Kế hoạch content là “kim chỉ nam” giúp định hướng thương hiệu, tối ưu nguồn lực và đo lường hiệu quả SEO. Một chiến lược bài bản giúp doanh nghiệp xây lòng tin, nâng tầm trải nghiệm và tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Bài viết sau đây SEONGON sẽ chia sẻ đến bạn 3 mẫu kế hoạch nội dung website và cách sử dụng chi tiết. Hãy xem ngay dưới đây!
1. Tải mẫu kế hoạch nội dung website chuyên nghiệp
Dưới đây là 3 mẫu kế hoạch nội dung website chuyên nghiệp do SEONGON xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế, bạn có thể tải về và tham khảo:
- Mẫu kế hoạch tổng quan xây dựng nội dung blog hàng tháng – DOWNLOAD
- Mẫu kế hoạch Content SEO cho In-house – DOWNLOAD
- Mẫu kế hoạch Ngân sách Content Website – DOWNLOAD

2. Hướng dẫn sử dụng mẫu kế hoạch nội dung website của SEONGON
2.1. Mẫu kế hoạch Content Blog
Để xây dựng và quản lý nội dung blog hiệu quả, doanh nghiệp cần một kế hoạch content blog bài bản. Bảng kế hoạch này của SEONGON sẽ giúp theo dõi tiến trình phát triển nội dung, quản lý bài đăng và lưu trữ content một cách có hệ thống. Mẫu kế hoạch content Blog sẽ gồm 3 mục chính với nội dung chi tiết như sau:
Sheet 1: Kế hoạch xây dựng nội dung
Phần này giúp xác định chiến lược tổng thể, phân loại nội dung theo mục tiêu và đảm bảo tính hệ thống cho blog. Theo đó, kế hoạch nội dung sẽ gồm 8 mục nhỏ như sau:
- Phân cấp danh mục Blog: Giúp tổ chức nội dung một cách khoa học, rõ ràng và dễ dàng tìm kiếm. Các danh mục thường được chia theo chủ đề chính website hướng đến với 3 cấp rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có thể chia thành nhiều cấp nhỏ hơn nhưng không nên quá nhỏ để tránh gây rối loạn nội dung.
- Mô tả: Là mục diễn giải chi tiết về các nội dung có thể triển khai từ các content ở danh mục cấp 3.
- Công chúng mục tiêu: Xác định rõ đối tượng người đọc mà nội dung đó hướng đến là ai.
- Bài đăng/tháng: Định hướng số lượng bài viết cần sản xuất trong 1 tháng là bao nhiêu.
- Ý tưởng/chủ đề bài viết: Xây dựng, đưa ra các ý tưởng nội dung có thể triển khai từ các danh mục blog đã xây dựng ban đầu.
- Nội dung triển khai: Bao gồm các nội dung rõ ràng cụ thể cho từng bài viết được triển khai từ ý tưởng đã xây dựng ở trên.
- Người phụ trách: Nêu rõ nhân sự sẽ phụ trách làm content này.
- Ghi chú: Các lưu ý trong quá trình sản xuất nội dung.
Sheet 2: Quản lý bài đăng Blog
Sheet này đóng vai trò theo dõi quá trình sản xuất nội dung, duyệt và đăng tải nội dung blog, đảm bảo các bài viết được lên lịch và xuất bản đúng tiến độ. Trong mục này, bạn cần nêu rõ thời gian để triển khai các content đã lên kế hoạch là bao lâu. Sheet này sẽ gồm 10 mục nhỏ như sau:
- Từ khóa chính: Gồm các keyword chính để viết bài cho blog.
- Volume: Phản ánh mức độ khó cạnh tranh của từ khóa đó.
- Chủ đề: Định hướng chủ đề nội dung sẽ viết cho từ khóa chính.
- Outline: Là dàn bài chi tiết cho từ khóa chính.
- GG Docs: Link bài viết dưới dạng Google Docs.
- Link bài viết: Link bài viết sau khi đăng tải lên Blog.
- Ngày đăng: Ngày bài viết được đăng.
- Index: Ngày nội dung index trên Google.
- Link bit.ly: Phần link rút gọn của bài viết.
- Phụ trách: Người phụ trách sản xuất và đăng tải nội dung.
