Trong tháng 11/2011, Google công bố cập nhât thuật toán giúp kết quả hiển thị mới nhất có thể. Google sử dụng từ Fresh để nói về vấn đề này, dịch theo nghĩa đen thì là “Kết quả tìm kiếm tươi mới” và chúng ta hiểu là những gì hiển thị khi người dùng tìm kiếm sẽ là những nội dung được cập nhật gần đây.
Vì dụ bạn search Kỳ họp Quốc Hội, Google sẽ trả về các nội dung cập nhật kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 13 chứ không phải khóa 1 2 nào đó.
Vậy việc này ảnh hưởng thế nào?
SEONGON có trao đổi với một Công ty làm SEO và đặt ra câu hỏi “Vậy đối với các site mà chỉ có chức năng giới thiệu về một công ty nào đó thì sao” ( Thường thì website giới thiệu ít khi update thông tin ). Câu trả lời là “Hãy xem lại chiến lược marketing online của công ty đó”. SEONGON đồng ý với ý kiến này.
Vậy trong cuộc chiến mới về độ “Fresh” của của website, các công ty sẽ bất lợi, ít nhất là cho đến khi họ nhận ra vấn đề.
Hãy xem ví dụ sau đây:
Tuy nhiên, SEONGON cảm thấy thực sự có vấn đề trong việc thay đổi này. Rõ ràng thông tin mới mẻ, cập nhật là rất tốt, nhưng có những thông tin mà “lịch sử” mới là quan trọng. Hoặc những thông tin mà mới chưa chắc đã tốt.
Ví dụ một bài review một thiết bị điện tử vào năm 2008 rất tốt, đến 2010 bị chê ỏng eo. Nếu bài viết năm 2008 biến mất, vô hình chung, chúng ta mất đi một góc nhìn.
SEONGON nghĩ tạm thời Google chưa xử lý nhưng sẽ để ý đến vấn đề này. Có lẽ việc “thông tin tươi mới nên áp dụng phạm vi hẹp theo một cách hoặc một môi trường nào đó ( như chức năng search mạng xã hội của Google chẳng hạn ).
Tương lai còn nhiều thay đổi, nhưng các công ty lười ngó nghiêng đến website của mình thì cũng nên cho họ out là hợp lý.