27 gợi ý SEO quan trọng 2017 cho người mới SEO (Checklist)
Chia sẻ bài viết

27 gợi ý SEO quan trọng 2017 cho người mới SEO (Checklist)

Chia sẻ bài viết

Tối ưu bộ máy tìm kiếm luôn là “phép thuật” với những người mới. Những yếu tố cho 1 chiến dịch SEO “xịn” thường không rõ ràng trong mắt người thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, một khi bạn hiểu được hoạt động cơ bản, bạn có thể:

  • Gia tăng đáng kể lưu lượng tìm kiếm tự nhiên
  • Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Chiếm nhiều vị trí top & tăng lợi nhuận

Mặc dù có những lời đồn thất thiệt, SEO không chết. 27 gợi ý về SEO sau đây của Ben Sailer sẽ có ích kể cả bạn là người SEO hay đã SEO lâu rồi.

Bài viết này cung cấp một sự hiểu biết cơ bản của những yếu tố cần thiết nhất để SEO thành công. Thêm vào, chúng ta sẽ có một bản liệt kê SEO Onpage giúp bạn gọt giũa tất cả những bài viết.

Bảng nội dung:

  • 5 gợi ý với nghiên cứu từ khóa
  • 2 gợi ý định dạng thẻ meta tối ưu
  • 7 gợi ý viết SEO để tạo ra nội dung tốt hơn
  • 4 gợi ý SEO ảnh
  • 2 gợi ý về internal link tránh Spam
  • 4 gợi ý SEO WordPress
  • 3 gợi ý đo lường SEO thành công
  • Tài nguyên thêm để học

Vì sao SEO quan trọng?

Bạn có nghe thấy những ý kiến “chán nản” rằng SEO là một công việc lỗi thời. Bạn có nghe thấy rằng SEO là không cần thiết vào năm 2016.

Tuy nhiên, điều này không phải là sự thật. SEO rất quan trọng. Các công cụ tìm kiếm phát triển liên tục để tìm ra các nội dung tốt hơn, nhưng cho dù bạn có nội dung tốt đến mấy, vẫn không thể dựa vào “may mắn” để có top cao hơn. Đó là lý do những gợi ý sau đây là có ích.

5 gợi ý về nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khoá là bước quan trọng đầu tiên khi thực hiện 1 chiến dịch SEO. Google cần chúng để hiểu những bài viết. Người đọc cần thấy chúng để biết họ đang đọc đúng nội dung mình cần. Mục đích của SEO là tạo ra nguồn tài nguyên khổng lồ trả lời cho những truy vấn tìm kiếm phổ biến.

Gợi ý 1: Lập kế hoạch từ khóa với công cụ của Google Adwords.

Google Keywords Planner là công cụ tin cậy cho việc tìm kiếm từ khóa, cho ta biết các từ khoá liên quan, lượng tìm kiếm cũng như mức độ cạnh tranh của quảng cáo tìm kiếm.

 

 

Gợi ý 2: Sử dụng Keywordtool.io để tìm từ khoá dài:

Công cụ này đôi khi còn tìm ra nhiều từ khoá hơn cả công cụ Keyword Planner của Google. Tuy nhiên để xem được nhiều từ khoá và lượng tìm kiếm. Bạn cần trả tiền. Cũng có thể dùng công cụ https://ubersuggest.io/, cái này miễn phí

Gợi ý 3: Sử dụng SEMRush để đo lường độ khó của từ khóa (Không có dữ liệu Việt Nam)

Nếu bạn có một tài khoản Moz trả phí, bạn sẽ biết được sự hữu ích của công cụ đo độ khó của từ khóa. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ khả năng trả tiền với Moz, hãy bắt đầu với SEMRush.

  1. Đăng nhập với một tài khoản SEMRush miễn phí
  2. Tìm Keyword Difficulty trong thanh điều hướng tay trái.
  3. Nhập từ khóa bạn bạn muốn kiểm tra (lên tới 10 từ mỗi lần).