Sheet 3: Kho lưu trữ nội dung
Kho lưu trữ nội dung đóng vai trò như một thư viện lưu trữ toàn bộ nội dung đã xuất bản, giúp dễ dàng tra cứu và cập nhật khi cần. Theo đó sẽ có 8 mục nhỏ, gồm:
- Loại nội dung: Phân loại nội dung thuộc nhóm danh mục nào.
- Ý tưởng chủ đề: Nêu các ý tưởng chủ đề có thể triển khai với loại nội dung này.
- Từ khóa: Nêu rõ từ khóa chính dùng để viết nội dung cho các chủ đề trên.
- Tiêu đề: Tiêu đề bài viết có chứa từ khóa chính.
- Link bài đăng: Link của bài viết đã đăng về chủ đề tương ứng.
- Link bài sưu tầm: Link những bài viết từ website khác về chủ đề tương tự.
- Nội dung nổi bật: Nội dung chính của bài viết sưu tầm gồm những gì, có gì khác biệt/nổi bật.
- Đã dùng: Hiệu quả của nội dung này thế nào.
Xem ngay mẫu kế hoạch nội dung blog theo tháng để hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng.
2.2. Mẫu kế hoạch Content SEO cho công ty In-house
Với mẫu kế hoạch Content SEO cho công ty In-house do SEONGON xây dựng giúp doanh nghiệp có thể xây dựng và tối ưu chiến lược content SEO hiệu quả. Qua đó, doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ, đo lường hiệu quả và triển khai các công việc cụ thể để cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Nội dung mẫu như sau:
Sheet 1: OKRs (Objectives and Key Results)
Sheet này giúp định hướng chiến lược content theo mục tiêu rõ ràng, đo lường hiệu suất dựa trên các kết quả chính (Key Results). Đồng thời, người dùng có thể theo dõi và đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu theo từng giai đoạn. Các mục chính bao gồm:
- OKRs: Gồm những mục tiêu tổng thể trong kế hoạch chung.
- Objective: Các mục tiêu chung của kế hoạch content.
- Key Results (Kết quả chính): Gồm các chỉ số mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được.
- Status: Trạng thái của mục tiêu thế nào, đã thực hiện chưa.
- Result: Hiệu quả hoàn thành mục tiêu là bao nhiêu phần trăm.
Sheet 2: Action Plan
Đây là sheet liệt kê rõ các công việc, kế hoạch cần thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra. Qua đó bạn có thể xác định được mình cần làm gì, theo dõi tiến độ cũng như phân công rõ ràng. Nội dung chi tiết như sau:
- Month: Thời gian triển khai.
- Task: Các nhiệm vụ cụ thể cần làm.
- PIC: Đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
- Priority: Mức độ ưu tiên của nhiệm vụ.
- Status: Trạng thái thực hiện nhiệm vụ.
- Note: Các lưu ý cần nhớ khi thực hiện.
- Start: Thời gian bắt đầu.
- End: Thời gian kết thúc.
- Lịch báo cáo theo ngày.
Sheet 3: KW-Outline
Đây là nơi tổng hợp và phân tích từ khóa quan trọng để xây dựng nội dung chuẩn SEO. Sheet này sẽ hỗ trợ phân tích từ khóa, xác định chủ đề và lên dàn ý chi tiết cho bài viết. Nội dung chi tiết như sau:
- Month: Thời gian thực hiện.
- Category: Danh mục phân bổ nội dung.
- Main keyword: Từ khóa chính của bài viết.
- Volume: Phản ánh mức độ khó cạnh tranh của từ khóa đó.
- Outline: Dàn ý chi tiết của bài viết.
- H1: Tiêu đề SEO của bài viết.
- Link tham khảo: Bài viết có thể dùng để tham khảo.
- PIC Outline: người thực hiện lên dàn ý cho bài viết.
- PIC Publish: Người đăng bài viết.
- Ngày publish: Ngày đăng tải bài viết.
- Link draft: Link đăng nháp bài viết.
- URL publish: URL bài đăng.
- Internal links: Link nội bộ.
- FAQ: Nội dung có mục câu hỏi thường gặp không.
- Ranking: Thứ hạng bài viết.
- Begin: Thứ hạng ban đầu của bài viết.
- URL index: Bài viết đã được index chưa.
