMCA trên website bạn. Như vậy, bạn đã đăng ký DMCA thành công.
4. Cách kiểm tra website có bị DMCA không
Vi phạm bản quyền nội dung có thể khiến website của bạn bị ảnh hưởng như mất thứ hạng tìm kiếm, bị cảnh cáo và thậm chí là loại khỏi chỉ mục. Chính vì thế, hãy chủ động kiểm tra xem website có bị khiếu nại bản quyền (DMCA) hay không. Dưới đây là 4 cách kiểm tra chính xác và phổ biến nhất bạn có thể thử.
Cách 1: Sử dụng công cụ Google DMCA Removal Requests
Truy cập đường dẫn chính thức của Google tại đây. Lúc này, bạn có thể thực hiện các tác vụ như: Tìm kiếm theo tên miền (domain) hoặc URL cụ thể, xem thông tin về các yêu cầu gỡ bỏ nội dung mà Google đã nhận được liên quan đến website đó.
Cách 2: Tìm kiếm thủ công trên Google
Hãy mở Google và tìm kiếm với cú pháp sau:
- site:tenmien.com DMCA
- site:tenmien.com “removal request”
Nếu website đã từng bị yêu cầu gỡ bỏ nội dung theo DMCA, bạn sẽ thấy xuất hiện các thông báo từ Google liên quan. Cách này đặc biệt hiệu quả nếu bạn muốn kiểm tra nhanh cho cả website của mình lẫn đối thủ cạnh tranh.
Cách 3: Sử dụng Google Search Console (nếu là chủ website)
Nếu bạn là chủ sở hữu website và có cài đặt Google Search Console thì khi có khiếu nại DMCA, bạn sẽ được Google gửi cảnh báo chính thức. Bạn có thể truy cập mục “Bảo mật và hình phạt thủ công” → “Hình phạt thủ công” để kiểm tra. Nếu có khiếu nại DMCA, Google sẽ liệt kê cụ thể URL bị ảnh hưởng cùng lý do vi phạm.
Cách 4: Kiểm tra trong thư mục DMCA hoặc trang chính sách của các nền tảng
Một số nền tảng website có thể công khai thư mục vi phạm bản quyền hoặc chính sách DMCA. Vì thế, bạn có thể vào đây để kiểm tra bằng tay nếu nghi ngờ một URL cụ thể để xác minh thêm.
Với thông tin giải đáp về DMCA là gì, dễ thấy rằng đây là một “lá chắn” pháp lý quan trọng trên nền tảng số. Việc kiểm tra định kỳ tình trạng DMCA rất quan trọng để ngăn chặn rủi ro pháp lý và tối ưu SEO lâu dài cho website.
Nếu bạn không muốn rơi vào những tình huống éo le liên quan đến vấn đề bản quyền, hãy để SEONGON đồng hành cùng bạn. Với dịch vụ SEO chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ tư vấn chuyên sâu và giúp đỡ bạn tối ưu SEO hiệu quả hơn trên nền tảng số.