 

sem-rush-keyword-difficulty-screenshot

 

Gợi ý thêm: Chọn từ khoá đúng sẽ giúp chiến dịch SEO hiệu quả. Nếu bạn mới viết bài, từ khóa mục tiêu sẽ ổn hơn nếu mức độ cạnh trang thấp (dưới 50%), dù cho chúng có ít tìm kiếm. Nếu bạn đã khá giỏi, thì bỏ qua mấy từ khoá ít hơn 1000 tìm kiếm/tháng

Gợi ý 4: Sử dụng Google Keyword Planner đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khoá

1. Bắt đầu với nghiên cứu từ khoá dựa trên một website:

 

adwords-search-keywords-based-on-website

 

2. Nhập một tên miền đối thủ hoặc URL trang đích để sử dụng cho những ý tưởng từ khóa

 

adwords-competitive-research-step-two

 

3. Bạn sẽ nhìn thấy các ý tưởng từ khóa mà đối thủ của bạn có thể SEO.

keyword-ideas-adwords-competitive-research1

Gợi ý 5: Sử dụng SEMRush để tìm những từ khóa top của đối thủ (Không áp dụng cho Việt Nam)

1. Đăng nhập tài khoản của và click vào Organic Research:

sem-rush-organic-research

2. Nhập một tên miền và xem xét thứ hạng của những từ khóa:

sem-rush-keyword-ranking-positions

Sử dụng quá trình này, bạn có thể tìm ra những từ khóa bạn không nghĩ tới.

bonus-tips-competitive-keyword-research

2 gợi ý tối ưu thẻ Meta

Thẻ meta là đoạn mã văn bản tồn tại trong website hoặc mã blog. Theo như Search Engine Watch:

Thẻ meta HTML là thẻ dữ liệu trang công khai nằm giữa thẻ mở và đóng Head, trong đoạn mã HTML của một tài liệu. Văn bản trong thẻ đó không được hiện thị, nhưng nó nói với trình duyệt web (hoặc dịch vụ web khác) thông tin đặc trưng của trang. Đơn giản, nó “giải thích” trang đó trình duyệt web có thể hiểu được.

Có 2 loại thẻ meta bạn cần tùy biến cho tất cả những bài viết trên blog của bạn. Chúng là thẻ title và thẻ description meta.

Thẻ title hiển thị cho cả người đọc và máy tìm kiếm về trang web. Trong khi đó, thẻ meta description cung cấp cho người đọc thêm thông tin về trang của bạn khi họ search Google.

Đây là cái chúng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm:

title-tag-meta-description-example

Gợi ý 6: Chắc chắn rằng bạn viết thẻ title tốt

Có 3 yếu tố cơ bản (thêm một lựa chọn) để viết một thẻ title chất lượng:

  • Chúng không dài quá 512 pixels chiều dài (xấp xỉ 50 tới 55 kí tự). Google sẽ cắt phần thừa.
  • Chúng bao gồm từ khóa chính của bài viết.
  • Chúng nên bao gồm vài con số, có thể là giá, để người dùng chú ý
  • Thêm nữa, bạn có thể thêm tên blog của bạn hoặc tên công ty ở cuối trang. Điều này có thể củng cố thương hiệu của bạn

Gợi ý 7: Chắc chắn bạn biết viết những thẻ description tốt

Thẻ Description mô tả kỹ hơn nội dung, cho người đọc một lý do để click vào kết quả tìm kiếm. Hãy viết như thể bạn đang quảng cáo cho bài viết của bạn.

Đây là một vài kĩ thuật quan trọng khi viết meta description:

  • Chúng không nên dài quá 156 kí tự. Một lần nữa, Google sẽ cắt phần thừa hơn độ đài đó.
  • Tuy nhiên, chúng nên đủ dài để cung cấp một mô tả hữu ích cho bài viết của bạn.
  • Chúng nên bao gồm từ khóa cơ bản.

Gợi ý thêm: muốn xem trước thẻ title và meta description trước khi được xuất bản? Sử dụng các công cụ các công cụ miễn phí sau:

  • Portent’s SERP Preview Tool
  • Moz Title Tag Preview Tool
  • Content Forest SERP Preview Tool

content-forest-serp-preview-tool-screenshot

7 gợi ý để tạo ra nội dung tốt hơn

Bạn chắc chắn đã nghe câu nói “Nội dung là vua”.