- Status URL: Trạng thái URL.
- Note: Các ghi chú liên quan.
Sheet 4: Audit bài viết
Đây là sheet giúp bạn đánh giá chất lượng nội dung hiện có, xác định các bài viết cần tối ưu. Qua đó sẽ dễ dàng theo dõi hiệu quả của nội dung trên website. Các nội dung cần có trong bảng gồm:
- H1: Tiêu đề SEO của bài viết.
- URL: Link của bài viết.
- Category: Danh mục phân bổ nội dung.
- Keyword: Từ khóa chính của bài viết.
- Note: Các lưu ý khi tối ưu content.
- PIC: Người thực hiện tối ưu.
- Audit: Trạng thái thực hiện tối ưu nội dung.
- Done Image: Trạng thái tối ưu hình ảnh.
- Time: Thời gian thực hiện.
- Rank trước đó: Thứ hạng bài viết trước khi tối ưu.
- Rank sau tối ưu (Tuần 2 – tháng 1), Rank sau tối ưu (Tuần 4 – tháng 1): Thứ hạng bài viết sau khi tối ưu.
- Feedback: Phản hồi về chất lượng content.
Sheet 5: Social
Đây là sheet giúp bạn lên kế hoạch và phân bổ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. Qua đó bạn có thể lên lịch và xác định kênh social phù hợp để đăng bài. Mẫu quản lý content social khá đơn giản với các mục sau:
- Social: Nền tảng mạng xã hội cần đăng nội dung.
- File docs: File nội dung content bằng link Docs.
- Link bài đăng: URL bài viết sau khi đăng tải.
- Backlink: Link trỏ về được sử dụng trong bài.
- Ngày đăng: Thời gian đăng bài.
- Status: Trạng thái thực hiện.
- PIC: Người phụ trách thực hiện.
Sheet 6: Booking GP
Với sheet này, bạn có thể lên kế hoạch sản xuất nội dung Guest post, theo dõi quá trình đặt backlink. Qua đó đảm bảo chất lượng backlink từ các bài GP đạt hiệu quả tối ưu nhất. Cụ thể kế hoạch sản xuất content GP gồm các mục sau:
- Keyword: Từ khóa bài viết GP.
- Volume: Phản ánh độ cạnh tranh của từ khóa.
- URL: Link bài viết GP.
- H1: Tiêu đề SEO của bài viết.
- Outline: Dàn bài GP chi tiết.
- Note: Lưu ý cần nhớ khi sản xuất nội dung.
- Tham khảo: Bài viết dùng để tham khảo.
- Time: Thời gian hoàn thành.
- PIC: Người thực hiện viết bài.
- Link docs: Link bài viết dạng docs.
- Status: Trạng thái thực hiện.
- Website: Website đăng tải nội dung.
- Giá: Giá của bài viết GP.
- Anchor text: Các Anchor text cần chèn vào bài viết.
- Ngày đăng: Ngày đăng bài.
- Note: Lưu ý khi thực hiện.
Sheet 7: Booking báo PR
Tương tự như sheet Booking GP, ở sheet này bạn có thể quản lý chiến dịch PR online trên các trang báo lớn, đảm bảo nội dung PR phù hợp với chiến lược SEO. Đồng thời theo dõi tiến độ và đo lường hiệu quả bài PR. Chi tiết kế hoạch gồm các mục sau:
- Báo: Đầu báo muốn booking đăng bài.
- Price: Giá của bài viết báo, PR.
- Title: Tiêu đề bài viết.
- Brief content: Dàn ý nội dung trong bài.
- Note: Lưu ý khi thực hiện.
- Rule: Các quy định khi viết bài.
- Link docs: Link bài viết dạng docs.
- Link nghiệm thu: Link bài viết cuối sau khi đã kiểm duyệt.
- Ngày đăng: Ngày đăng bài.
- PIC: Người thực hiện.
- Thời hạn báo: Thời hạn bài viết có thể xuất hiện trên báo.
Tham khảo ngay nội dung chi tiết mẫu kế hoạch Content SEO cho công ty In-house!
2.3. Kế hoạch ngân sách Content Website
Quản lý ngân sách cho nội dung website là đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch content tổng thể. Mẫu kế hoạch ngân sách Content Website do SEONGON xây dựng sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi chi phí sản xuất nội dung từ viết bài, thiết kế hình ảnh, video đến quảng bá nội dung trên các nền tảng khác nhau.
- Kiểm soát chi phí: Tránh sử dụng ngân sách vào các trường hợp không hiệu quả.
- Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý: Xác định chi phí phù hợp cho từng loại nội dung.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư (ROI): Xem xét tác động của ngân sách đến hiệu suất nội dung.
Nội dung mẫu gồm các mục sau:
- Danh mục: Liệt kê các khoản chi phí cần thiết để sản xuất nội dung website từ chi phí làm web, công cụ hỗ trợ content đến chi phí sản xuất nội dung,….
- Chi phí dự kiến: Mức phí dự kiến doanh nghiệp cần chi.
- Chi phí thực tế: Chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi trả.
- Ghi chú: Các thông tin lưu ý về chi phí.
Bạn có thể tham khảo chi tiết về mẫu kế hoạch Ngân sách Content Website để hiểu rõ hơn về cách sử dụng.
3. Hướng dẫn 8 bước lên kế hoạch nội dung website chuyên nghiệp
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 8 bước lên kế hoạch nội dung website chuyên nghiệp, hiệu quả, bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Xác định mục tiêu nội dung
Trước khi bắt đầu xây dựng nội dung cho website, việc xác định rõ mục tiêu là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của chiến lược. Nó giúp định hướng content, đo lường và tối ưu hóa nguồn lực hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các mục tiêu nội dung phổ biến là:
- Tăng traffic tự nhiên từ Google bằng cách tối ưu hóa SEO. Từ đó giúp trang web tăng khả năng hiện trên trang kết quả tìm kiếm, kích thích sự quan tâm của khách hàng tiềm năng.
- Thu hút khách hàng tiềm năng với những nội dung chất lượng. Điều này giúp xây dựng lòng tin và thúc đẩy họ thực hiện hành động cụ thể (đăng ký, mua hàng, liên hệ,…).
- Tạo thương hiệu cá nhân/doanh nghiệp bằng những nội dung mang tính chuyên môn, hữu ích để nâng cao uy tín, tạo sự tin cậy.
- Tăng khả năng chuyển đổi với nội dung được thiết kế riêng để khuyến khích người dùng hành động như điền form, đặt hàng, tải tài liệu….
Khi xác định mục tiêu cần áp dụng mô hình SMART gồm:
|
Bước 2: Nghiên cứu đối tượng mục tiêu
Nội dung website chỉ hiệu quả khi đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn và hành vi của đối tượng mục tiêu. Nghiên cứu đối tượng độc giả giúp bạn tạo ra thông điệp phù hợp, tăng tỷ lệ tương tác và chuyển đổi tốt hơn. Khi thực hiện, bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Đối tượng độc giả chính của website là ai? Ví dụ: Người mới bắt đầu, chuyên gia, doanh nghiệp, khách hàng tiềm năng,… Bạn cần xác định độc giả của website để sản xuất nội dung phù hợp.
- Khách hàng mục tiêu đang quan tâm đến vấn đề gì? Họ có nhu cầu hay cần giải quyết vấn đề gì không? Điều này sẽ giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp với khách hàng.
- Họ đang ở giai đoạn nào trong hành trình khách hàng? Bạn cần biết được đối tượng mục tiêu đang ở giai đoạn nhận thức, cân nhắc hay đã ra quyết định để sản xuất nội dung tư vấn hay chuyển đổi cho phù hợp.
Bước 3: Nghiên cứu từ khóa và chủ đề nội dung
Nghiên cứu từ khóa và chủ đề là nền tảng để xây dựng nội dung chuẩn SEO, thu hút lượng truy cập tự nhiên từ công cụ tìm kiếm. Bạn có thể thực hiện như sau:
- Đầu tiên, sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, Keywordtoool.io để tìm từ khóa tiềm năng theo mục tiêu xác xác định.
- Sau đó, tổng hợp, phân loại và nhóm từ khóa theo các chủ đề riêng để dễ dàng triển khai nội dung theo cụm.