Câu nói này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần không đếm được. Tuy nhiên, quan điểm sau của câu nói này có vẻ đúng. Bạn không thể có một chiến dịch SEO mà không có nội dung chất lượng. Các gợi ý sau giúp bạn không trở thành spam trong mắt Google

Gợi ý 8: Bao gồm từ khóa chính ở đúng vị trí

Nó quan trọng để đảm từ khóa chính xuất hiện trong một vài nơi khác nhau trong bài viết. Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất của SEO Onpage.

primary-keyword-best-locations

Gợi ý thêm: Nhớ rằng, mỗi bài viết blog bạn xuất bản chỉ cần hướng vào một từ khóa chính.

Gợi ý 9: Sử dụng từ khóa dài trong bài viết của bạn

Từ khóa dài là sự biển đổi dài hơn của từ khóa chính.

Ví dụ, nếu từ khóa cơ bản là “content marketing”, một vài từ khoá biến đổi dài có thể bao gồm:

  • Content marketing ideas for solo bloggers
  • Content marketing típ for small businesses
  • Software solutions for content marketing success

Gợi ý 10: Hiểu về “Latent Semantic Indexing”

Latent Semantic Indexing chỉ ra cách mà Google tìm kiếm chủ đề liên quan trên trang web. Theo như chuyên gia SEO lâu năm Bruce Clay:

Trong việc lập chỉ mục ngữ nghĩa, Google sắp xếp các trang theo tần số của các từ và cụm từ khóa được kết nội với nhau thay cho tần số của những từ đơn lẻ. Nội dung văn bản của bạn nên bao gồm cả từ khóa chính và cụm từ, nội dung không bao giờ chỉ tập trung duy nhất vào từ khóa và cụm từ đó. Nếu sử dụng quá nhiều từ khoá và cụm từ, có khả năng Google xem xét trang đó như việc lạm dụng tối ưu hóa và có hình phạt hoặc kéo tụt thứ hạng.

Như vậy, bạn nên sử dụng từ đồng nghĩa hoặc sự đa dạng trong cách diễn đạt của từ  khóa cơ bản. Đừng chỉ lặp đi lặp lại những từ khóa. Điều này sẽ như việc dư thừa hoặc spam cho cả người đọc và Google.

Gợi ý 11: Viết cho người đọc trước, cho Google sau.

Khi viết, đừng nghĩ tới Google, hãy luôn luôn viết nội dung nhắm tới những người đọc tiềm năng. Nếu một thứ gì đó quá máy móc và chỉ tập trung cho SEO, người đọc sẽ không thích.

Đừng cố gắn từ khoá trong bài viết, hãy mở rộng chúng một cách tự nhiên.

 

Gợi ý thêm: Nếu bạn phải thỏa hiệp giữa viết sáng tạo và SEO, hãy học sự sáng tạo. Nội dung của bạn cần được tối ưu cho SEO, tuy nhiên, không ai muốn đọc nội dung nhàm chán.

Gợi ý 12: Nội dung cần rõ ràng, không “ăn cắp”

Bài viết blog toàn diện của bạn cần đủ dài để diễn đạt một chủ đề.

Nghiên cứu chỉ ra rằng bài viết blog xếp hạng tốt nhất cần ít nhất 1500 từ. Nghiên cứu khác từ Neil Patel đòi hỏi 3000 từ. Những nghiên cứu này nói cho chúng ta biết hai điều:

1. Google muốn những người sử dụng có một trải nghiệm tuyệt vời.

Điều đó có nghĩa bạn sẽ cần giúp họ tìm thấy thông tin chính xác nhanh chóng.

Với lý do này, Google thích xếp hạng nội dung mà trả lời chủ đề của người sử dụng. Lý tưởng, họ muốn nội dung của bạn nói cho họ biết tất cả mọi thứ họ cần mà không cần phải kiểm tra danh sách kết quả tìm kiếm khác (điều làm giảm việc sự dụng và tạo ra một trải nghiệm yếu kém hơn).

2. Tạo ra một số lượng hợp lý các từ để bao trùm phần lớn chủ để (trong khoàng 1500 tới 3000 từ, hoặc nhiều hơn).

Điều này không có nghĩa bạn cần nhồi nhét thông tin của bạn để đạt số lượng từ cao nhất. Điều này sẽ không giúp bạn tạo ra nội dung hữu ích hoặc thứ hạng cao trong cỗ máy tìm kiếm. Làm những thay thế sau:

how-to-create-comprehensive-content

Gợi ý 13: Hiểu tầm quan trọng của nội dung “độc” trong SEO.