- Tiếp đến, chọn từ khóa chính và phụ để tối ưu SEO cho từng bài viết.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy trình nghiên cứu từ khóa SEO 5*3 của SEONGON. Đây là quy trình nghiên cứu, phân tích từ khóa với 5 bước được thực hiện 3 lần lặp lại để đảm bảo chọn được từ khóa phù hợp, có độ bao phủ tốt nhất.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch nội dung theo mô hình cụm chủ đề
Mô hình cụm chủ đề (Topic Cluster) là phương pháp tổ chức nội dung thành một hệ thống liên kết chặt chẽ, giúp tối ưu SEO và nâng cao trải nghiệm người dùng. Thay vì tạo ra các bài viết rời rạc, mô hình này tập trung vào việc xây dựng một chủ đề lớn (pillar page) và các bài viết con (cluster content) liên quan, từ đó hình thành mạng lưới thông tin chuyên sâu:
- Trang trụ cột (Pillar Page): Đây là trang chính, cung cấp cái nhìn toàn diện về chủ đề lớn. Các bài viết trong trang mang tính bao quát rộng lớn, chẳng hạn như “SEO là gì?”.
- Bài viết cụm (Cluster Content): Bao gồm các bài viết chuyên sâu và chi tiết từng khía cạnh nhỏ trong chủ đề chính. Các chủ đề bài viết nhỏ ví dụ: “SEO Onpage/Offpage”, “Technical SEO”,…
- Liên kết nội bộ (Internal Link): Đây là hệ thống liên kết giữa trang trụ cột và các bài viết cụm, giúp Google hiểu mối quan hệ giữa các nội dung trong website. Đồng thời, nó cũng giúp dẫn dắt người đọc đến nội dung liên quan trong trang hiệu quả.
Bước 5: Lập kế hoạch nội dung chi tiết
Lập kế hoạch nội dung chi tiết là bước chuyển từ ý tưởng sang hành động, giúp quản lý quy trình sản xuất nội dung hiệu quả, đảm bảo tính nhất quán và đúng tiến độ. Một kế hoạch tốt sẽ bao gồm đầy đủ thông tin sau:
- Tiêu đề bài viết: Đảm bảo rõ ràng, thu hút và chứa keyword chính.
- Từ khóa chính và phụ: Đảm bảo nội dung có cả từ khóa chính và phụ để tăng khả năng hiển thị trên nhiều truy vấn hơn.
- Loại nội dung: Chọn loại nội dung dựa trên mục tiêu và độc giả, ví dụ bài viết hướng dẫn, case study, bài viết chuyên sâu,….
- Định dạng nội dung: Xác định nội dung sẽ trình bày theo kiểu nào, ví dụ bài viết, infographic, video,…
- Ngày đăng và người phụ trách: Xác định thời gian đăng bài để theo lịch trình nhất quán và phân chia công việc phù hợp nhất để đảm bảo chất lượng nội dung.
Bước 6: Viết nội dung chuẩn SEO
Việc sáng tạo nội dung chuẩn SEO không chỉ giúp bài viết xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm mà còn đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất. Do đó, khi viết bài bạn cần đảm bảo các yếu tố tối ưu SEO và trải nghiệm người dùng tốt:
- Tối ưu Onpage SEO: SEO Onpage hỗ trợ nội dung thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm và người đọc. Các yếu tố cần lưu ý là:
- Tiêu đề: Nên chứa từ khóa chính, dài từ 50 – 60 ký tự, hấp dẫn, kích thích người dùng.
- Mô tả meta: Dài 120–160 ký tự, chứa từ khóa và thông điệp hấp dẫn.
- Thẻ heading: Chỉ sử dụng một thẻ H1 duy nhất cho tiêu đề bài viết, chia nhỏ nội dung bằng các thẻ H2, H3, H4,…
- Internal link: Dẫn dắt người đọc đến nội dung liên quan và phân phối sức mạnh SEO.
- Định dạng dễ đọc: Bài viết dễ đọc giúp giữ chân người dùng lâu hơn, cải thiện thời gian trên trang (Time on Page) và giảm tỷ lệ thoát (Bounce Rate). Bạn có thể sử dụng đoạn văn ngắn, dùng bullet points để làm nổi bật các ý quan trọng, chèn hình ảnh, biểu đồ, infographic hay in đậm, in nghiêng nội dung,….
- Cung cấp giá trị thực tế: Nội dung cần giải quyết vấn đề cụ thể và xây dựng niềm tin thông qua các case study, số liệu cụ thể để tăng độ tin cậy.
- Định hướng hành động (Call to Action – CTA): Thêm đầy đủ CTA vào nội dung để khuyến khích người đọc thực hiện hành động cụ thể như đăng ký, tải tài liệu, liên hệ tư vấn.
Theo đó, Google đánh giá cao nội dung có tính E-E-A-T (Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness). Do đó, cần cung cấp thông tin có tính chuyên môn được trích dẫn nguồn từ website uy tín và cập nhật thường xuyên.
Bước 7: Phân phối nội dung để tối ưu hiệu quả
Tạo ra nội dung chất lượng là một phần quan trọng, nhưng để nội dung đạt hiệu quả cao, bạn cần có chiến lược phân phối hợp lý. Các phương pháp giúp đưa nội dung đến với nhiều người hơn là:
- SEO: Giúp bài viết hiện trên Google khi người dùng search từ khóa liên quan. Bạn cần tối ưu từ khóa, meta description, hình ảnh và xây dựng hệ thống internal link để tăng khả năng xuất hiện trên Google.
- Mạng xã hội: Một số mạng xã hội giúp thu hút tương tác tốt là: Facebook, LinkedIn, TikTok, YouTube.
- Email Marketing: Bạn có thể lên kế hoạch gửi email định kỳ với nội dung cá nhân hóa kèm CTA rõ ràng để thu hút người đọc.
- Quảng cáo trả phí: Để đẩy mạnh hiệu quả phân phối nội dung, bạn có thể chạy quảng cáo trên Google Ads, Facebook Ads để tăng khả năng tiếp cận nhanh và tốt hơn.
Ngoài ra, thay vì chỉ đăng một lần, bạn có thể tái sử dụng nội dung theo nhiều định dạng khác nhau để tối ưu hiệu quả:
- Infographic: Chuyển nội dung bài viết thành hình ảnh trực quan, dễ chia sẻ trên Pinterest, Instagram.
- Video ngắn: Tóm tắt bài viết thành video 60 giây cho TikTok, YouTube Shorts, Instagram Reels.
- Chuỗi bài đăng mạng xã hội: Tách nội dung thành nhiều bài viết nhỏ để đăng dần trên Facebook, LinkedIn.
- Ebook hoặc PDF: Gom các bài viết liên quan lại thành tài liệu tải về miễn phí.
Bước 8: Đánh giá và tối ưu nội dung định kỳ
Việc đăng tải content chỉ là bước khởi đầu. Để nâng cao hiệu quả và duy trì nó, bạn cần đánh giá và tối ưu nội dung định kỳ. Qua đó giúp cải thiện thứ hạng SEO, nâng cao trải nghiệm người dùng (UX) và đáp ứng xu hướng mới. Bạn có thể sử dụng các công cụ như: Google Analytics, Google Search Console, Ahrefs, SEMrush,…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cập nhật nội dung sẽ giúp bài viết luôn mới mẻ và giữ được thứ hạng tốt trên Google. Một số cách làm mới nội dung như:
- Bổ sung thông tin mới
- Cập nhật số liệu thống kê mới nhất để tăng tính chính xác.
- Thêm ví dụ thực tế để nội dung thu hút hơn.
- Bổ sung câu hỏi thường gặp (FAQ) để tăng giá trị cho người đọc.
Trên đây là tổng hợp 3 mẫu kế hoạch nội dung website do SEONGON xây dựng và chia sẻ. Mỗi mẫu đều được trình bày và hướng dẫn chi tiết giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa và cách sử dụng hiệu quả. Hy vọng những thông tin và hướng dẫn trong bài sẽ hữu ích và giúp bạn ứng dụng tốt hơn trong quá trình làm việc.
Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng xây dựng nội dung chuẩn SEO, tham khảo ngay dịch vụ đào tạo Content SEO của SEONGON. Với phương pháp đào tạo thực chiến, SEONGON giúp bạn không chỉ hiểu rõ cách viết bài tối ưu mà còn biết cách lập kế hoạch nội dung bám sát chiến lược SEO tổng thể.
Liên hệ SEONGON ngay để nhận tư vấn chi tiết!