Chuyên gia SEO đã nói với mọi người về việc tạo ra nội dung “độc nhất” lâu nay. Tuy nhiên, họ không hoàn toàn làm điều đó.

Khi nói đến Content Marketing & SEO, nội dung duy nhất (độc nhất) nghĩa là:

  • Bao gồm những bài viết dài không trùng với bất kỳ bài nào trên internet.
  • Bao gồm tài liệu, loại nội dung (ảnh, video …) mà các bài viết cùng chủ đề khác không có.
  • Bao gồm kiến thức hoặc chuyên môn không hề dễ bắt chước.

Một vài cách đảm bảo thông tin của bạn là duy nhất:

  • Sử dụng CopyScape đảm bảo bài viết của bạn sẽ không bị tính là copy với bất cứ bài nào khác.
  • Xem trước bài viết đối thủ đang ở top 10 cho những từ khóa của bạn. Phát hiện các thông tin thiếu xót trong những bài viết đó và bổ sung vào bài của bạn.
  • Thêm nhiều loại thông tin vào bài viết của bạn mà người khác không có: videos, inforgraphics, thư viện ảnh, download PDF…
  • Nếu bạn có một nghiên cứu riêng, hãy đưa vào trong bài viết. Người đọc và Google sẽ thích các nghiên cứu của bạn, bởi vì nó cung cấp giá trị duy nhất mà người khác có. Điều đó làm nội dung giá trị hơn, thu hút backlink và xây dựng blog của bạn như một người có uy tín.

Gợi ý thêm vào: Bài viết tỉ mỉ này về nội dung duy nhất (một đối tác Content marketing và SEO đáng tôn trọng tại London). Được xuất bản lại vào năm 2013, nó vẫn đúng trong ngày hôm nay. Ngoài ra nó là một ví dụ kinh điển của bài viết blog toàn diện.

Gợi ý 14: sử dụng chính xác thẻ H1 – H6.

Sử dụng chính xác thẻ heading làm những bài viết dễ đọc hơn. Ngoài ra nó khiến Google dễ dàng hiểu và chú dẫn thông tin.

Bạn có thế tìm điều chỉnh heading trong WordPress:

wordpress-heading-controls

Chú ý quan trọng: Mỗi bài viết và trang nên bao gồm chỉ 1 thẻ H1. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nhiều tiêu đề H2 – H6 thích hợp. Xem xét sử dụng H2 cho tiêu đề nhỏ, H3 cho các điểm nhấn dưới các tiêu đề nhỏ đó. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra những bài viết có cấu trúc tốt mà người đọc và Google có thể hiểu dễ dàng.

4 gợi ý SEO hình ảnh

Google không thể “nhìn thấy” bức ảnh của bạn để quyết định nội dung. Thay thế, họ sử dụng một số những điểm dữ liệu khác để hiểu bức ảnh của bạn.

Gợi ý 15: bao gồm từ khóa trong tên tập tin ảnh

Tên tập tin là yếu tố quan trọng mà bộ máy tìm kiếm cần để hiểu chính xác nội dung bức ảnh. Làm theo các dưỡng dẫn sau:

  • Tách rời từ trong tệp tin ảnh với – (gạch ngang) mà không phải _ (gạch dưới).
  • Bao gồm cụm từ khóa chính cơ bản trong một bức ảnh trên bài viết (lý tưởng, một bức ảnh đầu bài).

Đây là một tên tập tin bức ảnh tốt

Super- awesome-keyword.jpg

Even-better-keyword.png

The-best-keyword-yet.jpg

Điều này giúp bạn xếp hạng trong tìm kiếm ảnh. Ngoài ra nó giúp hỗ trợ tăng nhận diện từ khoá SEO của bài viết blog.

Gợi ý thêm: sử dụng tập tin .jpg và .png cho bài viết blog của bạn.

Gợi ý 16: Tránh sử dụng thẻ title ảnh

Bạn chú ý, WordPress sử dụng title ảnh theo mặc định.

Tuy nhiên, có một vài tranh cãi xung quanh việc chúng có thật sự hữu ích cho SEO. Bạn đã mô tả ảnh bằng dòng mô tả và thẻ alt, người đọc và Google có đủ thông tin để hiểu bức ảnh. Vì vậy thẻ Title không giúp ích nhiều, và nó có thể làm bạn giống như đang spam từ khoá trong bài.

Gợi ý 17: học các viết thẻ ALT

Alt cung cấp thông tin khác nhau về mô tả một nội dung bức ảnh.

Bạn dễ dàng biên soạn thẻalt trong WordPress:

alt-text-vs-title-tag-screenshot

Alt text quan trọng bởi 2 lý do:

  • Google sử dụng nó để hiểu những bức ảnh.
  • Nếu một người lướt web không thể load một bức ảnh vì một lý do nào đó, alt text giúp người sử dụng hiểu cái mà bức ảnh nên làm.

how-to-write-image-alt-text

Gợi ý 18: Upload bức ảnh với kích thước mong muốn

Bloger thường upload ảnh có kích thước lớn lên WordPress, và sau đó căn chỉnh kích thước hiển thị với CMS.

Tuy nhiên, điều này làm giảm đốc độ load trang bởi vì nó bắt WordPress điều chỉnh kích thước bức ảnh khi cố gắng load trang.

Ví dụ, độ rộng cột của blog CoSchedule là 770 pixels. Do đó, chúng ta upload bức ảnh ở 770 pixels chiều rộng (hoặc ít hơn).

Nếu bạn muốn tìm kích thước chiều rộng cột thực của blog, sử dụng Page Ruler Extension trên Chrome. Nó sẽ đo pixels dễ dàng.

page-ruler-extension-screenshot

Gợi ý thêm: Nếu bạn có một số lượng lớn các bức ảnh quá cỡ trên blog của bạn, nó làm mất thời gian đáng giá của bạn trong việc căn chỉnh lại kích thước. Đơn giản hãy ghi nhớ chúng. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này sau

Google sử dụng các liên kết để quyết định mối quan hệ giữa trang và website khác nhau. Điều này giải thích tầm quan trọng của những backlink từ những trang chất lượng cao để cải thiện SEO. Ngoài ra nó đảm bảo các trang liên quan và bài viết trên trang của bạn được liên kết.

Tuy nhiên, lạm dụng tối ưu hóa các  Internal link có thế làm bạn lo lắng vì “dính” spam.

Gợi ý này đòi hỏi một vài giải thích về những link follow và nofollow

  • Một link không chứa thẻ rel=nofollow, nghĩa là bot Google được phép “đi theo” link đó sang trang tiếp theo. Nó giống như việc bạn nói với Google rằng “trang mà chúng tôi đang liên kết là quan trọng”. Điều này tác động trực tiếp tới xếp hạng trên Google.
  • Nofollow không cho phép bot Google đi qua link đó nên nó sẽ không đếm số link nofollow khi tính toán thứ hạng của Google.

Google không muốn người làm SEO cố tình tạo backlink chỉ vì mục đích SEO. Việc đó làm rác internet.

Để chống lại điều này, Google đã đưa ra một cảnh báo tới các blogger, cần tạo ra một hộp tác giả và đặt nofollow. Tác giả ở đây được hiểu là những người viết bài trên website của bạn. Việc đặt nofollow sẽ loại trừ tình huống họ đóng góp bài viết chỉ vì … backlink.

Gợi ý thêm: xem xét việc sự dụng Gravatar để thực hiện hộp tiểu sử trên blog của bạn. Không những siêu thuận tiện và tích hợp tốt với WordPress, nó tự động đặt một thẻ nofollow tới tất cả các liên kết. Đây là giải pháp chúng ta sử dụng cho hợp lý lịch tác giả trên blog CoShedule.

Google sử dụng anchor text để giúp họ hiểu mối quan hệ giữa các trang liên kết. Ví dụ, nếu ahchor text của bạn là “burrito recipes”, Google có thể luận ra rằng trang bạn đang liên kết chắc chắn liên quan tới “burritos recipes”. Tuy nhiên không nên “tối ưu thái quá” anchor text, còn nhiều yếu tố khác quan trọng, ví dụ như uy tín của Page mà bạn đặt link.

Đây là lý do:

  • Google sử dụng Backlink để quyết định tầm quan trọng của một trang web. Nhiều backlink từ các trang chất lượng cao cho một bài viết có tính xác thực hơn với Google.
  • Những Backlink với anchor text liên quan tới từ khóa mục tiêu trong bài viết củng cố tính xác thực với những từ khóa đó.
  • Do đó, xây dựng nhiều backlink với các anchor text liên quan tới một bài viết sẽ cải thiện thứ hạng trên Google.
  • Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận và không nên sử dụng anchor text chính xác quá nhiều (anchor text là từ khoá).

Nếu bạn đặt một backlink (thậm chí là nhiều Backlink) từ trang burrito recipes tới trang catering, rồi bạn sử dụng anchor text chính xác là “burrito catering services”, điều này có thể được xem xét như SPAM.

Trước đây, việc này khá hiệu quả, cho tới khi Google hiểu rằng những anchor text giống hệt từ khoá, lặp đi lặp lại nhiều lần, cho biết chủ trang web chỉ đang cố tạo ra trang web cho Google xem, mà không phải cho người dùng.

Thay vì dùng anchor text một cách nghèo nàn, hãy chọn như sau:

1. Sử dụng 1 câu dài hơn, chữa từ khoá

2. Sử dụng tên thương hiệu hoặc danh từ thích hợp trong anchortext.

Ghi nhớ 2 điểm này, và bạn sẽ có internal link tuyệt vời.

Thêm 4 gợi ý SEO WordPress

WordPress là nền tảng web được đa số Blogger sử dụng. Làm theo các gợi ý sau để trang WordPress của bạn tối ưu cho SEO

Gợi ý 21: sử dụng Plugin Yoast

Đây là một vài điều Yoast có thể làm:

  • Dễ dàng tùy biến thẻ title và meta description.
  • Theo dõi số lần bạn đề cập từ khóa cơ bản trong bài viết.
  • Đáng giá bài viết theo Flesch Reading Ease Readability Formula.

yoast-screenshot

Download Yoast tại đây. Sau đó, xem video bên dưới để học cách sử dụng chỉ trong 30 phút:

Gợi ý 22: Sử dụng một Theme WordPress tối ưu mobile

Lưu lượng truy cập web qua mobile đang chiếm ưu thế so với PC hay Laptop. Đó là lý do Google ưu tiên trang tối ưu mobile khi tính toán kết quả tìm kiếm mobile.

Cách dễ nhất là sử dụng theme WordPress tối ưu mobile. Bạn lên Google là tìm được cả tá theme tốt cho Mobile

Cảnh báo: Theo hướng dẫn của WordPress khi thay đổi theme, đề phòng một vài chức năng và nội dụng có thể không xuất hiện, bị mất ..

Gợi ý 23: Sử dụng URL trang thân thiện

Google sử dụng từ khóa trong URLs để đọc nội dung trang của bạn.

Tuy nhiên, WordPress sử dụng URL không tối ưu:

www.RandomBlog.com/blog/?8973834

URL của bạn, ít nhất nên giống thế này:

www.RandomBlog.com/blog/awesome-keyword

Bạn có thể tham khảo thêm Plugin làm cho URL WordPress thân thiện với tiếng Việt

Liên kết gãy sẽ dẫn tới những vấn đề không cần thiết cho SEO. Tuy nhiên, chúng tạo ra một trải nghiệm tệ cho người đọc. Điều đó có thể làm người đọc bỏ đi khi gặp trang 404 (trang báo lỗi không tồn tại)

Bạn có thể dùng Broken Link Checker plugin dễ dàng nhận ra link gãy.

3 gợi ý đo lường SEO thành công

Trong quá trình làm SEO, các thay đổi cần được đánh giá xem có tạo ra tín hiệu tốt nào không, bạn cần biết đọc số liệu thống kê.

Gợi ý 25: Đảm bảo bạn sử dụng Google Analytics

Google Analytics là một trong những công cụ tốt nhất cho việc đo lường thành công SEO. Nếu bạn chỉ mới cài đặt, xem xét việc cài đặt New Google Analytics User Starter Bundle từ Google. Nó được đóng gói đầy đủ với những chỉ dẫn để theo dõi hiệu năng SEO (và nhiều hơn) với chỉ 1 công sức nhỏ nhất.

new-google-analytics-user-starter-bundle-screenshot

 

Gợi ý 26: Theo dõi số liệu thống kê cần thiết

Khi nói tới SEO, chúng ta hay tập trung vào top từ khoá.

Tuy nhiên, thứ hạng không phải là KPI mạnh nhất (key performance indicator). Điều này chỉ phần nào, bởi thứ hạng từ khoá thay đổi liên tục, với từng người tìm.

Bên cạnh top, bạn cần tập trung vào đọc dữ liệu traffic, tỷ lệ chuyển đổi (mua hàng), và lợi nhuận.

seo-metrics-to-monitor

 

Gợi ý 27: Sử dụng một nền tảng phần mềm SEO

Có vẻ khá đắt với các tool trả phí hàng tháng, nhưng chúng rất hữu dụng.

Bạn có thể:

  • Theo dõi sự thay đổi xếp hạng từ khóa trong suốt quá trình.
  • Thực hiện chi tiết nghiên cứu đối thủ
  • Giám sát thu nhập backlink
  • Phân tích nội dung của bạn

Đây là một số lựa chọn phổ biến cần xem xét:

  • Moz (phù hợp cho tất cả các cấp bậc)
  • Raven Tools (phù hợp cho tất cả các cấp bậc)
  • Conductor (giải pháp doanh nghiệp nâng cao)
  • BrightEdge (giải pháp cho doanh nghiệp nâng cao)

moz-pro-home-page-screenshot

 

Đó là rất nhiều gợi ý SEO (Và chúng ta mới chỉ bắt đầu)

SEO là một môn học sâu rộng. Nó bao chùm một phạm vi lớn những kế sách, chiến lược và thực hành tốt nhất.

Không thể viết tất tật trong một bài viết. Thực sự, bạn mới chỉ xuất phát, không thể chốc lát lĩnh hội tất cả mọi thứ. Chúng ta đang chạm tới những yếu tố cơ bản mà hầu hết người làm SEO cần biết, nâng cao hơn, có một số tài nguyên bạn cần biết:

Tài nguyên thêm để học

Moz’s Beginner’s Guide To SEO:

The Art Of SEO

58 Resources To Help You Learn and Master SEO

Inbound.org

Thực hiện bởi: SEONGON – Google Marketing Agency

Tác giả

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết về S.E.O

Bình luận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
9 Các bình luận khác
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Linh
Linh
8 năm trước

Cảm ơn bài viết của anh, em đã đọc hết tuy nhiên cách trình bày của web em thấy chưa tốt, màu chữ mờ, size chữ bé rất khó đọc, chưa kể bài viết trình bày cũng chưa đẹp mắt.Hi

Mai Xuân Đạt
8 năm trước
Trả lời  Linh

thank em góp ý. Anh cũng chưa ưng lắm mà sửa dần dần : D

Nha Vuong
Nha Vuong
7 năm trước

Đang mày mò, gặp bài viết này thấy được chỉ đường, dẫn lối! Thanks!

Mai Xuân Đạt
7 năm trước
Trả lời  Nha Vuong

cảm ơn bạn đã thích bài dịch 🙂

Maxman
Maxman
7 năm trước

Tôi có 1 website được làm cách đây khoảng gần 2 năm, có một vài từ khóa ngắn lên top 1 Google nhưng càng ngày càng tụt top không hiểu vì sao, nhưng sau khi đọc bài viết này thì tôi thấy làm seo là phải update kiến thức liên tục, liên tục để áp dụng vào SEO nếu không thì sẽ ngủ quên trên chiến thắng. Đọc xong bài này tôi thấy tôi lạc hậu vài năm rồi…

Iron man
Iron man
7 năm trước

Thanks Đạt nhiều ! Trong thời điểm seo trở nên khó khăn đối với nhiều seoer (kể cả seoer có kinh nghiệm) bài viết này thật sự có ích. Ai yêu seo hãy vững tin là làm seo vẫn sống được nhé !

Quang Trần
Quang Trần
6 năm trước

Bài viết quá tâm huyết và chuyên nghiệp. Xin cám ơn anh Đạt thật nhiều!

Mai Xuân Đạt
6 năm trước
Trả lời  Quang Trần

Cảm ơn em, đây là bài anh dịch 🙂

nac96 axing
nac96 axing
6 năm trước

cảm ơn bạn, tiếc là bogspot thì không thể áp dụng hết tất cả những gợi ý trên

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, với kinh nghiệm triển khai thành công hàng nghìn chiến dịch quảng cáo chuyển đổi,
SEONGON tự tin có thể giúp bạn tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa với hoạt động quảng cáo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN